Bể cá cảnh nhà bạn Khôi có dạng lập phương với độ dài cạnh x (dm). Ban đầu mực nước ở bể cao x – 1 (dm), bạn Khôi đặt
121
03/01/2024
Bài 37 trang 50 SBT Toán 7 Tập 1:
Bể cá cảnh nhà bạn Khôi có dạng lập phương với độ dài cạnh x (dm). Ban đầu mực nước ở bể cao x – 1 (dm), bạn Khôi đặt một khối đá núi cảnh chìm vào nước trong bể thì mực nước ở bể cao thêm 0,5 dm.
a) Tính thể tích nước có ở bể lúc đầu theo x.
b) Tính thể tích khối đá mà bạn Khôi thả chìm vào nước trong bể theo x.
c) Tính thể tích nước và khối đá mà bạn Khôi thả chìm vào nước trong bể theo x.
Trả lời
a) Ban đầu mực nước ở bể cao x – 1 (dm) nên thể tích nước có ở bể lúc đầu chính là thể tích của hình hộp chữ nhật có đáy là hình vuông cạnh x (dm) và chiều cao là x – 1 (dm).
Do đó thể tích nước có ở bể lúc đầu là:
x . x . (x – 1) = x2 . (x – 1) = x3 – x2 (dm3).
Vậy thể tích nước có ở bể lúc đầu là x3 – x2 (dm3).
b) Thể tích của khối đá chính là thể tích phần nước dâng lên, bằng với thể tích của hình hộp chữ nhật có đáy là hình vuông cạnh x (dm) và chiều cao là 0,5 dm.
Do đó thể tích khối đá mà bạn Khôi thả chìm vào nước trong bể là:
x . x . 0,5 = 0,5x2 (dm3).
Vậy thể tích khối đá mà bạn Khôi thả chìm vào nước trong bể là: 0,5x2 (dm3).
c) Thể tích nước và khối đá mà bạn Khôi thả chìm vào nước trong bể là:
x3 – x2 + 0,5x2 = x3 + (– x2 + 0,5x2) = x3 – 0,5x2 (dm3).
Vậy thể tích nước và khối đá mà bạn Khôi thả chìm vào nước trong bể là x3 – 0,5x2 (dm3).
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 2. Đa thức một biến. Nghiệm của đa thức một biến
Bài 3. Phép cộng, phép trừ đa thức một biến
Bài 4. Phép nhân đa thức một biến
Bài 5. Phép chia đa thức một biến
Bài tập cuối chương 6
Bài 1. Tổng các góc của một tam giác