Adrenalin - Điều trị sốc phản vệ, ngừng tuần hoàn - Cách dùng

Thuốc Adrenalin (hay còn gọi là epinephrine) tác động trực tiếp trên hệ thần kinh giao cảm và gây ra những thay đổi trên nhiều cơ quan trong cơ thể. Loại thuốc này được biết đến và sử dụng nhiều nhất trong điều trị sốc phản vệ, ngừng tuần hoàn. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về thuốc thông qua bài viết sau.

Adrenalin là thuốc gì?

Tên gốc: Epinephrine

Biệt dược: Adrenalin
Nhóm thuốc: Thuốc kích thích hệ Adrenergic, thuốc vận mạch

Adrenalin (epinephrine) được sử dụng để điều trị các phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ) đối với vết đốt hoặc vết cắn của côn trùng, thức ăn, thuốc và các chất gây dị ứng khác. Người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng có thể giữ ống tiêm tự động Adrenalin để tự tiêm. Adrenalin cũng được sử dụng để điều trị sốc phản vệ do tập thể dục hoặc để điều trị huyết áp thấp do sốc nhiễm trùng.

Adrenalin cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác không được liệt kê trong bài viết này.

Thận trọng trước khi dùng thuốc Adrenalin

Trước khi dùng thuốc 

Trước khi sử dụng, hãy báo với bác sĩ nếu bất kỳ lần sử dụng Adrenalin nào trong quá khứ khiến phản ứng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng bị: 

 Người có các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp cần báo cho bác sĩ trước khi dùng Adrenalin (nguồn ảnh: heart.org) Người có các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp cần báo cho bác sĩ trước khi dùng Adrenalin (nguồn ảnh: heart.org)

Các phản ứng dị ứng khi đang mang thai hoặc đang cho con bú có thể gây hại cho cả mẹ và con nên có thể phải sử dụng Adrenalin, chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Cách sử dụng thuốc Adrenalin

Sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về bất kì điều gì bạn không rõ liên quan đến việc dùng thuốc.

Dung dịch Adrenalin có thể tiêm tại bệnh viện, phòng khám hoặc các phòng khám tư. Nếu bạn đang dùng drenalin ở nhà, bác sĩ hoặc y tá sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng. Trường hợp tự tiêm thuốc tại nhà, hãy chắc chắn rằng bạn đã nắm rõ cách sử dụng Adrenalin. Ngay sau khi tiêm Adrenalin, phải gọi cấp cứu ngay lập tức và báo cho nhân viên cấp cứu biết bạn vừa sử dụng Adrenalin cho một phản ứng dị ứng. Sau khi tiêm thuốc cần được điều trị và theo dõi thêm tại bệnh viện.

Adrenalin được tiêm vào da hoặc cơ đùi ngoài. Trong trường hợp khẩn cấp, có thể tiêm thuốc qua quần áo. Không đưa thuốc cho trẻ em mà không có chỉ định của bác sĩ.

Hãy nhớ gọi cấp cứu ngay lập tức sau khi tiêm Adrenalin. Tác dụng của Adrenalin có thể hết sau 10 hoặc 20 phút. Bạn sẽ cần được điều trị và theo dõi thêm tại bệnh viện.

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, nóng và tránh ánh sáng. Không làm lạnh hoặc đông lạnh thuốc và không cất giữ trong xe hơi. Không sử dụng Adrenalin nếu đã bị thay đổi màu sắc hoặc có các hạt trong đó.

Không sử dụng thuốc nếu đã hết hạn sử dụng, gọi cho bác sĩ hoặc dược sĩ để lấy đơn thuốc mới. Không sử dụng lại kim tiêm hoặc ống tiêm, nên xử lý và vất bỏ cẩn thận theo đúng quy định.

Hãy để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và vật nuôi.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc adrenalin cần phải tuân thủ đúng phác đồ (nguồn ảnh: medicalnewstoday.com) Liều lượng và cách sử dụng thuốc adrenalin cần phải tuân thủ đúng phác đồ (nguồn ảnh: medicalnewstoday.com)

Nên làm gì nếu quên một liều?

 Adrenalin chỉ được sử dụng khi cần thiết và bác sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình dùng thuốc của bạn nên khó có thể xảy ra trường hợp quên liều dùng.

Nên làm gì nếu dùng quá liều thuốc? 

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất. 

Các triệu chứng quá liều có thể bao gồm tê hoặc yếu ớt, đau đầu dữ dội, mờ mắt, đập thình thịch ở cổ hoặc tai, đổ mồ hôi, ớn lạnh, đau ngực, nhịp tim nhanh hoặc chậm, khó thở dữ dội, ho có bọt nhầy.

Những lưu ý khi dùng thuốc Adrenalin

  • Không tiêm Adrenalin vào tĩnh mạch khi chưa pha loãng liều nhất là ở những người nhạy cảm với adrenalin, mắc bệnh cường giáp… 
  • Không tiêm thuốc vào cơ mông vì thuốc có thể không mang lại hiệu quả điều trị.
  • Không được tiêm Adrenalin vào tay, ngón tay hoặc ngón chân. Điều này có thể gây mất máu và dẫn đến sự tổn thương mô ở những khu vực tiêm.

Tác dụng phụ của Adrenalin

Trước khi sử dụng, hãy cho bác sĩ biết nếu bất kỳ lần sử dụng Adrenalin nào trong quá khứ khiến phản ứng dị ứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn nhận thấy sưng, nóng, đỏ, đau hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng khác xung quanh khu vực bạn đã tiêm.

Các tác dụng phụ có thể xảy ra nhiều hơn ở người lớn tuổi.

Các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm:

  • Vấn đề về hô hấp
  • Nhịp tim nhanh, không đều hoặc đập thình thịch
  • Da xanh xao, vã mồ hôi
  • Buồn nôn và nôn 
  • Chóng mặt
  • Yếu hoặc run rẩy
  • Đau đầu
  • Cảm thấy bồn chồn, sợ hãi, hồi hộp, lo lắng

Trên đây không phải là danh sách đầy đủ các tác dụng phụ có thể xảy ra của thuốc. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu có thắc mắc nào về các tác dụng phụ của thuốc.

Adrenalin có thể tương tác với thuốc nào?

Để tránh tình trạng tương tác thuốc, hãy báo với bác sĩ hoặc dược sĩ tất cả các loại thuốc bạn đang dùng.

Một số thuốc có thể tương tác với Adrenalin bao gồm:

  • Thuốc hen suyễn
  • Thuốc chống trầm cảm
  • Thuốc cảm hoặc dị ứng (Benadryl và những loại khác)
  • Thuốc điều trị bệnh tim hoặc huyết áp
  • Thuốc điều trị các bệnh về tuyến giáp
  • Nhóm thuốc ergot: dihydroergotamine, ergotamine, ergonovine, methylergonovine.

Danh sách trên đây không bao gồm tất cả các tương tác thuốc có thể xảy ra. Các loại thuốc khác có thể ảnh hưởng đến Adrenalin bao gồm thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn, vitamin và các sản phẩm thảo dược.

Hãy nhớ, để tất cả các loại thuốc ngoài tầm với của trẻ em, không bao giờ dùng chung thuốc với người khác và chỉ sử dụng thuốc này theo chỉ định được kê đơn của bác sĩ. 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!