Tình trạng dị ứng đạm sữa bò có thể gây ra:
- Các triệu chứng về da, chẳng hạn như phát ban và chàm
- Các triệu chứng đường tiêu hóa, chẳng hạn như cảm thấy buồn nôn, nôn và đau bụng
- Các triệu chứng về hô hấp, chẳng hạn như sổ mũi và thở khò khè.
Các triệu chứng thường mơ hồ và đôi khi rất khó chẩn đoán xác định.
Dị ứng với đạm sữa bò xảy ra ở khoảng 7% trẻ bú sữa công thức, nhưng chỉ khoảng 0.5% ở trẻ bú mẹ hoàn toàn và những trẻ này cũng thường có phản ứng nhẹ hơn. Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn cũng có thể bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bị dị ứng với đạm sữa bò sau khi trẻ cai sữa.
Dị ứng với đạm sữa bò có nhiều khả năng xảy ra hơn ở những trẻ mắc các bệnh dị ứng khác (như hen suyễn, chàm hoặc viêm mũi dị ứng) hoặc nếu các thành viên trong gia đình mắc các bệnh đó.
Video hướng dẫn chăm sóc trẻ dị ứng sữa bò
Phản ứng dị ứng với sữa bò
Dị ứng đạm bò được chia thành 2 nhóm. Người bị dị ứng đạm sữa bò có thể mắc một trong hai, nhưng cũng có thể là cả hai.
Dị ứng đạm bò nhanh
Đây là những phản ứng chậm có thể xảy ra hàng giờ, hoặc thường là vài ngày, sau khi uống sữa. Có thể có triệu chứng ở da như chàm, các triệu chứng ở bụng như trào ngược, đau bụng hoặc các triệu chứng về hô hấp.
Cách tốt nhất để biết trẻ có bị loại dị ứng này hay không là loại trừ sữa bò khỏi chế độ ăn của trẻ. Sữa cần được loại trừ trong ít nhất 2 tuần, vì các triệu chứng do phản ứng chậm gây ra cũng mất một thời gian khá dài để lắng xuống. Nếu các triệu chứng thuyên giảm khi loại bỏ sữa khỏi chế độ ăn, có thể cho trẻ dùng một lượng sữa nhỏ. Nếu sữa gây ra phản ứng tương tự như trước đây, chẩn đoán có thể được xác nhận. Có thể mất vài ngày để phản ứng dị ứng xuất hiện. Cách thử này có thể được lặp lại vài tháng một lần, vì trẻ có khả năng khỏi chứng dị ứng này theo thời gian.
Đối với trẻ bú bình, có loại sữa công thức đặc biệt được bán theo đơn. Các loại sữa này có tác dụng phá vỡ các đạm để không gây ra phản ứng dị ứng. Trẻ lớn hơn và trẻ đang theo chế độ ăn không có sữa bò bị dị ứng nên đến gặp bác sĩ dinh dưỡng chuyên khoa nhi để đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng và chứa đủ canxi.
Các bà mẹ đang cho con bú cần loại trừ sữa bò và các thực phẩm chứa sữa bò ra khỏi chế độ ăn của mình. Họ nên được kê đơn bổ sung canxi và vitamin D để không bị thiếu dinh dưỡng.
Các bà mẹ cũng phải lưu ý đọc nhãn trên thực phẩm. Ở một số sản phẩm, sữa bò được sử dụng làm nguyên liệu có thể có tên như casein, whey hoặc sữa đông. Các sản phẩm từ sữa bò quen thuộc hơn như bơ, sữa chua và pho mát cũng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm đóng gói.
Hầu hết trẻ em bị loại dị ứng này sẽ khỏi khi được 3 tuổi.
Dị ứng đạm bò chậm
Đây thường là những phản ứng nhanh – xảy ra trong vòng 2 giờ sau khi sữa được tiêu thụ, có thể gây phát ban trên da, nôn và buồn nôn. Chúng được kích hoạt khi cơ thể giải phóng một chất gọi là histamine, vì vậy thuốc kháng histamine có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng. Rất hiếm khi sữa bò gây ra phản ứng phản vệ đe dọa tính mạng.
Loại dị ứng này có thể được chẩn đoán bằng xét nghiệm lẩy da hoặc xét nghiệm máu. Nếu nghi ngờ, trẻ thường sẽ được giới thiệu đến bác sĩ nhi khoa để được khám và điều trị. Hầu hết trẻ em bị loại dị ứng này sẽ khỏi khi được 5 tuổi.
Nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nhi khoa đối với một trong hai loại phản ứng nếu:
- Đứa trẻ không phát triển tốt.
- Đã có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào.
- Nghi ngờ dị ứng nhiều loại thực phẩm.
Các lựa chọn thay thế sữa bò
Nếu nghi ngờ dị ứng đạm sữa bò thì bác sĩ có thể kê đơn sữa công thức phù hợp cho trẻ. Có một số loại sữa khác nhau có sẵn.
Sữa thủy phân hoàn toàn thường được thử trước. Đạm trong sữa thủy phân được chia nhỏ thành các phần nhỏ hơn để không gây ra phản ứng. Ví dụ về sữa thủy phân là Similac Alimentum®, Nutramigen Lipil® 1 và 2 và Pepti® 1, 2 và Junior.
Nếu trẻ vẫn gặp các triệu chứng khi dùng sữa công thức thủy phân thì trẻ có thể thử sữa công thức chứa axit amin (AA). Đạm trong loại sữa này được chia nhỏ hoàn toàn thành các đơn vị nhỏ nhất, được gọi là axit amin. Điều này sẽ ngăn chặn bất kỳ phản ứng đạm sữa bò nào xảy ra. Đôi khi trẻ cần được thử trước nếu dị ứng nghiêm trọng hoặc nếu có nhiều dị ứng. Ví dụ về sữa công thức axit amin là Neocate® và Nutramigen® AA.
Dưới 6 tháng tuổi, trẻ nên bú sữa mẹ hoặc sữa công thức đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh. Đây sẽ là thức uống chính của trẻ cho đến khi trẻ được 1 tuổi.
Một số người cho trẻ uống sữa dê hoặc các loại sữa khác được cho là dễ tiêu hóa hơn sữa bò. Trên thực tế, đạm trong các loại sữa có sẵn khác của động vật có vú rất giống với đạm trong sữa bò. Do đó, việc đổi sang sữa dê hiếm khi giúp cải thiện tình trạng dị ứng đạm sữa bò đã được xác nhận.
Sử dụng sữa có ít đường lactose (lactose là một loại đường có trong sữa bò) sẽ không giúp ích. Dị ứng này là do đạm, chứ không phải do đường lactose trong sữa bò là nguyên nhân gây ra vấn đề.
Sữa đậu nành thường không được khuyến khích cho trẻ bị dị ứng với sữa bò. Đậu nành là một nguyên nhân phổ biến khác gây dị ứng thực phẩm ở trẻ em. Và những người bị một chứng dị ứng thì sẽ có nhiều khả năng mắc chứng dị ứng khác. Nó không nên được sử dụng như một thức uống chính cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu trẻ không bị dị ứng với sữa đậu nành và được chuyên gia y tế đề nghị sau thời gian 6 tháng tuổi thì trẻ vẫn có thể dùng nó.
Không dung nạp lactose: là một tình trạng khác với dị ứng đạm sữa bò. Nó xảy ra do cơ thể không thể tiêu hóa một loại đường gọi là lactose có trong sữa bò, chứ không phải là đạm. Tình trạng này rất phổ biến và có xu hướng mắc ở khi trẻ còn nhỏ hoặc ở tuổi trưởng thành.
Xem thêm: