Giải Sách bài tập Toán lớp 7 Bài 2: Đa thức một biến. Nghiệm của đa thức một biến
Bài 17 trang 42 SBT Toán 7 Tập 1:
Lực F (N) của gió khi thổi vuông góc vào cánh buồm tỉ lệ thuận với bình phương vận tốc v (m/s) của gió, ta có công thức F = 30v2.
a) Tính lực F khi v = 15; v = 20.
b) Biết cánh buồm chỉ có thể chịu được áp lực tối đa là 12 000 N, hỏi con thuyền có thể đi được trong gió bão với vận tốc gió 90 km/h hay không?
Lời giải
a) Khi v = 15 thay vào công thức F = 30v2 ta có:
F = 30 . 152 = 30 . 225 = 6 750 (N).
Khi v = 20 thay vào công thức F = 30v2 ta có:
F = 30 . 202 = 12 000 (N).
Vậy lực F khi v = 15; v = 20 lần lượt là 6 750 N và 12 000 N.
b) Đổi 90 km/h = = 25 m/s.
Khi v = 25 thay vào công thức F = 30v2 ta có:
F = 30 . 252 = 18 750 (N).
Do 18 750 > 12 000 nên con thuyền không đi được trong gió bão với vận tốc 25 m/s.
Vậy con thuyền không đi được trong gió bão với vận tốc 90 km/h.
Bài 18 trang 42, 43 SBT Toán 7 Tập 1:
Dung tích phổi của mỗi người phụ thuộc vào một số yếu tố, trong đó có hai yếu tố quan trọng là chiều cao và độ tuổi. Các nhà khoa học đã đưa ra công thức ước tính dung tích chuẩn phổi của mỗi người theo giới tính như sau:
Nam: P = 0,057h – 0,022a – 4,23;
Nữ: Q = 0,041h – 0,018a – 2,69.
Trong đó: h là chiều cao tính bằng xăng-ti-mét; a là tuổi tính bằng năm; P và Q là dung tích chuẩn của phổi tính bằng lít.
(Nguồn: Toán 7, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2020)
a) Theo công thức trên, nếu bạn Chi (nữ) 13 tuổi, cao 150 cm và bạn Hùng (nam) 13 tuổi, cao 160 cm thì dung tích chuẩn phổi của mỗi bạn là bao nhiêu?
b) Em hãy tính dung tích chuẩn phổi của mình theo công thức trên.
Lời giải
a) Dung tích chuẩn phổi của bạn Chi (nữ) 13 tuổi, cao 150 cm là:
Q = 0,041 . 150 – 0,018 . 13 – 2,69 = 3,226 (l).
Dung tích chuẩn phổi của bạn Hùng (nam) 13 tuổi, cao 160 cm là:
P = 0,057 . 160 – 0,022 . 13 – 4,23 = 4,604 (l).
b) Học sinh thực hiện tương tự như phần a).
Bài 19 trang 43 SBT Toán 7 Tập 1:
Cho đa thức R(x) = x2 + 5x4 – 3x3 + x2 + 4x4 + 3x3 – x + 5.
a) Thu gọn và sắp xếp đa thức R(x) theo số mũ giảm dần của biến.
b) Tìm bậc của đa thức R(x).
c) Tìm hệ số cao nhất và hệ số tự do của đa thức R(x)..
d) Tính R(‒1), R(0), R(1), R(‒a) (với a là một số).
Lời giải
a) Ta có:
R(x) = x2 + 5x4 – 3x3 + x2 + 4x4 + 3x3 – x + 5
= (5x4 + 4x4) + (– 3x3 + 3x3) + (x2 + x2) – x + 5
= 9x4 + 2x2 – x + 5.
Vậy thu gọn và sắp xếp đa thức R(x) theo số mũ giảm dần của biến ta được R(x) = 9x4 + 2x2 – x + 5.
b) Đa thức R(x) = 9x4 + 2x2 – x + 5 có bậc là 4 (do số mũ cao nhất của biến x trong đa thức là 4).
c) Đa thức R(x) = 9x4 + 2x2 – x + 5 có hệ số cao nhất là 9 và hệ số tự do là 5.
d) Ta có:
• R(‒1) = 9 . (‒1)4 + 2 . (‒1)2 – (‒1) + 5
= 9 . 1 + 2 . 1 + 1 + 5 = 17.
• R(0) = 9 . 04 + 2 . 02 – 0 + 5 = 5.
• R(1) = 9 . 14 + 2 . 12 – 1 + 5 = 15.
• R(‒a) = 9 . (‒a)4 + 2 . (‒a)2 – (‒a) + 5
= 9a4 + 2a2 + a + 5.
Vậy R(‒1) = 17; R(0) = 5; R(1) = 15 và R(‒a) = 9a4 + 2a2 + a + 5.
Bài 20 trang 43 SBT Toán 7 Tập 1:
Cho đa thức P(x) = 4x4 + 2x3 – x4 – x2.
a) Tìm bậc, hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức P(x).
b) Mỗi phần tử của tập hợp có là nghiệm của đa thức P(x) không? Vì sao?
Lời giải
a) Ta có:
P(x) = 4x4 + 2x3 – x4 – x2
= (4x4 – x4) + 2x3 – x2
= 3x4 + 2x3 – x2
Đa thức P(x) có bậc là 4, hệ số cao nhất là 3 và hệ số tự do là 0.
b)
• Thay x = ‒1 vào P(x) = 3x4 + 2x3 – x2 ta được:
P(‒1) = 3 . (‒1)4 + 2 . (‒1)3 – (‒1)2
= 3 . 1 + 2 . (‒1) – 1
= 0.
Do đó x = ‒1 là nghiệm của đa thức P(x).
• Thay x = vào P(x) = 3x4+ 2x3 – x2 ta được:
.
Vì ≠ 0 nên x = không là nghiệm của đa thức P(x).
Vậy phần tử ‒1 của là nghiệm của đa thức P(x).
Bài 21 trang 43 SBT Toán 7 Tập 1:
Tìm bậc của mỗi đa thức sau:
a) 2 – 3x2 + 5x4 – x – x2 – 5x4 + 3x3; b) 2x3 – 6x7;
c) 1 – x; d) – 3; e) 0.
Lời giải
a) Ta có:
2 – 3x2 + 5x4 – x – x2 – 5x4 + 3x3
= (5x4 – 5x4) + 3x3 + (– 3x2 – x2) – x + 2
= 3x3 – 4x2 – x + 2.
Đa thức trên có bậc là 3 do số mũ cao nhất của biến x là 3.
b) Đa thức 2x3 – 6x7 có bậc là 7 do số mũ cao nhất của biến x là 7.
c) Đa thức 1 – x có bậc là 1 do số mũ cao nhất của biến x là 1.
d) Đa thức – 3 có bậc là 0 do số mũ cao nhất của biến x là 0.
e) Đa thức 0 không có bậc.
Bài 22 trang 43 SBT Toán 7 Tập 1:
Kiểm tra xem:
a) x = , x = có là nghiệm của đa thức P(x) = 2x – 1 hay không;
b) x = 2, x = có là nghiệm của đa thức Q(x) = –3x + 6 hay không;
c) t = 0, t = 2 có là nghiệm của đa thức R(t) = t2 + 2t hay không;
d) t = 0, t = 1, t = –1 có là nghiệm của đa thức H(t) = t3 – t hay không.
Lời giải
a) Xét đa thức P(x) = 2x – 1.
• Thay x = vào P(x) ta được:
.
Do đó x = là nghiệm của đa thức P(x) = 2x – 1.
• Thay x = vào P(x) ta được:
.
Do đó x = không là nghiệm của đa thức P(x) = 2x – 1.
Vậy x = là nghiệm; x = không là nghiệm của đa thức P(x) = 2x – 1.
b) Xét đa thức Q(x) = –3x + 6.
• Thay x = 2 vào đa thức Q(x) ta được:
Q(2) = –3 . 2 + 6 = 0.
Do đó x = 2 là nghiệm của đa thức Q(x) = –3x + 6.
• Thay x = vào đa thức Q(x) ta được:
Do đó x = không là nghiệm của đa thức Q(x) = –3x + 6.
