Chảy máu mũi (chảy máu cam): Nguyên nhân, xử lý, điều trị và phòng ngừa

Chảy máu mũi (hay còn gọi là chảy máu cam) dễ xảy ra do vị trí dễ bị tổn thương của mũi và các mạch máu gần bề mặt trong niêm mạc mũi. Hầu hết các trường hợp chảy máu mũi đều có thể được xử lý tại nhà. Tuy nhiên bạn nên đi khám bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng khác.

Tổng quan

Chảy máu mũi xảy ra khi các mạch máu trong mũi bị tổn thương. 

Chảy máu mũi là gì? 

Nói một cách đơn giản thì chảy máu mũi là tình trạng các mô bên trong mũi chảy máu.

Chảy máu mũi (hay chảy máu cam) là một hiện tượng phổ biến. Khoảng 60% con người đều sẽ bị chảy máu mũi ít nhất một lần trong đời. Mũi nằm ở giữa mặt và chứa một số lượng lớn các mạch máu nằm sát bề mặt niêm mạc mũi khiến nó trở thành đối tượng dễ bị tổn thương và chảy máu.

Chảy máu mũi có nghiêm trọng không? 

Nhìn thấy máu chảy ra từ mũi của mình có thể rất đáng quan ngại nhưng hầu hết các trường hợp chảy máu mũi đều không nghiêm trọng và có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên một vài trường hợp chảy máu mũi nên được bác sĩ kiểm tra. Nếu bạn bị chảy máu mũi thường xuyên thì hãy đi khám bác sĩ bởi đó có thể là dấu hiệu ban đầu của các vấn đề y tế cần được chẩn đoán. Trong một số trường hợp chảy máu mũi, máu sẽ chảy ở phía sau mũi. Những trường hợp này liên quan đến các mạch máu lớn, máu chảy nhiều có thể gây nguy hiểm. Bạn cần được chăm sóc y tế đặc biệt nếu máu bắt đầu chảy không ngừng hơn 20 phút sau một chấn thương kể cả khi bạn đã kẹp mũi. (Hãy tiếp tục đọc để biết thêm về cách xử trí khi chảy máu mũi).

Có nhiều loại chảy máu mũi không? 

Hai loại chảy máu mũi. Nguồn: thaythuocvietnam.vnHai loại chảy máu mũi. Nguồn: thaythuocvietnam.vn

Câu trả lời là có. Các loại chảy máu mũi được đặt tên theo vị trí máu chảy. Có hai loại chính, một loại nghiêm trọng hơn loại còn lại. Chảy máu mũi trước bắt đầu ở phía trước mũi ở phần dưới của vách ngăn hai mũi. Các mao mạch và mạch máu nhỏ ở đây rất mỏng manh, dễ vỡ dẫn đến chảy máu. Đây là trường hợp chảy máu mũi phổ biến hơn và thường không nghiêm trọng. Tình trạng này thường gặp ở trẻ em và có thể được điều trị tại nhà.

Chảy máu mũi sau xảy ra đằng sau bên trong mũi. Tình trạng này được gây ra bởi các mạch máu lớn hơn ở phần sau của mũi gần cổ họng. Chảy máu mũi loại này thường nghiêm trọng hơn loại trước. Lượng máu chảy nhiều và có thể chảy ngược xuống cổ họng. Bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức khi bị chảy máu mũi sau. Tình trạng này phổ biến hơn ở người lớn.

Ai có thể bị chảy máu mũi? 

Bất cứ ai cũng có thể bị chảy máu mũi. Hầu hết mọi người đều bị ít nhất một lần trong cuộc đời. Tuy nhiên một vài người dễ bị chảy máu mũi hơn những người khác.

Những người này là:

  • Trẻ em từ 2 đến 10 tuổi. Không khí khô, cảm lạnh dị ứng và việc cho ngón tay hay đồ vật vào trong mũi dễ khiến trẻ bị chảy máu mũi.
  • Người lớn từ 45 đến 65 tuổi. Máu của người trung niên và người lớn tuổi mất nhiều thời gian để đông hơn. Những người này cũng có thể đang sử dụng thuốc chống đông máu (sử dụng aspirin hàng ngày), bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch hoặc rối loạn chảy máu.
  • Phụ nữ mang thai. Các mạch mũi nở ra mang thai, gây áp lực lớn hơn lên cách mạch máu ở niêm mạc mũi.
  • Những người sử dụng thuốc chống đông máu như aspirin hoặc warfarin.
  • Những người bị rối loạn đông máu như rối loạn chảy máu di truyền hoặc bệnh Von Willebrand. 

Triệu chứng và nguyên nhân gây chảy máu mũi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chảy máu mũi. May mắn thay đa số các trường hợp đều không nghiêm trọng.

Nguyên nhân chảy máu mũi phổ biến nhất là không khí khô. Không khí bị khô do thời tiết nóng nực, độ ẩm thấp khiến không khí trong nhà bị hâm nóng. Môi trường này khiến màng mũi (mô mỏng trong mũi) bị khô, đóng vảy hoặc nứt nẻ và dễ bị chảy máu khi bị cọ xát (ngoáy mũi, xì mũi).

Các nguyên nhân phổ biến khác:

  • Ngoáy mũi.
  • Cảm lạnh (nhiễm trùng đường hô hấp). Viêm xoang với nhiều đợt hắt hơi, ho và xì mũi liên tục.
  • Xì mũi quá mạnh.
  • Đưa dị vật vào mũi.
  • Chấn thương mũi hoặc mặt.
  • Viêm mũi dị ứng và không dị ứng (viêm niêm mạc mũi).
  • Thuốc chống đông máu (aspirin, thuốc chống viêm không steroid, warfarin).
  • Cocain và các loại thuốc hít qua mũi.
  • Các chất hóa học gây kích ứng (hóa chất trong dụng cụ tẩy rửa, khói hóa chất tại nơi làm việc và các mùi mạnh khác).
  • Ở trên độ cao lớn. Càng lên cao thì không khí càng loãng (thiếu oxi), càng khô.
  • Lệch vách ngăn (bức tường ngăn cách hai bên mũi).
  • Thường xuyên sử dụng thuốc xịt mũi và thuốc điều trị ngứa, sổ mũi hoặc ngạt mũi. Những loại thuốc này (thuốc kháng histamine và thuốc thông mũi) có thể làm khô màng mũi.

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn:

  • Sử dụng đồ uống có cồn.
  • Rối loạn chảy máu như rối loạn chảy máu di truyền, bệnh von Willebrand hoặc bệnh bạch cầu.
  • Cao huyết áp.
  • Xơ vữa động mạch.
  • Phẫu thuật mặt và mũi.
  • Các khối u ở mũi.
  • Polyp mũi.
  • Giảm tiểu cầu miễn dịch.
  • Bệnh bạch cầu.
  • Giãn mao mạch xuất huyết di truyền.
  • Có thai. 

Xử lý và điều trị chảy máu mũi

Để ngăn máu chảy thêm thì bạn cần nghiêng đầu về phía trước và kẹp hai cánh mũi vào phần xương cứng tạo thành sống mũi.

Kẹp hai cánh mũi bằng khăn giấy. Nguồn: verywellhealth.comKẹp hai cánh mũi bằng khăn giấy. Nguồn: verywellhealth.com

Cầm máu khi chảy máu mũi như thế nào? 

Hãy làm theo các bước sau khi chảy máu mũi:

  • Thư giãn.
  • Ngồi thẳng lưng, hơi nghiêng người và đầu về phía trước. Điều này sẽ giúp máu không chảy ngược xuống cổ họng, tránh gây buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy. (KHÔNG nằm xuống hay kê đầu vào giữa hai chân).
  • Thở bằng mồm.
  • Dùng khăn giấy hoặc khăn ẩm để thấm máu.
  • Dùng ngón cái và ngón trỏ để kẹp hai cánh mũi lại vào phần xương cứng tạo thành sống mũi. Bóp phần xương mũi sẽ không gây áp lực lên nơi có thể giúp cầm máu.
  • Tiếp tục kẹp mũi trong 5 phút (có tính giờ) trước khi kiểm tra xem máu đã ngừng chảy chưa. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy thì hãy bóp mũi them 10 phút.
  • Bạn cũng có thể chườm một túi đá lên sống mũi để giúp các mạch máu co lại (làm chậm quá trình chảy máu) và tạo cảm giác thoải mái. Điều này không cần thiết nhưng bạn có thể làm nếu muốn.
  • Xịt thuốc thông mũi không kê đơn như oxymetazoline (Afrin®, Dristan®, Neo-Synephrine®, Vicks Sinex® và các loại khác) vào mũi đang chảy máu sau đó kẹp cánh mũi như mô tả ở trên. CẢNH BÁO: không nên sử dụng các loại thuốc xịt thông mũi tại chỗ này trong thời gian dài. Điều này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu mũi.
  • Sau khi máu ngừng chảy, KHÔNG cúi xuống, căng cơ hay nhấc bất kỳ vật gì nặng. KHÔNG xì mũi hoặc dụi mũi trong vài ngày.

Khi nào nên đến phòng cấp cứu khẩn cấp?

Đi khám bác sĩ khi bị chảy máu mũi. Nguồn: doctordoctor.com.auĐi khám bác sĩ khi bị chảy máu mũi. Nguồn: doctordoctor.com.au

Gọi cho bác sĩ hoặc đường dây cấp cứu hay nhờ người chở đến phòng cấp cứu gần nhất nếu:

  • Máu không ngừng chảy sau 15 phút đến 20 phút kẹp mũi như mô tả trong các bước trên.
  • Chảy máu nhanh và nhiều (nhiều hơn một cốc).
  • Khó thở.
  • Nôn mửa sau khi nuốt một lượng lớn máu.
  • Chảy máu mũi sau khi bị đánh vào đầu hoặc bị chấn thương nghiêm trọng khác (ngã, tai nạn xe hơi, đập vào mặt hoặc mũi).

Gọi điện cho bác sĩ nếu:

  • Thường xuyên chảy máu mũi.
  • Có triệu chứng thiếu máu (cảm thấy yếu ớt, ngất xỉu, mệt mòi, lạnh, khó thở, da xanh xao).
  • Trẻ dưới 2 tuổi bị chảy máu mũi.
  • Bạn uống thuốc chống đông máu (aspirin, warfarin) hoặc bị rối loạn đông máu và máu không ngừng chảy.
  • Chảy máu mũi sau khi sử dụng thuốc mới.
  • Chảy máu mũi và xuất hiện các vết bầm tím bất thường trên khắp cơ thể. Sự kết hợp này có thể là biểu hiện của một tình trạng bệnh nghiêm trọng như rối loạn đông máu (rối loạn chảy máu di truyền, bệnh von Willebrand), bệnh bạch cầu hoặc khối u ở mũi và cần được bác sĩ kiểm tra.

Điều gì sẽ xảy ra khi tôi đi khám bác sĩ vì chảy máu mũi? 

Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi về tình trạng chảy máu mũi của bạn:

  • Thời gian chảy máu mũi (phút).
  • Áng chừng lượng máu bị mất.
  • Tần suất bị chảy máu mũi.
  • Chảy máu qua 1 hay 2 lỗ mũi.

Bác sĩ cũng sẽ hỏi về các loại thuốc bạn đang dùng bao gồm thuốc làm loãng máu không kê đơn (aspirin), các loại thuốc trị cảm lạnh và dị ứng. Họ cũng sẽ hỏi xem tiền sử gia đình có bị rối loạn về máu hay không và hỏi xem bạn có sử dụng rượu hoặc bất kỳ loại ma túy bất hợp pháp nào cần hít qua mũi.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ kiểm tra mũi của bạn để xác định nguồn và nguyên nhân gây ra chảy máu. Họ sẽ sử dụng một mỏ vịt nhỏ để giữ lỗ mũi mở ra rồi sử dụng các nguồn ánh sáng khác nhau hoặc một ống nội soi để xem bên trong đường mũi. Bác sĩ có thể sử dụng thuốc bôi để gây tê niêm mạc mũi và làm co mạch máu. Họ cũng có khả năng loại bỏ các cục máu đông và lớp vảy từ bên trong mũi của bạn. Điều này có thể gây khó chịu nhưng không gây đau đớn. Bác sĩ cũng sẽ đo huyết áp và nhịp tim. Đôi khi sẽ cần đến chụp X-quang, chụp CT hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra các chứng rối loạn chảy máu, bất thường trong mạch máu hoặc khối u ở mũi. 

Các phương pháp điều trị chảy máu mũi? 

