Ra máu âm đạo giữa các kỳ kinh: Nguyên nhân và cách xử trí

Chảy máu âm đạo bất thường giữa các kỳ kinh còn được gọi là chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt hay ra máu âm đạo. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Có những nguyên nhân dễ dàng điều trị, nhưng cũng có nhưng nguyên nhân nguy hiểm.Vì thế nếu bạn bị ra máu âm đạo bất thường, cho dù chỉ là ra máu ít một hay ra máu nhiều, điều cần làm là đến khám bác sĩ sản phụ khoa để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các nguyên nhân có thể gây chảy máu giữa kỳ kinh bao gồm:

  • Tổn thương tại tử cung hoặc cổ tử cung
  • Stress
  • Thay đổi thuốc
  • Sảy thai
  • Khô âm đạo
  • Sự mất cân bằng hormone
  • Bệnh ung thư

Nguyên nhân xuất huyết âm đạo giữa kỳ kinh

Chảy máu giữa kì kinh không đúng với sinh lý kinh nguyệt bình thường.

Chu kỳ trung bình kéo dài từ 21 đến 35 ngày, mỗi lần hành kinh thường dài khoảng vài ngày đến một tuần. Bất kỳ sự chảy máu âm đạo nào ngoài diễn biến trên đều được coi là bất thường. Có nhiều yếu tố gây ra sự bất thường đó bao gồm :

Mất cân bằng nội tiết tố 

Female reproductive hormones may be protective against COVID-19Cân bằng nội tiết tố giúp chu kì kinh nguyệt diễn ra bình thường (Nguồn: News Medical)Cân bằng nội tiết tố giúp chu kì kinh nguyệt diễn ra bình thường (Nguồn: News Medical)Estrogen và progesterone là hai hormone điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Mất cân bằng hai hormone này có thể gây ra hiện tượng chảy máu bất thường. Nguyên nhân gây mất cân bằng hormone có thể kể đến là:

  • Rối loạn chức năng buồng trứng
  • Rối loạn chức năng giáp trạng
  • Bắt đầu hoặc ngừng thuốc tránh thai

Ngoài ra, một số người cũng bị ra máu âm đạo trong thời kỳ rụng trứng do sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn này.

Theo NHS (hệ thống chăm sóc sức khỏe Anh), khi bắt đầu sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nội tiết nào, hiện tượng chảy máu âm đạo thường xảy ra trong ba tháng đầu tiên. Các biện pháp tránh thai có thể gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo bao gồm:

  • Thuốc tránh thai
  • Dụng cụ tử cung
  • Miếng dán tránh thai
  • Cấy hoặc tiêm thuốc tránh thai

Biến chứng thai nghén

Các vấn đề liên quan đến thai nghén cũng có thể gây ra chảy máu âm đạo bất thường, ví dụ như: sảy thai và chửa ngoài tử cung.

Chửa ngoài tử cung là hiện tượng trứng làm tổ ở vòi tử cung thay vì trong buồng tử cung như những thai bình thường.


U xơ tử cung (Nguồn ảnh: Lecturio.com)U xơ tử cung (Nguồn ảnh: Lecturio.com)

Ra máu khi mang thai không có nghĩa là bạn đang bị sảy thai. Tuy nhiên, nếu đang mang thai mà bị chảy máu âm đạo, bạn cần đến khám bác sĩ ngay lập tức.

U xơ tử cung 

Uterine Leiomyoma and Leiomyosarcoma | Concise Medical KnowledgeU xơ tử cung (Nguồn ảnh: Lecturio.com)U xơ tử cung (Nguồn ảnh: Lecturio.com)U xơ tử cung là khối u lành tính hình thành trong tử cung. Bệnh thường gặp ở những người phụ nữ đã sinh con nhiều lần.

Nhiễm trùng

Chảy máu âm đạo giữa các kỳ kinh có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Nhiễm trùng có thể gây viêm và chảy máu. Nguyên nhân bao gồm:

  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục
  • Thụt rửa âm đạo
  • Giao hợp 
  • Bệnh viêm vùng chậu, được biểu hiện bằng tình trạng viêm nhiễm các cơ quan sinh sản 

Ung thư

Ít phổ biến hơn, ung thư bất kì vị trí nào tại đường sinh dục cũng có thể gây chảy máu:

  • Cổ tử cung
  • Âm đạo
  • Tử cung
  • Buồng trứng

Nguyên nhân hiếm gặp

Các nguyên nhân khác rất hiếm khi xảy ra bao gồm:

  • Đưa dị vật vào âm đạo
  • Quá căng thẳng
  • Bệnh tiểu đường
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp
  • Tăng hoặc giảm cân nặng quá mức
Duy trì lối sống điều độ để phòng bệnh (Nguồn ảnh: Vitadaily)Duy trì lối sống điều độ để phòng bệnh (Nguồn ảnh: Vitadaily) 

Khi nào cần đến khám bác sĩ ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ bất cứ khi nào bạn bị chảy máu âm đạo bất thường bởi có những căn bệnh nguy hiểm có thể gây ra triệu chứng này. Đặc biệt, ở những phụ nữ có thai, nếu thấy dấu hiệu ra máu âm đạo, cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Bạn cần được vào viện cấp cứu ngay nếu ra máu âm đạo kèm theo các triệu chứng sau:

Bác sĩ sẽ thăm khám và điều trị thế nào?

Chẩn đoán

Để giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh một cách chính xác, hãy để ý, và ghi chép lại những hiện tượng xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Lưu ý thời điểm bắt đầu và kết thúc kỳ kinh, mức độ và thời gian chảy máu. Đối với đợt ra máu âm đạo bất thường, bạn cũng cần ghi lại thời gian và số lượng máu chảy. Bác sĩ cũng cần biết thông tin về triệu chứng đi kèm cùng với tên và liều lượng loại thuốc mà bạn đang sử dụng. 

Thủ thuật “Take note” siêu đỉnh dành cho người học ngoại ngữ | Ngành ngoại  ngữGhi chép lại chu kì kinh nguyệt của bạn (Nguồn ảnh: Pinterest)Ghi chép lại chu kì kinh nguyệt của bạn (Nguồn ảnh: Pinterest)Bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám lâm sàng cho bạn, bao gồm cả khám phụ khoa.

Các xét nghiệm chẩn đoán thường được chỉ định để tìm nguyên nhân là: xét nghiệm máu (xác định nồng độ hormon), siêu âm hay sinh thiết (lấy mô từ niêm mạc tử cung, cổ tử cung để quan sát)…..  

Điều trị

Không có biện pháp chung để điều trị chảy máu giữa kì kinh, mà cách điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. 

Đừng bỏ qua triệu chứng chảy máu âm đạo giữa kì kinh 

Trong một số trường hợp, ra máu âm đạo bất thường sẽ tự hết. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp khác, cần phải điều trị nguyên nhân mới có thể chấm dứt tình trạng này. Nếu bạn phớt lờ các dấu hiệu của cơ thể mà không đi khám bệnh, tình trạng sức khỏe có khả năng sẽ diễn biến xấu đi, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng đặc biệt khi nguyên nhân là nhiễm trùng, ung thư, hoặc những rối loạn nghiêm trọng. 

Phòng bệnh thế nào?

Nếu có nguyên nhân thực thể gây chảy máu âm đạo bất thường, bạn không thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các biện pháp phòng bệnh dưới đây rất hiệu quả:

  • Duy trì lối sống lành mạnh 
  • Giữ cân nặng phù hợp vì thừa cân có thể gây kinh nguyệt bất thường.
  • Nếu bạn uống thuốc tránh thai, hãy làm theo chỉ dẫn để tránh mất cân bằng nội tiết tố. 
  •  Tập thể dục điều độ để duy trì sức khỏe và giảm căng thẳng.
Duy trì lối sống điều độ để phòng bệnh (Nguồn ảnh: Vitadaily)Duy trì lối sống điều độ để phòng bệnh (Nguồn ảnh: Vitadaily)
  • Để kiểm soát cơn đau, hãy sử dụng ibuprofen (Advil) hoặc naproxen (Aleve, Naprosyn)- thuốc giúp giảm đau, đồng thời giúp giảm chảy máu. Tránh dùng aspirin (Bufferin)- có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!