Video Những Nguyên Nhân Gây Chảy Máu Chân Răng Có Thể Bạn Chưa Biết
Đôi khi chảy máu chân răng có thể do đánh răng quá mạnh hoặc đeo răng giả không vừa vặn. Chảy máu chân răng thường xuyên cũng có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng hơn, bao gồm:
- Viêm nha chu
- Bệnh bạch cầu (Leukemia)
- Thiếu vitamin
- Thiếu tế bào đông máu
Các nguyên nhân nha khoa gây chảy máu chân răng
Các vấn đề về chăm sóc răng miệng là nguyên nhân chính gây chảy máu chân răng. Viêm lợi và viêm nha chu khiến nướu nhạy cảm và dễ bị chảy máu.
- Viêm lợi
Hầu hết mọi người bị viêm lợi khi mảng bám trên đường viền nướu không được làm sạch đúng cách trong thời gian dài. Mảng bám răng được hình thành từ các mảnh vụn thức ăn và vi khuẩn bám trên răng.
Đánh răng giúp loại bỏ và ngăn mảng bám phát triển thành sâu răng. Tuy nhiên, mảng bám còn có thể bám trên đường viền nướu nếu không chải răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách.
Nếu mảng bám không được loại bỏ, nó có thể cứng lại thành cao răng, làm tăng chảy máu nướu. Sự tích tụ của mảng bám gần nướu răng cũng có thể gây ra viêm lợi.
Các triệu chứng của viêm lợi bao gồm:
- Nướu sưng
- Đau nhức trong miệng và xung quanh nướu
- Chảy máu chân răng
- Viêm nha chu
Bệnh nha chu (viêm nha chu) có thể xảy ra khi tình trạng viêm lợi trở nên nặng hơn. Bệnh nha chu là tình trạng nhiễm trùng nướu, xương hàm và các mô nâng đỡ liên kết răng và nướu. Viêm nha chu có thể khiến răng bị lung lay hoặc nặng hơn là mất răng.
- Thiếu các loại vitamin
Sự thiếu hụt vitamin C và vitamin K cũng có thể khiến nướu răng dễ bị chảy máu.
Bác sĩ có thể cần kiểm tra hàm lượng vitamin C và K nếu người bệnh bị chảy máu chân răng mà không phải do chăm sóc răng miệng không đúng cách. Ngoài ra, hãy duy trì chế độ ăn uống chứa cả hai loại vi chất này để đảm bảo nhận được lượng vitamin cần thiết để duy trì sức khỏe.
Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm:
- Trái cây và nước trái cây họ cam quýt
- Bông cải xanh
- Dâu tây
- Cà chua
- Khoai tây
- Ớt chuông
Thực phẩm giàu vitamin K bao gồm:
- Cải xoong
- Cải xoăn
- Rau chân vịt
- Cải Thụy Sĩ (cải cầu vồng)
- Rau diếp
- Cải bẹ xanh
- Đậu nành
- Dầu canola (dầu hạt cải)
- Dầu ô liu
Các nguyên nhân khác
Những người đeo răng giả đôi khi cũng có thể bị chảy máu chân răng. Điều này dễ xảy ra hơn khi răng giả có kích thước quá chặt so với nướu.
Hãy hỏi ý kiến nha sĩ nếu răng giả hoặc các thiết bị răng miệng khác đang làm chảy máu chân răng. Có thể cần phải thay đổi kích thước răng giả để vừa vặn hơn với nướu mỗi người.
Mang thai có thể là nguyên nhân gây chảy máu nướu, và cũng không phải hiếm gặp. Sự thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thời kỳ mang thai có thể khiến nướu nhạy cảm hơn.
Rối loạn đông cầm máu như bệnh máu khó đông và bệnh bạch cầu cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu chân răng. Nướu có thể dễ bị chảy máu hơn nếu dùng thuốc chống đông máu như warfarin, aspirin hoặc heparin.
Điều trị
Vệ sinh răng miệng tốt là bước đầu tiên để điều trị chảy máu chân răng.
Hãy đến gặp nha sĩ ít nhất 2 lần mỗi năm để được vệ sinh răng miệng một cách chuyên nghiệp. Nha sĩ sẽ phát hiện tình trạng viêm lợi và hướng dẫn cách đánh răng đúng cách. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách có thể loại bỏ mảng bám trên đường viền nướu và giảm nguy cơ phát triển bệnh nha chu.
Nha sĩ cũng có thể hướng dẫn cách sử dụng nước súc miệng sát khuẩn để giảm thiểu mảng bám hình thành trong miệng. Và súc miệng bằng nước muối ấm có thể giúp làm dịu nướu bị sưng dễ chảy máu.
Sử dụng bàn chải đánh răng mềm, động tác nhẹ nhàng đối với nướu bị viêm, đặc biệt nếu hay bị chảy máu sau khi đánh răng. Lông bàn chải thô và cứng có thể làm tổn thương nướu gây chảy máu.
Cũng có thể cân nhắc sử dụng bàn chải đánh răng điện. Đầu bàn chải được thiết kế đặc biệt giúp chải sạch đường viền nướu dễ dàng hơn so với bàn chải đánh răng thủ công.
Tổng kết
Chảy máu chân răng là triệu chứng phổ biến nhất của các vấn đề răng miệng, tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe khác cũng có thể là nguyên nhân.
Hãy đi khám nha sĩ để xác định xem sức khỏe răng miệng có phải là vấn đề cơ bản gây chảy máu chân răng hay không. Khám sức khỏe và xét nghiệm máu có thể giúp xác định nguyên nhân gây chảy máu. Điều trị sẽ khác nhau tùy theo tình trạng mỗi người..
Xem thêm: