Video hướng dẫn sơ cứu khi nổi mẩn ngứa do dị ứng thức ăn
Các loại hải sản có thể gây dị ứng
Dị ứng là do phản ứng với các protein cụ thể trong thực phẩm. Các phản ứng dị ứng có thể do:
- Cá (có xương sống): bao gồm cá hồi, cá tuyết, cá thu, cá mòi, cá trích, cá cơm, cá ngừ, cá chình
- Động vật có vỏ (không có xương sống): bao gồm các động vật giáp xác như tôm, tép, cua; và động vật thân mềm như hàu, trai, bạch tuộc, mực, bào ngư, sên biển.
Một số người chỉ dị ứng với cá, những người khác chỉ dị ứng với động vật có vỏ và những người khác thì bị dị ứng với cả hai nhóm.
Nếu bị dị ứng với một loại hải sản, bạn không thể đoán được liệu mình có bị dị ứng với bất kỳ loại hải sản nào khác hay không. Cách duy nhất để tìm ra là thông qua trải nghiệm của bản thân hoặc các xét nghiệm y tế.
Các triệu chứng của dị ứng hải sản
Hầu hết những người bị dị ứng với hải sản đều có các triệu chứng nhẹ như:
- Nổi mề đay
- Ngứa ran trong miệng
- Bị phù nề ở mặt, môi hoặc mắt
- Đau bụng, nôn mửa hoặc tiêu chảy
Nhưng một số người lại gặp phải các triệu chứng nguy hiểm của phản ứng phản vệ như:
- Khó thở
- Phù nề lưỡi hoặc phù nề cổ họng
- Giọng nói khàn, thở khò khè hoặc khó nói
- Chóng mặt hoặc ngã quỵ do huyết áp giảm đột ngột
Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nguy hiểm nào, bạn cần được cấp cứu ngay lập tức. Hãy gọi trợ giúp hoặc đến thẳng phòng cấp cứu của bệnh viện gần nhất. Một số ít người cực kì nhạy cảm đến nỗi có thể bị phản ứng ngay với hơi nước sinh ra khi cá được nấu chín. Điều này dễ xảy ra hơn ở trẻ em bị hen suyễn.
Nếu bạn bị dị ứng với hải sản, các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng vài phút, nhưng ở một số người (đặc biệt là những người bị dị ứng với sò, bào ngư, mực hoặc tôm) các triệu chứng có thể đến sau vài giờ.
Chẩn đoán dị ứng hải sản
Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng, hãy đến gặp bác sĩ, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm da hoặc máu thích hợp để chẩn đoán. Nếu cần thiết thì bác sĩ cũng có thể kê đơn adrenaline cho các trường hợp khẩn cấp.
Dị ứng hải sản rất phức tạp. Ngay cả một loại cá thì cũng có nhiều nhóm cá khác nhau và nếu bị dị ứng với một nhóm cá thì bạn vẫn có thể ăn cá từ các nhóm khác một cách an toàn.
Các xét nghiệm dị ứng được thực hiện dưới sự giám sát y tế thích hợp là cách duy nhất để chẩn đoán bệnh dị ứng hải sản của bạn.
Phòng tránh dị ứng hải sản
Bạn sẽ dễ dàng để tránh nấu ăn hoặc mua hải sản, nhưng bạn có thể không ngờ tới các thành phần làm từ hải sản được thêm vào nhiều loại thực phẩm. Hãy kiểm tra nhãn trên thực phẩm đã chế biến hoặc đóng gói, đặc biệt là các sản phẩm như:
- Nước sốt như dầu hào và nước mắm
- Sốt marinara (dùng cho mì ống hoặc pizza)
- Chả cá
- Cá kho
- Bánh phồng tôm và khoai tây chiên giòn
- Sushi
- Salad Caesar (có thể bao gồm cá cơm)
- Pizza (có thể đi kèm với cá cơm hoặc các loại hải sản khác)
- Dầu ăn trước đây dùng để nấu cá
- Thực phẩm chức năng dầu cá hoặc dầu thân mềm
Ví dụ, nếu bạn gọi một trong nhà hàng, món đó có thể đã được nấu với nước mắm. Hãy nói rõ với nhân viên phục vụ rằng bạn bị dị ứng và các món ăn không được có bất kỳ thành phần hải sản nào, kể cả gia vị như nước mắm hay dầu hào.
Thực phẩm chức năng như dầu cá có thể không có khả năng gây ra phản ứng bất lợi, nhưng có lẽ để an toàn nhất thì bạn nên tránh chúng. Chất bổ sung glucosamine (đôi khi được sử dụng cho bệnh viêm xương khớp) được làm từ vỏ của động vật giáp xác và không thích hợp nếu bạn bị dị ứng với động vật có vỏ. Isinglass là một chất phụ gia được sử dụng để ngăn bia, rượu bị vẩn đục và được làm từ cá báng. Nhưng các cơ quan quản lý thực phẩm cho rằng nó không có khả năng gây ra phản ứng dị ứng nên về mặt pháp lý, nó không cần phải ghi trên nhãn.
Xem thêm: