Các biện pháp tự nhiên giúp giảm nồng độ axit uric trong máu hiệu quả

Axit uric là sản phẩm cuối cùng sinh ra từ quá trình chuyển hóa purin.

Một số loại thực phẩm có hàm lượng purin cao là:

  • Một số loại thịt
  • Cá mòi
  • Hạt đậu sấy khô
  • Bia

Bên cạnh đó, cơ thể cũng tự tổng hợp được purin.

Thông thường, axit uric sẽ được đào thải qua đường nước tiểu. Nếu chế độ ăn uống của bạn chứa quá nhiều purin hoặc nếu cơ thể không thể đào thải kịp thời, axit uric sẽ tích tụ trong máu. Tình trạng này được gọi là tăng axit uric máu. Điều này có thể dẫn đến bệnh gút, làm đau khớp và tích tụ các tinh thể urat. Nó cũng sẽ làm cho máu và nước tiểu của bạn có tính axit. 

Bên cạnh đó, một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng tích tụ axit uric trong cơ thể là:

  • Chế độ ăn chứa nhiều purin
  • Di truyền
  • Béo phì hoặc thừa cân
  • Căng thẳng

Một số bệnh lí cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng axit uric máu như:

Video Phải làm gì để giảm axit uric trong máu?

Bài viết này sẽ nói về các phương pháp tự nhiên giúp làm giảm nồng độ axit uric trong máu.

Hạn chế thực phẩm giàu purin

Bạn có thể chủ động hạn chế nguồn purin trong chế độ ăn uống của mình. Thực phẩm giàu purin bao gồm một số loại thịt, hải sản và rau. Trong quá trình tiêu hóa, tất cả những thực phẩm này đều được phân giải và tạo ra axit uric.

Hãy hạn chế những thức ăn chứa nhiều purin, cụ thể như:

  • Nội tạng
  • Thịt heo
  • Gà tây
  • Cá và động vật có vỏ
  • Thịt cừu
  • Thịt bê
  • Súp lơ trắngạt đậu xanh
  • Hạt đậu sấy khô
  • Nấm

Hạn chế ăn đường

Đồ ăn chứa đường

Ngoài những thực phẩm giàu protein tạo ra nhiều axit uric, các nghiên cứu gần đây cho thấy đường cũng có thể là một nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây tăng axit uric máu. Các loại đường được thêm vào thực phẩm bao gồm đường ăn, si-rô ngô và si-rô ngô có hàm lượng fructose cao.

Đường fructose là một loại đường đơn chính có trong thực phẩm chế biến sẵn. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng loại đường này có thể gây ra tình trạng tăng nồng độ axit uric.

Bạn nên kiểm tra nhãn dán trên hộp thực phẩm để biết thêm hàm lượng đường chứa trong đó. Ăn nhiều thực phẩm nguyên chất và hạn chế ăn thực phẩm đóng gói sẵn sẽ giúp bạn cắt giảm lượng đường ăn vào và có một chế độ ăn lành mạnh hơn. 

Đồ uống có đường

Nước ngọt, soda hay thậm chí cả nước ép trái cây tươi đều được thêm đường fructose và glucose vào trong đó. 

Bạn cũng cần lưu ý rằng si-rô ngô có hàm lượng fructose cao chứa hỗn hợp đường fructose và glucose, thông thường tỉ lệ đường trong đó sẽ là 55% fructose và 42% glucose. Điều này tương tự với tỷ lệ 50% fructose và 50% glucose trong đường ăn.

Fructose là một loại đường tinh luyện, có trong nước trái cây hoặc các loại thực phẩm khác, được hấp thụ nhanh hơn so với đường từ thực phẩm có thành phần tự nhiên. Do đó, hấp thụ đường fructose sẽ làm tăng nồng độ đường và tăng axit uric máu nhanh hơn.  

Bạn nên thay đồ uống có đường bằng nước lọc và sinh tố giàu chất xơ.

Uống nhiều nước hơn

Uống nhiều nước giúp thận đào thải axit uric ra ngoài nhanh hơn nên hãy luôn mang theo một chai nước bên mình. Nếu cần, bạn có thể thử đặt giờ để nhắc nhở bản thân uống nước.

Tránh uống rượu

Uống rượu có thể khiến bạn mất nước nhiều hơn. Nó cũng có thể gây ra nồng độ axit uric cao. Điều này xảy ra bởi vì thận của bạn phải ưu tiên lọc các sản phẩm xuất hiện trong máu từ phản ứng chuyển hóa rượu thay vì đào thải axit uric và các chất thải khác.

Một số loại đồ uống có cồn khác như bia cũng chứa nhiều purin.

Giảm cân

Xây dựng chế độ tập luyện và ăn uống lành mạnh sẽ góp phần giúp giảm axit uric máu. Nguồn ảnh: medanta.orgXây dựng chế độ tập luyện và ăn uống lành mạnh sẽ góp phần giúp giảm axit uric máu. Nguồn ảnh: medanta.org

Tăng cân cũng có thể làm tăng nồng độ axit uric. Tế bào mỡ tạo ra nhiều axit uric hơn tế bào cơ. Ngoài ra, tăng cân sẽ khiến thận của bạn khó lọc axit uric trong máu hơn. Và quá trình giảm cân quá nhanh cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ axit uric trong máu.

Nếu bạn đang bị thừa cân, bạn nên tránh kiểu ăn kiêng không hợp lí và ép cân. Hãy trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng về một chế độ ăn uống lành mạnh và một kế hoạch giảm cân phù hợp cho bạn. Bác sĩ cũng có thể đề xuất mục tiêu cân nặng hợp lý để phù hợp với cơ thể bạn. 

Cân bằng nồng độ insulin

Bạn nên kiểm tra đường huyết mỗi khi đi khám. Điều này rất quan trọng ngay cả khi bạn không mắc bệnh đái tháo đường.

Người lớn mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể có nồng độ insulin trong máu rất cao. Insulin là hormone có tác dụng vận chuyển đường từ máu vào tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Tuy nhiên, quá nhiều insulin sẽ dẫn đến tăng axit uric máu, cũng như tăng cân.

Những người đang trong tình trạng tiền tiểu đường cũng có thể có nồng độ insulin trong máu cao và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn những người khác.

Bác sĩ có thể sẽ kiểm tra nồng độ insulin trong huyết thanh và kiểm tra đường huyết nếu nghi ngờ bạn có tình trạng kháng insulin.

Ngoài ra, hãy thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày. Ăn nhiều chất xơ sẽ giúp cơ thể đào thải axit uric. Chất xơ cũng có tác dụng cân bằng đường huyết và lượng insulin. Nó cũng sẽ làm tăng cảm giác no, tránh tình trạng ăn quá nhiều.

Hãy bổ sung ít nhất 5 đến 10 gam chất xơ hòa tan mỗi ngày bằng các loại thực phẩm như:

  • Trái cây tươi, đông lạnh hoặc khô
  • Rau tươi hoặc đông lạnh
  • Yến mạch
  • Quả hạch
  • Lúa mạch

Giảm stress

Sự căng thẳng, mất ngủ và tập thể dục quá ít có thể làm tăng tình trạng viêm nhiễm. Từ đó có thể gây ra mức axit uric cao.

Hãy thử tập thở và tập yoga để giải tỏa căng thẳng hoặc tham gia một lớp học hay sử dụng một ứng dụng nhắc nhở bạn tập hít thở sâu và vươn vai nhiều lần trong ngày.

Bạn cũng nên luyện cho mình những thói quen tốt cho giấc ngủ như:

  • Tránh dùng điện thoại hay máy tính từ 2 đến 3 giờ trước khi đi ngủ
  • Ngủ và thức dậy vào giờ cố định 
  • Tránh uống caffein sau giờ ăn trưa

Bạn có thể trao đổi với bác sĩ nếu bạn bị mất ngủ hoặc khó ngủ.

Kiểm tra thuốc và thực phẩm chức năng đang dùng

Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng cũng có thể làm axit uric tích tụ trong máu. Bao gồm các loại sau:

  • Aspirin
  • Vitamin B-3 (niacin)
  • Thuốc lợi tiểu
  • Thuốc ức chế miễn dịch
  • Thuốc hóa trị

Nếu bạn cần dùng bất kỳ loại thuốc nào trong số này nhưng lại đang bị tăng axit uric máu, bác sĩ sẽ tìm cho bạn những phương pháp thay thế phù hợp nhất.

Kết luận

Chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn và thay đổi lối sống có thể giúp cải thiện bệnh gút và các bệnh khác do tình trạng tăng axit uric trong máu gây ra. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng có thể thay thế các phương pháp điều trị y tế.

Hãy uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Sự kết hợp hài hòa giữa chế độ ăn uống, tập thể dục và sử dụng thuốc một cách hợp lí có thể giúp giảm các triệu chứng của tình trạng tăng axit uric máu.

Hãy lên kế hoạch ăn uống theo tuần để tránh một số loại thực phẩm làm tăng axit uric máu. Ngoài ra, bạn nên trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng để được hỗ trợ trong việc lên thực đơn phù hợp nhất cho bản thân.

Hãy lên danh sách các loại thực phẩm nên ăn và bám sát theo danh sách đó khi đi mua đồ. Bạn cũng có thể tham gia những cộng đồng hoặc những câu lạc bộ có những người cùng tình trạng tăng axit uric như mình để tham khảo và học hỏi thêm kinh nghiệm trong việc tự kiểm soát nồng độ axit uric trong máu.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!