Giải SBT Toán 8 (Chân trời sáng tạo) Bài 1: Định lí Thalès trong tam giác

Với giải sách bài tập Toán 8 Bài 1: Định lí Thalès trong tam giác sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Toán 8 Bài 1. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT Toán 8 Bài 1: Định lí Thalès trong tam giác

Bài 1 trang 41 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Trên một đường thẳng, đặt ba đoạn thẳng liên tiếp AB = BC = CD.

Tìm tỉ số ABBD; ABAD; ACAD.

Lời giải:

Trên một đường thẳng, đặt ba đoạn thẳng liên tiếp AB = BC = CD

Đặt AB = BC = CD = a, ta có:

 ABBD=ABBC+CD=aa+a=a2a=12;

 ABAD=ABAB+BC+CD=aa+a+a=a3a=13;

 ACAD=AB+BCAB+BC+CD=a+aa+a+a=2a3a=23.

Bài 2 trang 42 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Cho đoạn thẳng AB có độ dài bằng 10 cm. Lấy điểm C thuộc đoạn thẳng AB sao cho CACB=32. Lấy D thuộc tia đối của tia BA sao cho DADB=32.

Tính độ dài:

a) CB;

b) DB;

c) CD.

Lời giải:

Cho đoạn thẳng AB có độ dài bằng 10 cm. Lấy điểm C thuộc đoạn thẳng AB

a) Ta có CACB=32, suy ra: CA3=CB2.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

CA3=CB2=CA+CB3+2=AB5=105 = 2.

Nên CB2 = 2 => CB = 2.2 = 4 (cm).

b) Ta có DADB=32, suy ra DA3=DB2.

Áp dụng tính chất dãy tỉ số bằng nhau, ta có:

DA3=DB2=DADB32=AB1=101 = 10.

Nên DB2 = 10 => DB = 10.2 = 20 (cm).

c) Ta có CD = CB + BD = 4 + 20 = 24 (cm).

Bài 3 trang 42 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Trong Hình 10, cho biết QR // NP và MQ = 10 cm, QN = 5 cm, RP = 6 cm. Tính độ dài MR.

Trong Hình 10, cho biết QR // NP và MQ = 10 cm, QN = 5 cm, RP = 6 cm

Lời giải:

Xét ∆MNP, có QR // NP, nên theo định lí Thalès, ta có MQQN=MRRP.

Suy ra MR = MQ.RPQN=10.65 = 12 (cm).

Vậy MR = 12 cm.

Bài 4 trang 42 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Tính các độ dài x, y trong Hình 11.

Tính các độ dài x, y trong Hình 11

Lời giải:

a) Ta có CN = AC – AN = 9 – 5 = 4.

 Xét ∆ABC, có MN // BC, nên theo định lí Thalès, ta có AMBM=ANCN.

Suy ra BM = AM.CNAN=3.45 = 2,4.

Vậy x = 2,4.

b) ) Ta có BC = BN + NC = 5 + 2 = 7.

Vì MN và AC cùng vuông góc với AB nên MN song song với AC.

Xét ∆ABC, có MN // AC, nên theo định lí Thalès, ta có BMAB=BNBC.

Suy ra AB = BM.BCBN=3.75 = 4,2.

Bài 5 trang 42 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ABC có AM là đường trung tuyến (M ∈ BC). Lấy điểm E thuộc AM sao cho AE = 3EM. Tia BE cắt AC tại N. Tính tỉ số ANNC.

Lời giải:

Cho tam giác ABC có AM là đường trung tuyến (M ∈ BC). Lấy điểm E thuộc AM

Lấy điểm F trên tia AM sao cho M là trung điểm của EF.

Tứ giác MEFC có hai hai đường chéo BC và EF cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên tứ giác MEFC là hình bình hành.

Suy ra CF // BE và CF // EN.

Ta có AE = 3EM và ME = MF (vì M là trung điểm của EF).

Khi đó, AEEF=32.

Xét ∆ACF có CF // EN nên theo định lí Thalès, ta có: ANNC=AEEF=32.

Vậy ANNC=32.

Bài 6 trang 42 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ABC và điểm D trên cạnh BC sao cho BDBC=34, điểm E trên đoạn AD sao cho AEAD=13. Gọi K là giao điểm của BE và AC. Tính tỉ số AKKC.

Cho tam giác ABC và điểm D trên cạnh BC sao cho BD/BC = 3/4, điểm E trên đoạn AD

Lời giải:

Cho tam giác ABC và điểm D trên cạnh BC sao cho BD/BC = 3/4, điểm E trên đoạn AD

Kẻ DM // BK (I ∈ AC)

Ta có AEAD=13, suy ra AE = 13AD.

Mặt khác AE + ED = AD, nên ED = 23AD.

Suy ra AEED=12.

• Xét ∆ADI có DM // EK (vì DI // BK ) nên theo định lí Thalès, ta có

AKKM=AEED=12.

• Xét ∆KBC có DM // BK nên theo định lí Thalès, ta có

KMKC=BDBC=34.

Do đó AKKC=AKKIKIKC=1234=38.

Vậy AKKC=38.

Bài 7 trang 42 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ABC và điểm M trên cạnh AB sao cho AMMB=32. Kẻ MN // BC (N ∈ AC). Cho biết BC = 6 cm, tính độ dài MN.

Lời giải:

Cho tam giác ABC và điểm M trên cạnh AB sao cho AM/MB = 3/2. Kẻ MN // BC

Ta có AMMB=32, nên AMAB=AMMB+AM=32+3=35.

Xét ∆ABC có MN // BC, theo hệ quả của định lí Thalès, ta có

MNBC=AMAB=35.

Mà BC = 6 cm suy ra MN = 3.65 = 3,6 (cm).

Vậy MN = 3,6 cm.

Bài 8 trang 42 sách bài tập Toán 8 Tập 2: Cho tam giác ABC vuông tại A và MN // BC (M ∈ AB; N ∈ AC). Cho biết AB = 9 cm, AM = 3 cm, AN = 4 cm. Tính độ dài NC, MN, BC.

Lời giải:

Cho tam giác ABC vuông tại A và MN // BC (M thuộc AB; N thuộc AC)

Ta có BM = AB – AM = 9 – 3 = 6 (cm)

Xét ∆ABC có MN // BC nên theo định lí Thalès, ta có AMBM=ANNC.

Suy ra NC = AN.BMAM=4.63 = 8 (cm)

Xét ∆AMN vuông tại A, áp dụng định lý Pythagore, ta có:

MN2 = AM2 + AN2 = 32 + 42 = 25.

Do đó MN = 5 cm.

Xét ∆ABC có MN // BC, theo hệ quả của định lí Thalès, ta có MNBC=AMAB.

Suy ra BC = MN.ABAM=5.93= 15 (cm).

Vậy NC = 8 cm, MN = 5 cm, BC = 15 cm.

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Định lí Thalès trong tam giác sbt ctst
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!