Phương pháp điều trị hợp lý tùy thuộc vào nguyên nhân:

  • Nhét bấc mũi. Gạc, bọt biển đặc biệt cho mũi hoặc bóng cao su bơm hơi được đưa vào mũi để tạo áp lực tại vị trí chảy máu. Vật liệu thường được giữ nguyên từ 24 đến 48 giờ trước khi được các nhân viên chăm sóc sức khỏe lấy ra.
  • Đốt điểm. Quy trình này bao gồm việc sử dụng một chất hóa học (bạc nitrat) hoặc năng lượng nhiệt (đốt điện) để bịt mạch bị vỡ. Thuốc gây tê cục bộ được xịt vào lỗ mũi trước khi đốt.
  • Điều chỉnh thuốc/ kê đơn thuốc mới. Giảm hoặc ngừng sử dụng thuốc chống đông máu có thể giúp cải thiện tình trạng chảy máu mũi. Ngoài ra, bạn có thể cần thuốc điều chỉnh huyết áp. Tranexamic (Lysteda), một loại thuốc giúp đông máu, có thể được kê đơn.
  • Loại bỏ dị vật nếu chúng là yếu tố gây chảy máu mũi.
  • Phẫu thuật sửa mũi bị gãy hoặc chỉnh vách ngăn lệch nếu đó là nguyên nhân gây chảy máu mũi.
  • Buộc mạch máu. Trong quy trình này, mạch máu bị vỡ được buộc lại để cầm máu.

Phòng ngừa chảy máu mũi

Xịt nước muối xinh lý để giữ ẩm cho mũi. Nguồn: westsidesinus.comXịt nước muối xinh lý để giữ ẩm cho mũi. Nguồn: westsidesinus.com

Tôi có thể làm gì để phòng ngừa chảy máu mũi? 

  • Dùng nước muối sinh lý xịt mũi hoặc nhỏ nước muối sinh lý 2 đến 3 lần một ngày vào mỗi lỗ mũi để giữ ẩm. Những sản phẩm này có thể được mua ở nhà thuốc mà không cần kê đơn hoặc tự làm tại nhà. (làm dung dịch nước muối tại nhà: pha 1 thìa cà phê muối vào 1 lít nước máy. Đun sôi nước trong 20 phút, để nguội cho đến khi âm ấm).
  • Thêm máy làm ẩm vào lò sưởi hoặc chạy máy tạo ẩm trong phòng ngủ vào ban đêm để giữ độ ẩm cho không khí.
  • Dùng tăm bông thoa các loại gel hoặc thuốc mỡ hòa tan trong nước vào lỗ mũi. Bacitracin, Vaseline hoặc Ayr Gel là những loại thuốc mỡ không kê đơn mà bạn có thể sử dụng. Chú ý đừng nhét tăm bông quá sâu. Bạn có thể mua các loại gel và thuốc mỡ ở hầu hết các hiệu thuốc.
  • Tránh xì mũi quá mạnh.
  • Hắt hơi khi há miệng. Luôn xì mũi vào khăn giấy hoặc mặt trong của khuỷu tay.
  • Tránh đưa bất cứ vật rắn nào vào mũi, kể cả ngón tay.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc có thể làm tăng khả năng chảy máu chẳng hạn như aspirin và ibuprofen. Hãy nhớ rằng bất kỳ thay đổi nào đối với thuốc, đặc biệt là thuốc được kê đơn như warfarin (Coumadin®) và thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chỉ nên được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ.
  • Đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng dị ứng không thuyên giảm sau khi sử dụng thuốc (không kê đơn hoặc kê đơn). Hãy tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn sử dụng của sản phẩm không kê đơn. Lạm dụng thuốc cũng có thể gây chảy máu mũi.
  • Bỏ hút thuốc. Hút thuốc làm khô và gây kích ứng mũi.
  • Đeo đồ bảo hộ đầu nếu tham gia các hoạt động có thể gây thương tích cho mặt và mũi của bạn.
  • Cắt gọn móng tay của trẻ em.

Nếu có bất kỳ câu hỏi hay thắc mắc thì đừng ngần ngại và gọi ngay cho bác sĩ để được giải đáp. 

Tiên lượng

Khi nào chảy máu mũi là một tình trạng nghiêm trọng?

Nhìn thấy máu chảy ra từ mũi là một cảnh tượng đáng sợ đối với nhiều người. Tin tốt là hầu hết các trường hợp chảy máu mũi đều không nghiêm trọng và có thể được xử trí tại nhà. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ hoặc nhân viên y tế khẩn cấp nếu bạn bị mất nhiều máu hay không thể cầm máu sau 20 phút. Hãy đến phòng cấp cứu khẩn cấp nếu bị chấn thương ở đầu, mặt hoặc mũi. Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn bị chảy máu mũi thường xuyên. 

