Dị ứng với động vật có vỏ: Triệu chứng, điều trị, chẩn đoán, phòng ngừa

Mặc dù hầu hết các trường hợp dị ứng thực phẩm bắt đầu từ khi chúng ta còn bé, nhưng dị ứng động vật có vỏ có khác biệt hơn. Một người có thể bị dị ứng với động vật có vỏ bất cứ lúc nào trong cuộc đời, nhưng có xu hướng xuất hiện ở tuổi trưởng thành. Bạn có thể bất ngờ bị dị ứng với một loại thực phẩm mà bạn đã ăn trước đó nhưng không có vấn đề gì. Cùng với cá, dị ứng động vật có vỏ là loại dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở người lớn. Ước tính có hơn 6,5 triệu người Mỹ trưởng thành bị dị ứng với một hoặc cả hai.

Video hướng dẫn sơ cứu khi nổi mẩn ngứa do dị ứng thức ăn 

Tôi nên tránh những thực phẩm nào nếu tôi bị dị ứng với động vật có vỏ?

(nguồn: foodallergiesatlanta.com)Dị ứng với động vật có vỏ 

Có 2 loại động vật có vỏ là giáp xác và thân mềm. Động vật giáp xác là các loại tôm, cua. Động vật thân mềm như: sò, trai, hàu, mực, bạch tuộc, ốc

Hầu hết những người bị dị ứng với một loại động vật có vỏ cũng bị dị ứng với loại động vật có vỏ còn lại, nhưng cũng khả năng bạn có thể ăn một số loại. Tuy nhiên, các bác sĩ thường khuyến cáo để an toàn thì những người bị dị ứng động vật có vỏ nên tránh tất cả các loại động vật có vỏ.

Dị ứng động vật có vỏ cũng có điểm khác với các loại dị ứng khác. Ví dụ, phản ứng dị ứng với động vật có vỏ là không thể đoán trước, đôi khi xảy ra rất lâu sau khi một người đã ăn chất gây dị ứng và không có biểu hiện gì. Các phản ứng dị ứng với động vật có vỏ cũng thường trở nên nghiêm trọng hơn sau mỗi lần tiếp xúc. 

Các triệu chứng của dị ứng với động vật có vỏ

Phù mặt, môi, lưỡi có thể xảy ra như triệu chứng của dị ứng thực phẩm. (nguồn: babyallergies.com)Phù mặt, môi, lưỡi có thể xảy ra như triệu chứng của dị ứng thực phẩm. (nguồn: babyallergies.com)

Dị ứng động vật có vỏ thường là phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với một loại protein có trong thịt của động vật có vỏ được gọi là tropomyosin. Các kháng thể kích hoạt giải phóng các hóa chất như histamine để tấn công tropomyosin. Sự giải phóng histamine dẫn đến một số triệu chứng có thể từ nhẹ đến đe dọa tính mạng. Các triệu chứng của dị ứng động vật có vỏ có xu hướng nghiêng về mức độ nghiêm trọng.

Thông thường sau khi ăn động vật có vỏ vài phút thì các triệu chứng dị ứng xuất hiện, nhưng cũng có thể mất một thời gian lâu hơn. Các triệu chứng của bệnh này bao gồm:

  • Ngứa ran trong miệng
  • Buồn nôn, nôn
  • Đau bụng, tiêu chảy
  • Co thắt, khó thở hoặc thở khò khè
  • Phản ứng ở da bao gồm ngứa, phát ban
  • Phù mặt, môi, lưỡi, cổ họng, tai, ngón tay hoặc bàn tay
  • Choáng váng, chóng mặt hoặc ngất xỉu

Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ có thể xảy ra trong những trường hợp nghiêm trọng nhất. Người bị sốc phản vệ cần được cấp cứu ngay lập tức. Các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:

  • Sưng phù cổ họng gây khó thở
  • Mạch nhanh
  • Chóng mặt hoặc mất ý thức cực độ
  • Tụt huyết áp nghiêm trọng 

Điều trị dị ứng với động vật có vỏ

Hiện không có cách chữa khỏi bệnh dị ứng với động vật có vỏ. Cách điều trị tốt nhất là tránh các loại thực phẩm như tôm, tôm hùm, cua và các loài có vỏ khác. Cá có vỏ không liên quan đến động vật có vỏ, nhưng tình trạng lây nhiễm chéo là phổ biến. Bạn nên tránh hoàn toàn hải sản nếu tình trạng dị ứng động vật có vỏ nghiêm trọng.

Adrenalin là thuốc điều trị đầu tay cho phản ứng phản vệ. Nhiều bác sĩ cũng khuyến cáo những người bị dị ứng động vật có vỏ nên mang theo adrenaline để tự sử dụng trong trường hợp vô tình ăn phải. Đối với các phản ứng nhẹ như phát ban hoặc ngứa, bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thuốc kháng histamine.

Tử vong do sốc phản vệ khi ăn động vật có vỏ rất hiếm, nhưng chúng thường xảy ra hơn so với các trường hợp dị ứng thực phẩm khác. Hầu hết các bác sĩ đều đồng ý rằng ai đó vừa bị dị ứng động vật có vỏ vừa bị hen suyễn nên có sẵn bút tiêm adrenaline trong trường hợp khẩn cấp. Nếu ăn phải động vật có vỏ dẫn đến phản ứng nhẹ như phát ban hoặc ngứa da, thì nên dùng thuốc kháng histamine để xem liệu nó có giúp giảm các triệu chứng hay không. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không cải thiện, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. 

I-ốt có thể gây dị ứng với động vật có vỏ không?

I-ốt là một nguyên tố được tìm thấy khắp cơ thể, cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp và các axit amin khác nhau. Nói tóm lại, con người không thể tồn tại nếu không có i-ốt. 

Đã có một số nhầm lẫn trong những năm gần đây về mối quan hệ giữa dị ứng với động vật có vỏ và i-ốt. Nhiều người tưởng lầm rằng i-ốt có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người bị dị ứng động vật có vỏ. I-ốt thường được sử dụng trong các loại thuốc và chất cản quang được sử dụng trong các phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh.

Quan niệm sai lầm phần lớn liên quan đến một vụ kiện của tòa án Florida về một người đàn ông chết vì phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Người đàn ông đã biết bị dị ứng động vật có vỏ. Phản ứng dị ứng xảy ra vài phút sau khi anh ta nhận được i-ốt cản quang từ bác sĩ tim mạch. Gia đình của người đàn ông đã được đền bù 4,7 triệu đô la vì đã lập luận thành công rằng i-ốt được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị hội chứng mạch vành cấp tính đã gây ra cái chết của người đàn ông.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Cấp cứu Hoa Kì kết luận rằng iốt không phải là chất gây dị ứng. Theo các chuyên gia nghiên cứu “Dị ứng với động vật có vỏ không làm tăng nguy cơ phản ứng với thuốc cản quang tiêm tĩnh mạch hơn bất kỳ loại dị ứng nào khác”. 

Chẩn đoán dị ứng với động vật có vỏ

Xét nghiệm lẩy da với các dị nguyên thức ăn là kỹ thuật dùng 1 giọt dung dịch được nhỏ lên bề mặt da sau đó dùng kim châm vào giọt dung dịch qua lớp thượng bì rồi lẩy nhẹ dùng để xác định tình trạng phản ứng quá mẫn. (nguồn: foodallergy.org)Xét nghiệm lẩy da với các dị nguyên thức ăn là kỹ thuật dùng 1 giọt dung dịch được nhỏ lên bề mặt da sau đó dùng kim châm vào giọt dung dịch qua lớp thượng bì rồi lẩy nhẹ dùng để xác định tình trạng phản ứng quá mẫn. (nguồn: foodallergy.org)

Một xét nghiệm lẩy da đơn giản có thể xác định bạn có dị ứng với động vật có vỏ hay không. Xét nghiệm lẩy da với các dị nguyên thức ăn là kỹ thuật dùng 1 giọt dung dịch được nhỏ lên bề mặt da sau đó dùng kim châm vào giọt dung dịch qua lớp thượng bì rồi lẩy nhẹ dùng để xác định tình trạng phản ứng quá mẫn với các loại thức ăn. Nếu bạn bị dị ứng, một đốm đỏ ngứa nhỏ sẽ xuất hiện trong vòng vài phút khi các tế bào bạch cầu giải phóng histamine.

Ngoài ra xét nghiệm máu cũng có thể dùng để chẩn đoán dị ứng động vật có vỏ. Xét nghiệm này được gọi là xét nghiệm kháng thể IgE đặc hiệu với chất gây dị ứng hoặc xét nghiệm chất hấp phụ dị nguyên gắn phóng xạ (RAST) để đo lường phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với động vật có vỏ.

Các xét nghiệm dị ứng là cách chắc chắn duy nhất để biết liệu phản ứng của bạn sau khi ăn động vật có vỏ có thực sự là dị ứng động vật có vỏ hay không. 

Phòng ngừa dị ứng với động vật có vỏ

Cách duy nhất để ngăn ngừa dị ứng với động vật có vỏ là tránh tất cả động vật có vỏ và tất cả các sản phẩm có chứa động vật có vỏ.

Dưới đây là một số lời khuyên để tránh động vật có vỏ:

  • Khi đi ở ngoài, hãy hỏi nhân viên/người nấu về cách chế biến thức ăn. Các nhà hàng châu Á thường phục vụ các món ăn có chứa nước mắm. Nước dùng hoặc nước sốt làm từ động vật có vỏ có thể gây phản ứng dị ứng. Hãy nhớ hỏi rằng dầu, chảo hoặc dụng cụ dùng để nấu động vật có vỏ không được dùng để chế biến các loại thực phẩm khác. 
  • Tránh ăn ở nhà hàng hải sản hoặc mua sắm ở chợ cá. Một số người phản ứng ngay cả khi họ hít phải hơi nước hoặc hơi từ việc nấu động vật có vỏ. Sự lây nhiễm chéo cũng có thể xảy ra ở các nhà hàng hải sản.
  • Đọc kỹ nhãn thực phẩm. Các công ty được yêu cầu ghi trên nhãn liệu sản phẩm thực phẩm có chứa động vật có vỏ hay không. Tuy nhiên, yếu tố từ động vật thân mềm như sò điệp và hàu thì không bắt buộc. Hãy thận trọng với các loại thực phẩm có chứa các thành phần mơ hồ, như “cá kho” hoặc “hương liệu hải sản”. Động vật có vỏ cũng có thể có mặt trong nhiều món ăn và chất khác, chẳng hạn như thanh cua, glucosamine, xúp cá, sốt Worcestershire, salad Caesar…
  • Hãy cho người khác biết tình trạng dị ứng của bạn hay người thân. Khi đi máy bay, hãy liên hệ trước với hãng hàng không để biết liệu có món cá hoặc động vật có vỏ nào sẽ được chế biến và phục vụ trên chuyến bay hay không. Thông báo với trường học, nhà trẻ nếu con bạn có bất kỳ dị ứng nào. Khi được mời đi liên hoan thì nói với mọi người về tình trạng dị ứng của mình để tránh hiểu lầm. Trong trường hợp đã từng bị dị ứng với các triệu chứng nặng thì nên luôn mang theo bút adrenaline và đảm bảo rằng nó chưa hết hạn. Bạn hoặc con bạn nên đeo vòng tay/vòng cổ y tế có chứa thông tin dị ứng để thông báo cho người khác biết; trong những trường hợp khẩn cấp nó sẽ có ích.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!