Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị, chăm sóc và biện pháp dự phòng

Ngộ độc thực phẩm là một vấn đề thường gặp, xảy ra khi bạn ăn phải các loại thực phẩm nhiễm vi sinh vật hoặc thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc. Bệnh lý này thường gây các triệu chứng buồn nôn, nôn và tiêu chảy.

Video hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà

Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm

Đau bụng và nôn là các triệu chứng thường gặp của ngộ độ thực phẩm. 

Triệu chứng và thời gian khởi phát phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, có thể dao động từ 1 giờ đến 28 ngày. Bệnh nhân ngộ độc thực phẩm thường gặp phải 3 trong số những tình trạng sau đây: 

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Nôn 
  • Chán ăn
  • Sốt nhẹ
  • Mệt mỏi
  • Buồn nôn
  • Đau đầu

Bạn hãy đến khám bác sĩ ngay nếu gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng như sau: 

  • Tiêu chảy kéo dài từ 3 ngày trở nên
  • Sốt cao trên 38,5 ° C
  • Tầm nhìn kém, khó phát âm
  • Các triệu chứng mất nước trầm trọng bao gồm khô miệng, thiểu niệu hoặc bí tiểu
  • Tiểu tiện ra máu

Nguyên nhân gây ra ngộ độc thực phẩm 

Sau đây là 3 nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm

1. Vi khuẩn

Salmonella là nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn phổ biến nhất. 

Vi khuẩn bao gồm E. coli, Listeria và Salmonella là nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn phổ biến. Trong đó, nhiễm khuẩn Salmonella là thường gặp nhất, với khoảng 1.000.000 ca mắc và 20.000 trường hợp phải nhập viện mỗi năm. Campylobacter và C. botulinum (vi khuẩn gây ngộ độc thịt) hiếm gặp hơn và có khả năng gây tử vong.  

2. Ký sinh trùng

Toxoplasma là loại kí sinh trùng gây ngộ độ thực phẩm phổ biến nhất, thường được tìm thấy trong hộp cát vệ sinh cho mèo. 

Ngộ độc thực phẩm do ký sinh trùng hiếm gặp hơn so với vi khuẩn, nhưng chúng vẫn rất nguy hiểm. Trong đó, Toxoplasma là loại phổ biến nhất, thường được tìm thấy trong hộp cát vệ sinh cho mèo. Ký sinh trùng có thể tồn tại ở đường tiêu hóa trong một thời gian dài mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, chúng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh nhân suy giảm miễn dịch và phụ nữ mang thai. 

3. Virus

Novovirus. 

 Một số loại virus tồn tại trong thực phẩm cũng có khả năng gây ngộ độc. 

  • Novovirus (virus Norwalk) với 19.000 ca ngộ độc thực phẩm mỗi năm
  • Sapovirus, Rotavirus và Astrovirus hiếm gặp hơn
  • Virus viêm gan A có thể lây lan qua đường ăn uống.  

Thực phẩm nhiễm khuẩn  

Tác nhân gây bệnh có thể tìm thấy được trên hầu hết các loại thực phẩm. Tuy nhiên, thực hiện ăn chín uống sôi có thể giúp bạn phòng tránh được tình trạng này.    

Đôi khi, thức ăn có thể tiếp xúc với các vi sinh vật trong phân. Điều này thường xảy ra nếu bạn không rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thực phẩm.  

Thịt, trứng và sữa là những loại thức ăn thường xuyên bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, các vi sinh vật gây bệnh còn có thể tồn tại trong nguồn nước.  

Những đối tượng có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm

Do có sự thay đổi lớn trong quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu nên phụ nữ mang thai rất dễ bị ngộ độc thực phẩm. Bất cứ ai cũng có thể bị ngộ độc thực phẩm. Theo thống kê, gần như tất cả mọi người đều mắc phải bệnh lý này ít nhất một lần trong đời.

Những bệnh nhân suy giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh tự miễn có nguy cơ nhiễm bệnh rất cao và thường gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

Theo Mayo Clinic, những nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ngộ độc thực phẩm bao gồm  

  • Phụ nữ mang thai: do có sự thay đổi lớn trong quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu. 
  • Người cao tuổi: do tốc độ phản ứng của hệ miễn dịch đã bị suy giảm.  
  • Trẻ em:  hệ thống miễn dịch chưa phát triển. Bên cạnh đó, chúng rất dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng mất nước do nôn và tiêu chảy. 

Chẩn đoán ngộ độc thực phẩm

Các bác sĩ chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm mà bạn đang gặp phải. Trong những trường hợp nặng, họ có thể chỉ định xét nghiệm máu, phân và thức ăn để chẩn đoán xác định nguyên nhân gây bệnh hoặc xét nghiệm nước tiểu để đánh giá tình trạng mất nước. 

Điều trị ngộ độc thực phẩm

Video hướng dẫn xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm có thể tự điều trị được tại nhà hoặc tự khỏi trong vòng 3 đến 5 ngày.

Trong đó, bù nước cho cơ thể là quan trọng nhất. Bạn có thể sử dụng các loại nước uống thể thao để bổ sung điện giải hoặc nước trái cây và nước dừa để cung cấp carbohydrate. 

Tránh các loại thực phẩm chứa caffein vì chúng có thể khiến đường tiêu hoá bị kích ứng. Để xoa dịu cơn đau bụng, bạn có thể thử các loại trà thảo mộc không caffein như trà hoa cúc, trà bạc hà và bồ công anh. 

Các loại thuốc không kê đơn như imodium và pepto-bismol có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng tiêu chảy và buồn nôn. Tuy nhiên, các triệu chứng trên lại có tác dụng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể. Ngoài ra, uống thuốc có thể che giấu mức độ nghiêm trọng của bệnh và khiến bạn trì hoãn việc đi khám. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. 

Những bệnh nhân ngộ độc thực phẩm cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. 

Trong những trường hợp nặng, người bệnh cần được nhập viện và điều trị tình trạng mất nước bằng phương pháp truyền dịch qua đường tĩnh mạch. 

Chế độ ăn 

Những loại thực phẩm nên ăn

Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên ăn đồ mềm, ít chất béo và dễ tiêu hóa như chuối. 

Bạn nên ăn đồ mềm, ít chất béo và dễ tiêu hóa cho đến khi các triệu chứng nôn và tiêu chảy biến mất hoàn toàn. Sau đây là những loại thực phẩm phù hợp:  

  • Bánh mặn
  • Gelatin
  • Chuối
  • Cơm
  • Cháo bột yến mạch
  • Súp gà
  • Khoai tây mềm
  • Rau luộc
  • Bánh nướng
  • Bia và nước ngọt có ga không chứa caffein
  • Nước trái cây pha loãng
  • Đồ uống thể thao 

Những loại thực phẩm cần tránh

Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên tránh sử dụng các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là phô mai. 

Khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên tránh sử dụng các loại thực phẩm gây khó tiêu như: 

  • Các sản phẩm từ sữa, đặc biệt là phô mai
  • Thức ăn giàu chất béo
  • Thực phẩm chứa nhiều gia vị
  • Thực phẩm có hàm lượng đường cao
  • Đồ ăn cay
  • Đồ chiên rán
  • Caffeine (có trong nước giải khát, nước tăng lực, cà phê)
  • Rượu
  • Nicotine 

Tiên lượng 

Ngộ độc thực phẩm là một tình trạng bệnh lý thường gặp. Tuy nhiên, theo CDC Hoa Kì, các triệu chứng của bệnh chúng hiếm khi gây nguy hiểm đến tính mạng và có thể biến mất sau 48 giờ.  

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

Cách tốt nhất để phòng tránh ngộ độc thực phẩm là rửa tay thường xuyên và chế biến thức ăn một cách an toàn. Đặc biệt là với các loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn cao như thịt lợn, gia cầm, trứng và hải sản.

Các loại thực phẩm có nguy cơ gây gây ngộ độc bao gồm: 

  • Sushi và các món ăn sống hoặc tái từ cá 
  • Thịt nguội và xúc xích 
  • Thịt xay (do có thể bị trộn lẫn với các loại thịt nhiễm khuẩn khác)
  • Sữa, pho mát và nước trái cây chưa được tiệt trùng
  • Trái cây và rau sống chưa được rửa sạch 

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bạn nên lưu ý những điều sau đây:

  • Luôn làm sạch tay trước và sau khi ăn hoặc chế biến thức ăn. 
  • Khử trùng các bề mặt tiếp xúc với thực phẩm. 
  • Nấu chín và bảo quản thức ăn đúng cách. 
  • Rửa sạch trái cây và rau củ trước khi sử dụng. 

Xem thêm: 

Câu hỏi liên quan

Có thể sử dụng gừng chữa ngộc độc thức ăn theo các cách sau: Uống trà gừng; Gừng ngâm mật ong; Gừng ngâm giấm
Xem thêm
Tùy vào đặc điểm triệu chứng ngộ độc thực phẩm uống thuốc khác nhau như: Oresol; Sorbitol; Kháng sinh;
Xem thêm
Bổ sung nước và các chất điện giải; Hạn chế sử dụng các sản phẩm làm từ sữa động vật đến khi khỏe hẳn; Để dạ dày nghỉ ngơi...
Xem thêm
Câu trả lời là không nên. Cáᴄ ᴄhuуên gia у tế khuуến ᴄáo, trẻ bị ngộ độᴄ thứᴄ ăn nên hạn ᴄhế uống ѕữa ᴄũng như ѕử dụng ᴄáᴄ ѕản phẩm từ ѕữa ᴄho đến khi bạn ᴄhắᴄ ᴄhắn rằng ᴄơ thể đã bình thường trở lại.
Xem thêm
Bổ sung nước; Ăn trái cây; Ăn cơm hoặc cháo trắng; Nước luộc gà hoặc rau; Bánh mỳ nướng; Mật ong; gừng; chanh...
Xem thêm
Khi bị ngộ độc thực phẩm, cần bình tĩnh thực hiện tuần tự các bước sơ cứu sau đây: Gây nôn (nếu người bệnh không có biểu hiện nôn); Cho người bệnh uống nhiều nước và nghỉ ngơi; Gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất...
Xem thêm
Tùy vào nguyên nhân, tình trạng sức khỏe người bệnh và điều trị mà quá trình khỏi bệnh của mỗi người sẽ khác nhau. Khỏi ngộ độc thực phẩm được hiểu là khi các triệu chứng biến mất. Nhưng cơ thể vẫn phải mất một khoảng thời gian sau đó để phục hồi.
Xem thêm
Có thể bạn uống thêm men tiêu hóa, hoặc uống Orezol (oresol là loại thuốc giúp bù nước rất hiệu quả, được khuyến cáo cho những trường hợp bị mất nước và chất điện giải do tiêu chảy, sốt cao).
Xem thêm
• Cố gắng uống thật nhiều nước. Khi bị ngộ độc thức ăn cơ thể bị mất nước trầm trọng, vì vậy hãy bổ sung nước, đặc biệt nếu tiêu chảy và nôn ói nhiều. Nên uống nước lọc, nước có điện giải và uống từng ngụm nhỏ. • Có thể bạn uống thêm men tiêu hóa, hoặc uống Orezol (Oresol là loại thuốc giúp bù nước rất hiệu quả, được khuyến cáo cho những trường hợp bị mất nước và chất điện giải do tiêu chảy, sốt cao)… Lưu ý: Hãy cẩn thận tìm hiểu và biết cách pha và uống hợp lý khi sử dụng Oresol.
Xem thêm
Bù nước và chất điện giải để khắc phục tình trạng mất nước do tiêu chảy hoặc nôn; Uống thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân gây trúng thực đến từ vi khuẩn...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ngộ độc thực phẩm
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!