Sống chung với tình trạng chảy máu mũi

Bạn thường bị chảy máu mũi. Nguyên nhân là gì? Bạn có nên lo lắng?

Có nhiều lý do có thể dẫn đến chảy máu mũi. Phổ biến nhất là:

  • Thường xuyên sử dụng thuốc xịt mũi để điều trị các triệu chứng dị ứng hoặc cảm lạnh / nghẹt mũi. Bạn có thể cần phải ngừng sử dụng các loại thuốc này trong một thời gian ngắn hoặc có thể cần phải ngừng chúng hoàn toàn. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn sử dụng các sản phẩm này.
  • Không khí khô.
  • Hít ma túy.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, chảy máu mũi nhiều lần có thể là dấu hiệu của rối loạn chảy máu hoặc các tình trạng khác nghiêm trọng hơn. Nếu bạn bị chảy máu mũi thường xuyên, hãy đến gặp bác sĩ. 

Nguyên nhân gây chảy máu mũi khi ngủ? 

Lý do chảy máu mũi khi ngủ cũng giống như lý do tại sao chúng xảy ra vào ban ngày. Màng mũi bị khô do không khí khô, dị ứng, cảm lạnh và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên làm tổn thương màng mũi mỏng manh. Nằm nghiêng đầu sang một bên cũng có thể gây áp lực trực tiếp lên khoang mũi và có thể là một lý do gây chảy máu mũi vào ban đêm. 

Vì sao mỗi lần xì mũi tôi đều bị chảy máu mũi?

Xì mũi quá mạnh. Nguồn: timesofindia.indiatimes.comXì mũi quá mạnh. Nguồn: timesofindia.indiatimes.com

Nếu bạn xì mũi thường xuyên hoặc xì mũi quá mạnh, bạn có thể làm vỡ các mạch máu mỏng manh trong mũi, khiến chúng bị chảy máu.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Tử sinh hoàn gia giảm - dùng cho người chảy máu cam Bài Tiểu nhi dược chứng trực quyết - dùng cho người bệnh chảy máu cam mà ho khan, miệng khô khát, mũi khô phế nhiệt Bài Lục vị gia giảm - dùng cho người bệnh gầy yếu miệng khô khát âm hư Bài Long đởm tả can thang - dùng cho người can dương vượng, nhức đầu, choáng váng Bài Chữa chứng huyết nhiệt - thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết
Xem thêm
đồ ăn cay nóng, chất kích thích, hạn chế ăn dầu mỡ
Xem thêm
Đó là khi cơ thể trẻ thiếu hụt vitamin C, vitamin K hoặc các khoáng chất tham gia tổng hợp máu như sắt, Kali cũng là nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam hay chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học và bé có thói quen ngoáy mũi quá mạnh sẽ khiến bé bị chảy máu mũi. Ngoài ra, va chạm mạnh hay hoặc thời tiết hanh khô, lạnh khiến cho mũi khô dễ bị bong tróc chảy máu. Vì thế, đối với một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học có tác động rất lớn trong việc phòng và chữa máu cam cho trẻ em.
Xem thêm
Bà bầu bị chảy máu cam 3 tháng đầu không quá ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi. Bà bầu bị chảy máu cam 3 tháng đầu chủ yếu là do sự thay đổi hormone khi mang thai, đặc biệt estrogen và progesterone tăng cao gây ra áp lực lên các mạch máu rất mỏng trong mũi. Vì vậy, đây không phải dấu hiệu của bệnh lý nào mà chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường khi mang thai của phần lớn mẹ bầu.
Xem thêm
Bị chảy máu cam nên bổ sung vitamin C, vitamin K, bổ sung kali Thực phẩm giàu sắt bổ sung đủ nước
Xem thêm
Trẻ bị chảy máu cam (chảy máu mũi) là hiện tượng bình thường khi cơ thể của bé quá nóng hoặc thiếu vitamin C, nhưng nếu bé bị chảy máu cam thường xuyên thì các bậc cha mẹ nên đưa con đi khám kịp thời vì đây có thể là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm như rối loạn đông chảy máu, hay khối u mũi (có thể là u lành hoặc u ác), bệnh bạch cầu.
Xem thêm
Tình trạng này sẽ được xử lí nhanh chóng nếu mẹ bầu biết cách sơ cứu hiệu quả. Trước hết khi bị chảy máu mũi, mẹ nên ngồi xuống, bịt chặt phía trên cánh mũi, chỉ thở bằng miệng. Giữ chặt như vậy trong 10 – 15 phút, nên cúi người về phía trước thay vì ngửa ra sau, sẽ giúp máu đọng lại chảy ra khỏi lỗ mũi, thay vì chảy ngược vào họng và dạ dày. Nhiều người nghĩ rằng không chỉ mẹ bầu mà người bình thường bị máu cháu mũi cần ngửa đầu về sau để ngăn máu chảy ra. Tuy nhiên cách làm này không chính xác, bởi nó không khiến máu ngừng chảy mà chỉ khiến máu chảy ngược vào trong. Nếu lượng máu nhiều sẽ gây kích thích đường thở, rất nguy hiểm với mẹ bầu hoặc trẻ nhỏ. Thông thường, thời gian chảy máu mũi kéo dài trong khoảng 20 phút, nếu thời gian dài hơn trôi qua, máu vẫn không ngừng chảy, hãy sớm đi đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. Nếu chảy máu khiến bạn bị chóng mặt, hãy nằm nghiêng qua một bên. Khi máu đã ngừng chảy, mẹ lưu ý không nên nằm ngửa, nằm nghiêng nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng, tránh luyện tập hay lao động nặng. Theo dõi tình trạng, nhất là khi thấy chảy máu mũi thường xuyên, kéo dài, cần sớm đi khám bác sĩ để kiểm tra bệnh lý.
Xem thêm
Chảy máu cam nhiều khi ngã, va đập mạnh ở đầu, kèm theo dấu hiệu đau nhức, chấn thương. Chảy máu cam quá 20 phút và không có cách nào cầm máu được. Chảy máu cam thường xuyên, lặp đi lặp lại hàng ngày và trong thời gian dài không rõ nguyên nhân. Chảy máu cam kèm theo dấu hiệu đau đầu váng vất, buồn nôn hoặc nôn mửa.
Xem thêm
Trấn an trẻ, động viên và an ủi để trẻ không hoảng sợ khi thấy máu Đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi cúi về phía trước để ngăn máu chảy xuống họng. Tránh để trẻ nằm hoặc ngả đầu ra sau. Bóp chặt mũi: dùng ngón trỏ và ngón cái bóp chặt 2 bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm) để ngăn cho máu không tiếp tục chảy, hướng dẫn trẻ thở bằng miệng. Giữ như vậy cả 2 bên cánh mũi trong 5-10 phút (kể cả khi chỉ chảy máu ở một phía). Tránh thả tay quá thường xuyên để kiểm tra máu ngừng chảy chưa, cần có thời gian để máu đông lại giúp cầm máu. Nếu muốn có thể chườm lạnh hoặc đặt khăn mát lên vùng gốc mũi của trẻ để giúp mạch máu ở mũi co lại, giảm quá trình chảy máu. Hướng dẫn trẻ nhổ máu tích tụ trong miệng vì nuốt máu có thể gây buồn nôn. Cho trẻ uống nước mát để tẩy bớt mùi máu trong miệng. Nếu vẫn tiếp tục chảy máu thì xịt cả 2 bên mũi bằng thuốc xịt mũi chống sung huyết chứa Oxymetazolin (Afrin hoặc Rhinex) . Tránh ngả đầu ra phía sau và cho trẻ đeo khẩu trang để tránh bụi bẩn không bám vào gây tổn thương mũi. Nhắc trẻ không ngoáy mũi bằng tay, thay vào đó vệ sinh mũi bằng giấy sạch.
Xem thêm
Chườm lạnh bên ngoài mũi – mẹo vặt chữa chảy máu cam an toàn và hiệu quả Mẹo vặt phòng ngừa chảy máu cam bằng nước muối sinh lý Mẹo vặt chữa chảy máu cam bằng các loại thức ăn thanh nhiệt Ngửi một lát hành tây hoặc hành tím, dùng bông gòn thấm giấm táo chậm nhẹ vào mũi… khi bị chảy máu cam là những mẹo chữa chảy máu cam an toàn khác mà bạn có thể thử. Công dụng cầm máu được cho là nhờ vào tinh dầu trong hành tây, hành tím và tính axit nhẹ của giấm táo giúp kích thích đông máu nhanh hơn ở mạch máu bị vỡ. Dù vậy mẹo vặt chữa chảy máu cam này có thể không phát huy tác dụng với tất cả mọi người.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Chảy máu cam
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!