Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho hai điểm A(1; 1) và B(7; 5). a) Tìm toạ độ của điểm C
334
11/01/2024
Bài 4.36 trang 66 SBT Toán 10 Tập 1:
Trong mặt phẳng toạ độ Oxy cho hai điểm A(1; 1) và B(7; 5).
a) Tìm toạ độ của điểm C thuộc trục hoành sao cho C cách đều A và B.
b) Tìm toạ độ của điểm D thuộc trục tung sao cho vectơ →DA+→DB có độ dài ngắn nhất.
Trả lời
a) Vì C cách đều A và B nên CA = CB
⇒ AC2 = BC2
Giả sử C(x; 0) là điểm thuộc trục hoành
Với A(1; 1); B(7; 5) và C(x; 0) ta có:
• →AC=(x−1;−1) ⇒ AC2 = (x – 1)2 + (–1)2
⇒ AC2 = x2 – 2x + 2
• →BC=(x−7;−5) ⇒ BC2 = (x – 7)2 + (–5)2
⇒ BC2 = x2 – 14x + 74
Do đó AC2 = BC2
⇒ x2 – 2x + 2 = x2 – 14x + 74
⇒ 12x = 72
⇒ x = 6
Vậy C(6; 0).
b) Gọi M là trung điểm của AB.
Khi đó →DA+→DB=2→DM
Do đó để vectơ →DA+→DB có độ dài ngắn nhất thì vectơ 2→DM có độ dài ngắn nhất
⇒ DM có độ dài ngắn nhất
Hay DM2 nhỏ nhất.
Giả sử D(0; y) là điểm thuộc trục tung
Với A(1; 1); B(7; 5) và D(0; y) ta có:
• M là trung điểm của AB nên {xM=1+72=4yM=1+52=3
⇒ M(4; 3)
⇒→DM=(4;3−y)
⇒ DM2 = 42 + (3 – y)2
Hay DM2 = (y – 3)2 + 16
Vì (y – 3)2 ≥ 0 với mọi y
Nên (y – 3)2 + 16 ≥ 16 với mọi y
Hay DM2 ≥ 16 với mọi y
Dấu “=” xảy ra khi và chỉ khi y – 3 = 0 ⇒ y = 3.
Do đó DM đạt giá trị nhỏ nhất khi D(0; 3)
Vậy D(0; 3) thì vectơ →DA+→DB có độ dài ngắn nhất.
Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 9: Tích của một vectơ với một số
Bài 10: Vectơ trong mặt phẳng tọa độ
Bài 11: Tích vô hướng của hai vectơ
Bài tập cuối chương 4
Bài 12: Số gần đúng và sai số
Bài 13: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm