Top 5 Đề thi Giữa kì 1 Vật lí 8 có đáp án Chạm vào số sao để đánh giá.
Đề thi Giữa kì 1 Vật lí 8 có đáp án (Đề 1)
-
263 lượt thi
-
16 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một chiếc xe buýt đang chạy từ Nha Trang về Ninh Hòa, nếu ta nói chiếc xe buýt đang chuyển động thì vật làm mốc là:
Một chiếc xe buýt đang chạy từ Nha Trang về Ninh Hòa, nếu ta nói chiếc xe buýt đang chuyển động thì vật làm mốc là cây cối ven đường.
Chọn đáp án C.
Câu 2:
Trong các chuyển động sau đây, chuyển động đều là:
Chuyển động của đầu kim đồng hồ là chuyển động đều.
Chọn đáp án B.
Câu 3:
Bạn An đi xe đạp từ nhà tới trường với vận tốc 3km/h. Điều đó cho biết:
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
Như vậy, bạn An đi xe đạp từ nhà tới trường với vận tốc 3 km/h nghĩa là trong mỗi giờ bạn An đi được 3 km.
Chọn đáp án C.
Câu 4:
Bình đi tới trường với vận tốc 4km/h, thời gian để Bình đi từ nhà tới trường là 15 phút. Khoảng cách từ nhà Bình tới trường là:
Tóm tắt:
\(v = 4km/h\)
\(t = 15{\rm{ phut = 0,25 h}}\)
\(s = ?\)
Lời giải:
Khoảng cách từ nhà Bình tới trường là:
\(s = v.t = 4.0,25 = 1(km) = 1000(m)\)
Chọn đáp án A.
Câu 5:
Một chiếc thuyền chuyển động trên sông, câu nhận xét không đúng là
Một chiếc thuyền chuyển động trên sông thì nó đứng yên so với người lái thuyền và chuyển động so với bờ sông, cây cối trên bờ.
Chọn đáp án A.
Câu 6:
Một xe ô tô đang đứng yên bỗng chuyển động đột ngột, hành khách trên xe sẽ:
Một xe ô tô đang đứng yên bỗng chuyển động đột ngột, hành khách trên xe sẽ ngã về phía sau do có quán tính.
Chọn đáp án C.
Câu 7:
Khi có lực tác dụng, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có:
Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính.
Chọn đáp án B.
Câu 8:
Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng lực:
Ta đã biết: Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì nó chịu tác dụng của trọng lực, lực ma sát và lực kéo.
Trong đó:
- Trọng lực có phương vuông góc với mặt bị ép.
- Lực ma sát và lực lực kéo có phương song song với mặt bị ép.
Vậy khi đoàn tàu chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng trọng lực của tàu.
Chọn đáp án B.
Câu 9:
Câu có nội dung liên quan đến lực ma sát là: Nước chảy đá mòn.
Câu này đề cập tới lực ma sát trượt giữa đá và nước. Lực này duy trì trong thời gian dài sẽ làm đá biến dạng và mòn đi.
Chọn đáp án C.
Câu 10:
Trong các cách sau, cách tăng được áp suất nhiều nhất:
Áp suất được tính bằng công thức: \(p = \frac{F}{S}\)
\( \Rightarrow \) Để tăng áp suất nhiều nhất ta đồng thời tăng áp lực F và giảm diện tích bị ép S.
Chọn đáp án A.
Câu 11:
Bạn Hà nặng 45kg đứng thẳng hai chân trên mặt sàn lớp học, biết diện tích tiếp xúc với mặt sàn của hai bàn chân là 0,010m2. Áp suất mà bạn Hà tác dụng lên mặt sàn là:
Tóm tắt:
\(m = 45kg\)
\(S = 0,010{m^2}\)
\(p = ?\)
Lời giải:
Lực mà bạn Hà tác dụng lên mặt sàn là:
\(P = 10m = 10.45 = 450(N)\)
Áp suất mà bạn Hà tác dụng lên mặt sàn là:
\(p = \frac{P}{S} = \frac{{450}}{{0,010}} = 45000(N/{m^2})\)
Chọn đáp án A.
Câu 12:
Vật thứ nhất có khối lượng 1 kg, vật thứ hai có khối lượng 0,5 kg. Hãy so sánh áp suất p1 và p2 của hai vật trên mặt sàn nằm ngang.
Áp suất được tính bằng công thức: \(p = \frac{F}{S}\)
Để tính được áp suất của hai vật ta cần biết áp lực và diện tích bị ép.
Theo đề bài ta mới chỉ xác định được áp lực tác dụng lên hai vật mà chưa xác định được diện tích bị ép của mỗi vật.
\( \Rightarrow \)Chưa đủ dữ liệu để so sánh áp lực của hai vật.
Chọn đáp án D.
Câu 13:
a) Thế nào là chuyển động đều, chuyển động không đều? Cho ví dụ minh họa. Độ lớn của vận tốc cho biết điều gì?
b) Bạn Hưng đạp xe lên dốc dài 100m với vận tốc 2m/s, sau đó xuống dốc dài 140m hết 30s. Tính vận tốc trung bình của bạn Hưng trên đoạn xuống dốc và cả đoạn đường?
a)
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian.
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
- Ví dụ minh họa:
+ Chuyển động của con lắc đồng hồ là chuyển động đều.
+ Chuyển động của đầu kim đồng hồ là chuyển động đều.
+ Chuyển động của ô tô khi khởi hành là chuyển động không đều.
+ Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga là chuyển động không đều.
+ Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc là chuyển động không đều.
- Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong một đơn vị thời gian.
b)
Tóm tắt:
\({s_1} = 100m\)
\({v_1} = 2m/s\)
\({s_2} = 140m\)
\({t_2} = 30s\)
\({v_2} = ?\)
\({v_{tb}} = ?\)
Lời giải:
Vận tốc trung bình của bạn Hưng trên đoạn xuống dốc là:
\({v_2} = \frac{{{s_2}}}{{{t_2}}} = \frac{{140}}{{30}} = \frac{{14}}{3}(m/s)\)
Thời gian bạn Hưng đạp xe lên dốc là: \({t_1} = \frac{{{s_1}}}{{{v_1}}} = \frac{{100}}{2} = 50(s)\)
Vận tốc trung bình của Hưng trên cả đoạn đường dốc là:
\({v_{tb}} = \frac{s}{t} = \frac{{{s_1} + {s_2}}}{{{t_1} + {t_2}}} = \frac{{100 + 140}}{{50 + 30}} = 3(m/s)\)
Vậy vận tốc trung bình của bạn Hưng trên đoạn xuống dốc là \(\frac{{14}}{3}m/s\) và trên cả đoạn đường là 3 m/s.
Câu 14:
a) Kể các lực tác dụng lên ô tô. Các lực tác dụng lên xe theo phương ngang có đặc điểm gì ? (1,5 điểm).
b) Tính vận tốc của ô tô trên quãng đường đó.
a)
- Khi ô tô đang chuyển động thẳng đều trên đường nằm ngang thì các lực tác dụng lên ô tô là: trọng lực, lực phát động, lực cản và lực đỡ của mặt đường.
- Các lực tác dụng lên xe theo phương ngang là lực phát động và lực cản. Do ô tô đang chuyển động thẳng đều nên hai lực này cân bằng nhau.
b)
Đổi 6 phút = 0,1 giờ.
Vận tốc của xe ô tô trên quãng đường đó là:
\(v = \frac{s}{t} = \frac{{0,5}}{{0,1}} = 5(km/h)\)
Vậy ô tô chuyển động thẳng đều trên đoạn đường nằm ngang với vận tốc 5 km/h.
Câu 15:
a) Áp lực là gì? Cho ví dụ minh họa.
b) Một con báo đang đuổi riết một con linh dương. Khi báo chuẩn bị vồ mồi thì linh dương nhảy tạt sang một bên và thế là trốn thoát. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp thoát hiểm này.
a)
- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- Ví dụ minh họa:
+ Dùng ngón tay tác dụng lực ép vuông góc lên đầu vòi bình xịt dung dịch sát khuẩn. Lực ép này chính là áp lực.
+ Khi ta đóng đinh vào tường, lực của búa tác dụng lên đầu đinh và lực của mũi đinh tác dụng lên tường là áp lực.
b)
Ta đã biết:
- Khi có lực tác dụng, mọi vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có quán tính.
Trong trường hợp một con báo đang đuổi riết một con linh dương. Khi báo chuẩn bị vồ mồi thì linh dương nhảy tạt sang một bên và thế là trốn thoát. Cơ sở khoa học của biện pháp thoát hiểm này là dựa vào chuyển động theo quán tính. Lúc đầu, cả báo và linh dương đều đang chuyển động về phía trước, khi linh dương đột ngột tạt sang một bên do quán tính con báo vẫn chuyển động theo hướng cũ và không kịp đổi hướng theo linh dương, nhờ đó mà linh dương trốn thoát.
Câu 16:
Khi muỗi chích người, vòi hút của muỗi tác dụng lên da người một áp lực khoảng F = 10-6N, diện tích ở đầu vòi hút của muỗi khoảng 10-15m2. Em hãy tính áp suất do muỗi tác dụng lên da người khi đó.
Tóm tắt:
F = 10-6 N
S = 10-15m2
p = ?
Lời giải:
Áp suất do muỗi tác dụng lên da người khi đó là:
\(p = \frac{F}{S} = \frac{{{{10}^{ - 6}}}}{{{{10}^{ - 15}}}} = {10^9}(N/{m^2}) = {10^9}(Pa)\)
Vậy khi chích người, muỗi tác dụng lên da người một áp suất là \({10^9}Pa\).