Đau đầu dạng căng thẳng là gì?
Video: Đau đầu do căng thẳng, stress ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe
Hầu hết đau đầu do căng thẳng xuất hiện thành từng cơn, tần suất trung bình một hoặc hai lần mỗi tháng, nhiều trường hợp cơn đau trở thành mãn tính.
Thông tin nghiên cứu dựa trên số liệu thu thập từ Cleveland Clinic - một trong mười bệnh viện tốt nhất thế giới 2020, đau đầu mãn tính ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số Hoa Kỳ, cơn đau xuất hiện thành từng đợt kéo dài khoảng 15 ngày mỗi tháng. Phụ nữ có nguy cơ bị đau đầu dạng căng thẳng cao gấp đôi nam giới.
Nguyên nhân của đau đầu dạng căng thẳng
Đau đầu dạng căng thẳng gây ra bởi các cơn co thắt các nhóm cơ vùng đầu và cổ.
Sự co thắt gây ra bởi nhiều loại tác nhân:
- Bữa ăn: ăn quá nhiều hoặc quá ít
- Cường độ sinh hoạt luôn trong tình trạng quá sức
- Công việc hoặc cuộc sống liên tục căng thẳng
Một số người có biểu hiện đau đầu dạng căng thẳng sau khi nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính hoặc lái xe trong thời gian dài. Nhiệt độ thấp cũng có thể là một trong các yếu tố gây ra dạng đau đầu này.
Các tác nhân khác gây ra cơn đau đầu dạng căng thẳng bao gồm:
- Rượu
- Mỏi mắt
- Khô mắt
- Mệt mỏi
- Hút thuốc
- Cảm lạnh hoặc cảm cúm
- Viêm xoang
- Sử dụng chất kích thích như cafein
- Duy trì một tư thế liên tục trong thời gian dài
- Cảm xúc tiêu cực
- Mất nước
- Mất ngủ
- Bữa ăn không đầy đủ
Các triệu chứng của đau đầu dạng căng thẳng
Các triệu chứng của đau đầu căng thẳng bao gồm:
- Đầu luôn có cảm giác bị một chiếc dây hoặc khăn siết chặt;
- Khả năng tập trung, ghi nhớ suy giảm;
- Đau đầu âm ỉ kéo dài, đôi khi xuất hiện cả cơn đau vùng gáy;
- Khó ngủ, mất ngủ thường xuyên;
- Khi căng thẳng, mệt mỏi hoặc tiếp xúc với tiếng ồn lớn thì mức độ đau tăng lên;
- Có cảm giác co cứng các cơ vùng đầu – mặt – cổ;
Cơn đau thường nhẹ hoặc vừa, nhưng cũng có thể dữ dội. Trong trường hợp cơn đau dữ dội, có thể nhầm lẫn với chứng đau nửa đầu.
Tuy nhiên, đau đầu dạng căng thẳng không có các triệu chứng đi kèm như của chứng đau nửa đầu, chẳng hạn như buồn nôn và nôn . Trong một số trường hợp hiếm hoi, đau đầu dạng căng thẳng có thể kèm theo nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn lớn, tương tự như chứng đau nửa đầu.
Lưu ý
Trong trường hợp cơn đau kéo dài, dữ dội, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống, việc gặp các bác sĩ là cần thiết để có thể tiến hành các xét nghiệm loại trừ các bệnh lý có biểu hiện tương tự, chẳng hạn như khối u trong não.
Các xét nghiệm được sử dụng để loại trừ các tình trạng bệnh lý khác bao gồm chụp CT hoặc chụp MRI nhằm kiểm tra mạch máu và các tổ chức phần mềm khu vực đầu mặt cổ nhằm phát hiện các tổn thương thực thể.
Phương pháp điều trị chứng đau đầu dạng căng thẳng
Theo dõi và chăm sóc tại nhà
Bạn có thể bắt đầu bằng cách uống nhiều nước hơn nếu nguyên nhân gây ra chứng đau đầu dạng căng thẳng là do tình trạng thiếu nước. Ngoài ra, bạn cũng nên theo dõi đánh giá tình trạng giấc ngủ của mình. Thiếu ngủ cũng có thể dẫn đến đau đầu do căng thẳng. Và hãy chắc chắn rằng bạn không bỏ bất kỳ bữa ăn nào, cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng cũng là một trong các yếu tố dẫn đến cơn đau đầu của bạn.
Nếu không phải các nguyên nhân có thể khắc phục ở trên thì bạn có thể dùng thuốc giảm đau trong nhóm thuốc không kê đơn (OTC), chẳng hạn như ibuprofen hoặc aspirin, để thoát khỏi cơn đau đầu do căng thẳng. Tuy nhiên, những thuốc này nên hạn chế sử dụng, chỉ dùng khi các biện pháp hỗ trợ khác không có hiệu quả, cơn đau đầu quá ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc.
Theo thông kê của Mayo Clinic, sử dụng thuốc quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng "lạm dụng" hoặc "tái phát" cơn đau khó kiểm soát. Điều này xảy ra khi cơ thể bạn đã quá quen với một loại thuốc và dần dần thuốc sẽ không còn tác dụng việc giảm đau sẽ trở nên khó khăn, mất nhiều thời gian hơn.
