Cảnh giác với tình trạng nôn ra máu khi mang thai

Nôn là một triệu chứng rất phổ biến trong thai kỳ. Đây có thể là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên khi mang thai.

Video Chóng mặt buồn nôn khi mang thai

Trên thực tế, có đến 90% phụ nữ mang thai bị buồn nôn và nôn, thường là trong 3 tháng đầu. May mắn thay, tình trạng này (gọi là ốm nghén) thường biến mất vào tuần 12 – 14.

Tuy triệu chứng nôn thường xảy ra trong thai kỳ nhưng đôi khi, người mẹ có thể bị nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu nâu. Đây không phải là một dấu hiệu tốt.

Một số nguyên nhân có thể gây nôn ra máu khi mang thai. Hầu hết triệu chứng này sẽ tự biến mất sau 3 tháng đầu hoặc sau khi đứa trẻ ra đời. Dù vậy, bất kỳ người phụ nữ mang thai nào bị nôn ra máu cũng cần phải đi khám.

Nôn là triệu chứng bình thường khi mang thai nhưng nôn ra máu lại là vấn đề đáng lo ngại. Cần đi khám ngay nếu bạn bị nôn ra máu.

Thời điểm cần đi khám

Điều quan trọng nhất bạn cần lưu ý là: Cần đi khám ngay lập tức nếu bạn bị nôn ra máu.

Một số nguyên nhân gây nôn ra máu xuất phát từ đường tiêu hóa trên, bao gồm miệng, họng, thực quản và dạ dày. Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp nội soi để đánh giá thực quản của bạn.

Một số xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có thể hỗ trợ chẩn đoán như:

Nôn ra máu có phải là dấu hiệu của sảy thai hoặc thai lưu không?

Nôn ra máu không phải là dấu hiệu của sảy thai, thai vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn có các triệu chứng khác đi kèm với nôn ra máu thì bạn nên lo lắng về vấn đề này.

Hãy đi cấp cứu ngay nếu bạn bị nôn ra máu kèm một trong các triệu chứng dưới đây:

Nguyên nhân gây nôn ra máu khi mang thai

Chảy máu lợi

Một số người bị đau, sưng và chảy máu lợi khi đang mang thai. Đây còn được gọi là tình trạng viêm lợi khi mang thai.

Lợi thường nhạy cảm hơn và dễ chảy máu vì các hormone thai nghén làm tăng lượng máu đến lợi.

Bạn có thể có các triệu chứng khác như:

  • Đỏ lợi
  • Sưng lợi hoặc có mủ
  • Viêm lợi
  • Đau lợi khi ăn
  • Tụt lợi (răng trông dài hơn)
  • Hôi miệng

Việc nôn nhiều do ốm nghén khiến lợi dễ bị kích ứng và đau hơn, có thể dẫn đến tình trạng chảy máu lợi, làm máu có thể xuất hiện trong chất nôn.

Viêm lợi khi mang thai có thể xảy ra ngay cả khi răng khỏe mạnh. Dù vậy, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và dùng chỉ nha khoa 1 lần/ngày có thể cải thiện sức khỏe răng miệng và ngăn ngừa tình trạng chảy máu lợi.

Chảy máu mũi

Phụ nữ mang thai bị chảy máu mũi có thể làm chất nôn có lẫn máu. Nguồn ảnh: Blog.pregistry.comPhụ nữ mang thai bị chảy máu mũi có thể làm chất nôn có lẫn máu. Nguồn ảnh: Blog.pregistry.com

Mang thai làm tăng lượng máu đến khắp nơi trong cơ thể, kể cả mũi. Điều này làm cho các mạch máu bên trong mũi giãn ra, có thể khiến người mẹ dễ bị chảy máu mũi khi mang thai, kể cả khi trước đó họ ít bị chảy máu mũi.

Nếu bị chảy máu mũi ở sâu bên trong hoặc chảy máu mũi khi đang nằm, máu có thể không chảy ra lỗ mũi mà sẽ chảy xuống phía sau họng hoặc miệng. Sau đó, nếu bạn bị nôn thì chất nôn sẽ lẫn cả máu.

Chất nôn có máu do chảy máu mũi có thể có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm. Ngoài ra, bạn cũng có thể bị nghẹt mũi.

Kích ứng niêm mạc miệng hoặc niêm mạc họng

Nếu chất nôn có một ít máu hoặc máu khô sẫm màu thì đó có thể là tổn thương bắt nguồn từ họng hoặc miệng.

Nôn quá nhiều có thể gây kích ứng niêm mạc họng do chất nôn thường có axit dạ dày.

Cảm giác bỏng rát ở họng khi nôn thường tương tự như khi bị ợ chua nhiều. Kích ứng niêm mạc họng có thể làm bạn nôn ra máu tươi hoặc máu khô.

Bạn cũng có thể cảm thấy đau rát và sưng họng hoặc miệng.

Kích ứng niêm mạc thực quản hoặc rách thực quản

Thực quản là cơ quan nối miệng và họng với dạ dày. Nôn nhiều có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản, làm chất nôn có một ít máu tươi hoặc máu khô sẫm màu.

Nôn ra lượng máu lớn có thể do vết rách thực quản. Tình trạng này hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng và có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong thai kỳ. May mắn thay, đây là nguyên nhân không phổ biến gây nôn ra máu trong 3 tháng đầu mang thai.

Rách thực quản xảy ra khi có quá nhiều áp lực trong dạ dày hoặc thực quản. Trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng này có thể xảy ra trong 3 tháng cuối của thai kỳ do tăng cân kết hợp với các bệnh lý khác.

Các nguyên nhân phổ biến hơn gây rách thực quản bao gồm:

  • Nghiện rượu
  • Chứng ăn uống vô độ
  • Thoát vị
  • Tăng huyết áp
  • Tiền sản giật
  • Ho dữ dội
  • Viêm dạ dày

Nếu bị rách thực quản, chất nôn sẽ có nhiều máu đỏ tươi và đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng khác như:

  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Khó thở
  • Ợ chua nhiều
  • Đau bụng dữ dội
  • Đau lưng
  • Mệt mỏi nhiều
  • Phân sẫm màu hoặc phân đen
  • Loét dạ dày

Loét dạ dày là tổn thương trên niêm mạc dạ dày. Đôi khi, những vết loét nhỏ này có thể bị chảy máu và làm chất nôn có máu đỏ tươi hoặc sẫm màu.

Nếu bạn có tiền sử bị loét dạ dày thì tình trạng này có thể tái phát khi mang thai.

Loét dạ dày thường gây ra bởi:

  • Nhiễm khuẩn (thường là Helicobacter Pylori)
  • Một số loại thuốc như aspirin và ibuprofen
  • Căng thẳng nhiều

Loét dạ dày có thể làm tình trạng buồn nôn và nôn trong thai kỳ nặng thêm. Bạn cũng có thể có các triệu chứng như:

  • Đau hoặc khó chịu ở bụng
  • Ợ nóng
  • Ợ hơi
  • Chướng bụng
  • Đầy bụng
  • Sụt cân

Điều trị nôn ra máu khi mang thai

Điều trị nôn ra máu khi mang thai phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó.

Nếu bạn bị loét dạ dày, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Tình trạng này cũng có thể được cải thiện nếu thay đổi chế độ ăn và tránh dùng các loại thuốc không kê đơn như aspirin (trừ khi bác sĩ chỉ định).

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống buồn nôn và thuốc chống nôn. Bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng các thuốc không kê đơn. Một số loại thuốc chống buồn nôn thông thường có thể không phù hợp với phụ nữ có thai.

Các nguyên nhân nghiêm trọng hơn gây nôn ra máu như rách thực quản cần sử dụng thuốc, thậm chí là phẫu thuật.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Nhiều loại thực phẩm hoặc đồ uống có chứa gừng. Nguồn ảnh: Gingerpeople.comNhiều loại thực phẩm hoặc đồ uống có chứa gừng. Nguồn ảnh: Gingerpeople.com

Nôn ra máu cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn không được tự ý áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà.

Nếu đã được điều trị nguyên nhân nhưng bạn vẫn bị nôn nhiều, hãy nhờ bác sĩ tư vấn về các biện pháp chăm sóc khác.

Các loại thảo dược đều có tác động lên cơ thể. Một số thậm chí còn có thể làm tăng tình trạng ợ chua hoặc kích ứng dạ dày. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng bất kỳ biện pháp tự nhiên nào.

Một biện pháp khắc phục tình trạng buồn nôn và nôn tại nhà đã được thử nghiệm và kiểm chứng là gừng. Trên thực tế, một đánh giá năm 2016 cho thấy gừng giúp cải thiện tình trạng buồn nôn và nôn ở những phụ nữ mang thai dùng 250 mg gừng 4 lần/ngày.

Bạn có thể cho thêm gừng tươi vào trà, nước lọc hoặc nước trái cây. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng bột gừng, xi-rô gừng, nước gừng, kẹo gừng, gừng khô hoặc thực phẩm chức năng có chiết xuất gừng.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà khác có thể cải thiện tình trạng buồn nôn và nôn bao gồm:

  • Vitamin B6 (thường có trong viên vitamin tổng hợp)
  • Bạc hà
  • Một số loại nước trái cây như nam việt quất hoặc mâm xôi

Biến chứng của nôn ra máu khi mang thai

Nôn ra máu khi mang thai có nhiều ảnh hưởng đến người mẹ hơn là thai nhi. Tuy nhiên, nó có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho cả hai. Hãy đi khám ngay nếu bạn bị nôn ra máu.

Trong một số trường hợp, nôn ra máu không cần điều trị. Đa phần còn lại, việc điều trị đúng cách sẽ hạn chế biến chứng xảy ra.

Chảy máu nội tạng có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như mất máu nặng và sốc mất máu. Các dấu hiệu của tình trạng này bao gồm:

  • Buồn nôn và nôn dữ dội
  • Thở nhanh, nông
  • Chóng mặt hoặc choáng váng
  • Nhìn mờ
  • Lú lẫn
  • Da lạnh, xanh xao
  • Tiểu ít
  • Phân sẫm màu hoặc có máu trong phân

Kết luận

Nôn ra máu khi mang thai là một tình trạng bất thường. Tuy nhiên, có một số tình huống nhỏ cũng có thể gây nôn ra máu.

Hãy đi khám nếu bạn bị nôn ra máu để đề phòng các bệnh lý nguy hiểm.

Nôn ra máu khi mang thai có thể cần điều trị bằng thuốc hoặc bằng nhiều phương pháp điều trị khác. Điều trị nguyên nhân kịp thời và đúng cách có thể giúp người mẹ và thai nhi khỏe mạnh.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!