Vậy x = 2 là nghiệm; x = không là nghiệm của đa thức Q(x) = –3x + 6.
c) Xét đa thức R(t) = t2 + 2t.
• Thay t = 0 vào đa thức R(t) ta được:
R(0) = 02 + 2 . 0 = 0.
Do đó t = 0 là nghiệm của đa thức R(t) = t2 + 2t.
• Thay t = 2 vào đa thức R(t) ta được:
R(2) = 22 + 2 . 2 = 8 ≠ 0.
Do đó t = 2 không là nghiệm của đa thức R(t) = t2 + 2t.
Vậy t = 0 là nghiệm; t = 2 không là nghiệm của đa thức R(t) = t2 + 2t.
d) Xét đa thức H(t) = t3 – t.
• Thay t = 0 vào đa thức H(t) ta được:
H(0) = 03 – 0 = 0.
Do đó t = 0 là nghiệm của đa thức H(t) = t3 – t.
• Thay t = 1 vào đa thức H(t) ta được:
H(1) = 13 – 1 = 0.
Do đó t = 1 là nghiệm của đa thức H(t) = t3 – t.
• Thay t = –1 vào đa thức H(t) ta được:
H(‒1) = (‒1)3 – (‒1) = 0.
Do đó t = ‒1 là nghiệm của đa thức H(t) = t3 – t.
Vậy t = 0, t = 1, t = –1 đều là nghiệm của đa thức H(t) = t3 – t.
Bài 23* trang 43 SBT Toán 7 Tập 1:
Chứng tỏ các đa thức sau không có nghiệm:
a) x2 + 4;
b) 10x2 + ;
c) (x – 1)2 + 7.
Lời giải
a) Vì x2 ≥ 0 với mọi giá trị của x.
Nên x2 + 4 ≥ 4 với mọi giá trị của x.
Hay x2 + 4 > 0 với mọi giá trị của x.
Do đó đa thức x2 + 4 không có nghiệm với mọi giá trị của x.
Vậy đa thức x2 + 4 không có nghiệm.
b) Vì x2 ≥ 0 với mọi giá trị của x.
Nên 10x2 ≥ 0 với mọi giá trị của x.
Suy ra 10x2 + ≥ với mọi giá trị của x.
Hay 10x2 + > 0 với mọi giá trị của x.
Do đó đa thức 10x2 + không có nghiệm với mọi giá trị của x.
Vậy đa thức 10x2 + không có nghiệm.
c) Vì (x – 1)2 ≥ 0 với mọi giá trị của x.
Nên (x – 1)2 + 7 ≥ 7 với mọi giá trị của x.
Hay (x – 1)2 + 7 > 0 với mọi giá trị của x.
Do đó đa thức (x – 1)2 + 7 không có nghiệm với mọi giá trị của x.
Vậy đa thức (x – 1)2 + 7 không có nghiệm.
Bài 24 trang 44 SBT Toán 7 Tập 1:
Đố?
Tác phẩm “TRUYỆN …” là một truyện thơ của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm đó được xem là một trong những truyện thơ nổi tiếng nhất và xét vào hàng kinh điển trong văn học Việt Nam, nó được viết theo thể thơ lục bát, gồm 3 254 câu.
Em sẽ biết từ còn thiếu của tên truyện thơ trên bằng cách thu gọn mỗi đa thức sau rồi viết các chữ tương ứng với kết quả tìm được vào các ô trống trong bảng dưới đây:
I. 3x3 + x3 – x3; Ề. 2021x + (–2021x);
K. x4 – x4 + x4; U. 6x2 + x2 – x2.
Lời giải
Ta thu gọn các đa thức:
I. 3x3 + x3 – x3 = x3 = x3;
Ề. 2021x + (–2021x) = (2021 – 2021)x = 0.
K. x4 – x4 + x4 = x4 = x4;
U. 6x2 + x2 – x2 = x2 = x2.
x4 |
x3 |
0 |
x2 |
K |
I |
Ề |
U |
Vậy truyện thơ đó là “TRUYỆN KIỀU”.
Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 1. Biểu thức số. Biểu thức đại số
Bài 3. Phép cộng, phép trừ đa thức một biến