Thuốc nằm trong nhóm kể trên đôi khi không đủ để điều trị chứng đau đầu do căng thẳng tái phát. Trong những trường hợp như vậy, bạn có thể tham vấn các chuyên gia y tế để sử dụng nhóm thuốc kê đơn, chẳng hạn như:
- Indomethacin
- Ketorolac
- Naproxen
- Thuốc giảm đau nhóm opioid
- Thuốc giảm đau acetaminophen loại kê đơn
Nếu thuốc giảm đau không có tác dụng, có thể sử dụng nhóm thuốc có tác dụng giãn cơ. Nhóm thuốc này giúp cải thiện các cơn co là nguyên nhân chính gây ra triệu chứng đau.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể được kê nhóm thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như nhóm chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc (SSRI). Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh tác động lên mạch máu thông qua đó liên quan đến các cơn đau đầu. Sử dụng thuốc nhóm SSRI giúp ổn định mức serotonin trong não giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Một số phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như:
- Các khóa học quản lý căng thẳng Các khóa học này có thể giúp bạn đối phó và giải tỏa căng thẳng.
- Phản hồi sinh học (Biofeedback) là phương thức điều trị không sử dụng thuốc giúp bạn học cách kiểm soát cơn đau bằng cách sử dụng tâm trí.
- Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) là hình thức tâm lý trị liệu giúp người tham gia hiểu rõ sự ảnh hưởng của suy nghĩ, cảm xúc lên hành vi. CBT thường được sử dụng để điều trị các rối loạn liên quan đến sợ hãi, nghiện, trầm cảm và lo âu. Người tham gia sẽ học cách xác định và thay đổi suy nghĩ tiêu cực gây ảnh hưởng xấu đến cảm xúc cũng như hành vi của mình.
- Châm cứu: là phương thức chữa bệnh của y học cổ truyền Trung Quốc bằng cách đưa những chiếc kim mỏng xuyên qua da vào các điểm cụ thể trên cơ thể, nghiên cứu và quan điểm của cộng đồng y tế về vai trò của châm cứu còn nhiều sự trái ngược nhau. Tuy nhiên một số bằng chứng cho thấy vai trò của châm cứu chữa đau đầu hiệu quả đặc biệt là những trường hợp đau đầu mãn tính.
Bổ sung vitamin, khoáng chất cũng góp phần giảm đau do căng thẳng. Tuy nhiên, sử dụng các thành phần bổ sung có thể tương tác với các loại thuốc thông thường do vậy cần cân nhắc trước khi sử dụng .
Các chất bổ sung sau đây có thể giúp ngăn ngừa đau đầu do căng thẳng:
- Bánh bơ
- Coenzyme Q10
- Thảo dược Feverfew
- Khoáng chất như Magie
- Vitamin nhóm B
Những biện pháp sau cũng có tác dụng làm dịu cơn đau đầu do căng thẳng:
- Dùng nhiệt: sử dụng đai quấn nóng hoặc túi chườm đá đặt lên đầu trong 5 đến 10 phút vài lần mỗi ngày.
- Tắm nước ấm hoặc tắm vòi sen để thư giãn các cơ đang căng thẳng.
- Cải thiện các tư thế có hại.
- Xen kẽ các khoảng nghỉ ngắn nếu sử dụng máy tính thường xuyên để tránh mỏi mắt.
Tuy nhiên, những biện pháp này không có tác dụng ngăn cơn đau đầu xuất hiện trở lại.
Phòng tránh việc tái phát cơn đau
Vì đau đầu do căng thẳng thường có các tác nhân cụ thể gây ra, nên việc xác định các yếu tố gây ra đau đầu là một cách để ngăn ngừa các cơn đau tái phát.
Một cuốn nhật ký đau đầu có thể giúp bạn xác định nguyên nhân đau đầu căng thẳng của bản thân.
Bạn ghi lại:
- Bữa ăn hàng ngày
- Loại đồ uống thường sử dụng
- Các hoạt động hàng ngày
- Lưu ý những tình huống gây ra căng thẳng
Khi bạn bị đau đầu do căng thẳng, hãy ghi lại chi tiết những điều kể trên. Sau vài tuần hoặc vài tháng, bạn có thể phát hiện ra những yếu tố nguy cơ khiến cho cơn đau đầu xuất hiện thông qua việc ghi chép đó. Ví dụ, nếu nhật ký của bạn cho thấy đau đầu xảy ra vào những ngày bạn ăn một loại thực phẩm cụ thể, thì thực phẩm đó có thể là nguyên nhân kích thích cơn đau của bạn.
Tiên lượng đau đầu dạng căng thẳng
Đau đầu dạng căng thẳng thường đáp ứng với điều trị và hiếm khi gây ra bất kỳ tổn thương thần kinh vĩnh viễn nào. Tuy nhiên, đau đầu căng thẳng mãn tính có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
Những cơn đau đầu này có thể khiến bạn gặp khó khăn khi tham gia các hoạt động thể chất. Cơn đau có thể khiến bạn không thể tập trung học tập hay làm việc. Nếu nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng, hãy tìm gặp các chuyên gia y tế chăm sóc sức khỏe để được tư vấn.
Điều quan trọng là không bỏ qua các triệu chứng nghiêm trọng. Đến trung tâm y tế ngay lập tức nếu bạn bị đau đầu đột ngột hoặc đau đầu kèm theo:
- Nói lắp
- Mất thăng bằng
- Sốt cao
Đây là những dấu hiệu cảnh báo mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu chẳng hạn như:
- Đột quỵ
- Khối u
- Phình động mạch
Xem thêm :