Được biết đến là một nguyên tố vi lượng quan trọng cho sự phát triển của cơ thể, kẽm tham gia vào nhiều phản ứng sinh học tất yếu, giúp cơ thể tồn tại và phát triển. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết rõ hơn về vai trò của kẽm.
Kẽm là gì?
Top 10 thực phẩm giàu kẽm tốt cho trẻ biếng ăn
Kẽm, một chất dinh dưỡng có khắp cơ thể, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và chức năng trao đổi chất. Kẽm cũng có vai trò rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương và khứu giác.
Với một chế độ ăn uống đa dạng, cơ thể thường được cung cấp đủ kẽm. Nguồn thực phẩm cung cấp kẽm bao gồm thịt gà, thịt đỏ và ngũ cốc ăn sáng tăng cường.
Mọi người sử dụng kẽm đường uống để giúp điều trị cảm lạnh, nhưng nó có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc và gây ra tác dụng phụ.
Lượng kẽm được khuyến nghị hàng ngày là 8 mg đối với phụ nữ và 11 mg đối với nam giới trưởng thành.
Công dụng và cách dùng kẽm
Các nghiên cứu về sử dụng kẽm đối với các tình trạng cụ thể cho thấy kẽm có hiệu quả với các trường hợp:
Thiếu kẽm. Những người có lượng kẽm thấp cần phải bổ sung kẽm.
Cảm lạnh. Bằng chứng cho thấy nếu uống viên ngậm hoặc xi-rô kẽm trong vòng 24 giờ sau khi các triệu chứng cảm lạnh bắt đầu, có thể giúp rút ngắn thời gian bị cảm lạnh.
Kẽm giúp làm giảm các triệu chứng cảm lạnhNguồn: Webmd
Chữa lành vết thương. Những người bị loét da và có lượng kẽm thấp cần bổ sung kẽm qua đường uống.
Bệnh tiêu chảy. Uống bổ sung kẽm có thể làm giảm các triệu chứng tiêu chảy ở trẻ em có hàm lượng kẽm thấp, chẳng hạn như suy dinh dưỡng. Chưa có đủ bằng chứng để khuyến nghị sử dụng kẽm đường uống cho trẻ em bị tiêu chảy có chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng.
Thoái hóa điểm vàng do tuổi tác. Nghiên cứu cho thấy rằng kẽm uống có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng.
Kẽm làm chậm tiến triển thoái hóa điểm vàng do tuổi tácNguồn:labblog.uofmhealth.org
An toàn khi sử dụng
Kẽm được sử dụng tại chỗ được gọi là oxit kẽm. Kem, thuốc mỡ kẽm oxit được bôi lên da để ngăn ngừa các tình trạng như hăm tã và cháy nắng.
Uống bổ sung kẽm tốt cho những người có hàm lượng kẽm thấp. Kẽm cũng có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh, nên uống ngay sau khi các triệu chứng cảm lạnh xuất hiện.
Không sử dụng kẽm bằng đường mũi vì nó có thể ảnh hưởng đến việc mất khứu giác, trong một số trường hợp gây ảnh hưởng lâu dài hoặc vĩnh viễn.
Tác dụng phụ khi sử dụng kẽm
Kẽm đường uống có thể gây ra các tác dụng không mong muốn như:
Khi uống kẽm lâu dài với liều lượng cao có thể gây ra tình trạng thiếu đồng. Những người có lượng đồng thấp có thể gặp các vấn đề về thần kinh, chẳng hạn như tê và yếu ở tay, chân.
Liều lượng bổ sung kẽm giới hạn trên cho người lớn là 40 mg/ngày và ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng là 4 mg/ngày.
Kẽm có thể tương tác với các thuốc nào?
Các tương tác có thể xảy ra bao gồm:
Thuốc kháng sinh. Sử dụng kẽm đường uống trong khi bạn đang dùng thuốc kháng sinh nhóm quinolon hoặc tetracycline có thể cản trở khả năng chống lại vi khuẩn của chúng. Uống thuốc kháng sinh trước 2 giờ hoặc sau 4 đến 6 giờ khi uống kẽm có thể giảm thiểu tác dụng này.
Penicillamine. Sử dụng kẽm đường uống với thuốc trị viêm khớp dạng thấp penicillamine có thể làm giảm khả năng làm dịu các triệu chứng viêm khớp của thuốc. Uống thuốc kháng sinh trước 2 giờ hoặc sau 4 đến 6 giờ khi uống kẽm có thể giảm thiểu tác dụng này.
Thuốc lợi tiểu thiazide. Các loại thuốc huyết áp này làm tăng lượng kẽm bị đào thải trong nước tiểu.
Tuỳ theo giai đoạn phát triển của cơ thể mà cân nhắc việc bổ sung kẽm hay không. Có một điều cần lưu ý là không được tự ý bổ sung kẽm khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì có thể gây tình trạng ngộ độc kẽm. Ngộ độc kẽm xảy ra khi lượng kẽm đưa vào cơ thể bị quá nhiều so với lượng cần thiết khiến cơ thể không hấp thu và chuyển hoá được hết, lâu dần tích tụ lại gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Ngộ độc kẽm gây triệu chứng lâm sàng cấp tính hoặc mãn tính.
Nếu ngộ độc kẽm ở mức độ nhẹ, có thể uống sữa tươi để giải độc kẽm. Lượng canxi, photpho có chứa trong sữa tươi sẽ liên kết với các phân tử kẽm dư thừa trong cơ thể tạo thành chelate để đào thải ra ngoài, đồng thời cũng ngăn cản hệ tiêu hoá tiếp tục hấp thụ kẽm.
Nếu bệnh nhân bị nhiễm độc kẽm nặng, cần đưa ngay đến các cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ điều trị kịp thời. Lúc này, cần kết hợp sử dụng thuốc giải độc kẽm với các thuốc điều trị triệu chứng để nhanh chóng ổn định sức khoẻ cho bệnh nhân.
Xem thêm
Kẽm sulfate: Đây là chế phẩm kẽm vô cơ thông dụng trước đây. Chúng có ưu điểm là giá thành rẻ nhưng độ tan kém nên khả năng hấp thu thấp, đồng thời rất dễ bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Vì thế hiện nay, các sản phẩm kẽm vô cơ không còn được ưa chuộng.
Kẽm citrate: Là chế phẩm kẽm hữu cơ nên khả năng hấp thu của kẽm citrat cải thiện hơn, đồng thời cũng hạn chế được tình trạng kích ứng đường tiêu hóa so với kẽm vô cơ. Tuy nhiên kẽm citrate lại có vị kim loại khá rõ nên gây khó chịu khi uống.
Kẽm gluconate (ZinC Gluconate): Đây cũng là chế phẩm kẽm hữu cơ như kẽm citrate, nhưng có cải thiện rõ rệt về mùi vị. Nhiều chuyên gia cho rằng, tỷ lệ ion cân bằng trong phân tử kẽm gluconate làm giảm thiểu tối đa mùi kim loại của chế phẩm này. Do đó, kẽm gluconate được nhiều người lựa chọn hơn.
Xem thêm
Viên Uống Bổ Sung Canxi, Magie, Kẽm Nature's Bounty
Dung Dịch Uống Bổ Sung Kẽm, Tăng Cường Đề Kháng Conipa CPC1
Thực phẩm chức năng bổ sung kẽm Solgar Zinc Citrate
Viên Uống Bổ Sung Kẽm Natural Ben Zincus
Siro Bổ Sung Kẽm Cho Trẻ Special Kid Zinc Eric Favre
Viên kẽm DHC Nhật Bản
Hàu Biển OB
Nelson Pharmex Zinc
Viên uống bổ sung kẽm Puritan's Pride Zinc Chelate
Viên uống tinh chất hàu Goodhealth Oyster Complete
Blackmores Bio Zinc
.Viên kẽm Zinc Spring Valley
Xem thêm
Tuy nhiên, viên uống kẽm trị mụn nội tiết là một loại thực phẩm bổ sung, do đó cần được tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và thời gian sử dụng dựa vào tình trạng thiếu kẽm hoặc mức độ nặng của mụn nội tiết.
Hiện nay, trên có rất nhiều viên uống kẽm trị mụn nội tiết khác nhau trên thị trường. Việc lựa chọn thuốc phù hợp về chất lượng, hàm lượng cũng như các thành phần bổ sung trong đó cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
Xem thêm
Cầm máu
Phản ứng viêm
Tăng sinh
Trưởng thành mô
Xem thêm
Kẽm tăng sức mạnh sinh lý và giúp duy trì sức khỏe sinh sản lâu dài
Giúp tinh trùng tăng khả năng di chuyển
Giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư tiền liệt tuyến
Bảo vệ tuyến giáp: Kẽm là một trong các khoáng chất quan trọng tham gia vào quá trình sản sinh ra hormon tuyến giáp. Ở giới nam, nếu quá trình này bị gián đoạn sẽ dẫn tới giảm lượng kích thích tố sinh dục nam.
Xem thêm
Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: Bổ sung 2mg/ngày
Trẻ từ 7 – 11 tháng tuổi: Bổ sung 3mg/ngày
Trẻ từ 1 – 3 tuổi: Bổ sung 3mg/ngày
Trẻ từ 4 – 8 tuổi: Bổ sung 5mg/ngày
Trẻ từ 9 – 13 tuổi: Bổ sung 8mg/ngày
Trẻ từ 14 tuổi trở lên: Bổ sung 11mg/ngày (đối với bé trai) và 9mg/ngày (đối với bé gái).
Xem thêm
Không nên bổ sung đồng thời kẽm và canxi vì:
Canxi làm tăng bài tiết kẽm gây giảm tỷ lệ hấp thu kẽm trong cơ thể.
Bổ sung kẽm và sắt cùng lúc thì hấp thu kẽm có thể giảm khi hàm lượng sắt trên 25mg/ngày.
Phụ huynh lưu ý hãy bổ sung sắt và kẽm cách xa nhau (Ít nhất 2 tiếng), dùng kẽm trước vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm.
Xem thêm
Kẽm là đối tượng được nghiên cứu quy mô lớn ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Thụy Điển và Úc. Hầu hết các nghiên cứu đều có chung một nhận định rằng hàm lượng kẽm trong khẩu phần ăn trung bình hàng ngày thường thấp hơn nhu cầu kẽm được khuyến cáo ở người lớn với mức 15 mg. Các nghiên cứu tương tự cũng báo cáo rằng nồng độ kẽm trong huyết thanh giảm dần theo tuổi tác, trong khi hàm lượng kẽm trong tế bào bạch cầu dường như không thay đổi.
Trong thời gian gần đây, tình trạng thiếu kẽm ở người lớn tuổi đã có thay đổi. Nói cách khác, nguy cơ thiếu kẽm ở người già sẽ tăng lên so với nhóm dân số chung. Hàm lượng kẽm trong cơ thể liên quan trực tiếp đến thái độ ăn uống và thói quen vệ sinh được tăng cường của dân số cao tuổi. Mặt khác, nhiều loại bệnh liên quan đến tuổi tác, có thể gây ra tình trạng thiếu kẽm.
Xem thêm
Nếu trẻ đã bị bỏ lỡ một liều bổ sung kẽm, bạn nên cho bé uống chúng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu đã gần đến thời điểm sử dụng liều kẽm tiếp theo, cha mẹ nên bỏ qua liều đã quên và quay lại lịch dùng sản phẩm bổ sung như thường lệ, tránh tăng gấp đôi liều lượng dẫn đến tình trạng quá liều.
Trong trường hợp trẻ bị bỏ lỡ liều bổ sung kẽm trong một hoặc nhiều ngày, bạn cũng không nên quá lo lắng vì phải mất một thời gian đủ lâu cơ thể trẻ mới bị thiếu kẽm nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến nghị bạn bổ sung kẽm cho trẻ khi nào và với liều lượng bao nhiêu, bạn nên cố gắng cho trẻ uống đúng theo chỉ dẫn vào mỗi ngày.
Xem thêm