Xét nghiệm axit uric: Mục đích, chuẩn bị, kết quả và ý nghĩa

Axit uric là một sản phẩm của quá trình chuyển hóa purin trong cơ thể. Chúng được đào thải qua nước tiểu và phân. Xét nghiệm axit uric nhằm xác định nồng độ axit uric trong máu hoặc nước tiểu.

Axit uric là một sản phẩm của quá trình chuyển hóa trong gan. Tuy nhiên, quá trình trao đổi chất và bài tiết ở ruột và thận lại đóng vai trò quan trọng hơn trong việc giữ nồng độ axit uric ở mức bình thường.

Tình trạng axit uric trong máu tăng lên quá cao được gọi là tăng axit uric máu.

Sự tích tụ của axit uric trong cơ thể có thể gây ra các vấn đề như bệnh gút, sỏi thậntiểu đường.

Ngược lại, khi nồng độ axit uric trong máu giảm được gọi là hạ axit uric máu. Tình trạng này thường hiếm khi xảy ra. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do một số loại thuốc hoặc các bệnh lí tiềm ẩn như ung thư hoặc tiểu đường.

Như vậy, nếu nồng độ axit uric nằm ngoài giới hạn bình thường, dù ở mức cao hay thấp, đều có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi đó, cần phải có những điều chỉnh phù hợp để đưa nồng độ axit uric trở về bình thường. 

Bài viết này sẽ nói về quy trình và mục đích của xét nghiệm axit uric, các đối tượng có thể cần xét nghiệm, cách chuẩn bị trước khi xét nghiệm axit uric và ý nghĩa của kết quả xét nghiệm. 

Xét nghiệm axit uric là gì?

Video giải thích xet nghiệm acid uric

Xét nghiệm axit uric cho phép đánh giá và theo dõi nồng độ của axit uric trong máu.

Hóa trịxạ trị có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và làm tăng nguy cơ tăng axit uric trong máu. Do đó, những người đang điều trị ung thư có thể cần xét nghiệm axit uric thường xuyên.

Ngoài ra, có những trường hợp khác cần xét nghiệm khi xuất hiện các triệu chứng của tình trạng tăng axit uric máu.

Để xét nghiệm axit uric, bạn sẽ cần lấy mẫu nước tiểu hoặc mẫu máu. Bên cạnh đó, một phương pháp khác được sử dụng để xét nghiệm nồng độ axit uric là phương pháp ngưng tụ hơi thở thở ra (EBC - Exhaled Breath Condensate).

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu lấy mẫu máu để theo dõi nồng độ axit uric của bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa trị hoặc xạ trị hoặc nhằm chẩn đoán các bệnh như bệnh gút.

Nếu một người có dấu hiệu hoặc triệu chứng của sỏi thận hoặc nghi ngờ bị bệnh gút, bác sĩ sẽ yêu cầu họ lấy mẫu nước tiểu trong 24 giờ. 

Khi nào cần xét nghiệm axit uric?

Nồng độ axit uric nằm ngoài giới hạn bình thường có thể gây ra một số vấn đề về sức khỏe.

Các bệnh lí bắt nguồn từ nồng độ axit uric cao bao gồm bệnh gút (một loại viêm khớp), xơ vữa động mạch (mảng bám tích tụ và làm tắc nghẽn động mạch). Từ đó có thể gây ra đau tim hoặc đột quỵ.

Nồng độ axit uric thấp có thể làm trầm trọng thêm các bệnh lí ở hệ thần kinh trung ương như bệnh xơ cứng rải rác và tăng nguy cơ mắc các bệnh gây ra do virus, ví như viêm màng não. 

Nhận biết nồng độ axit uric bất thường là rất quan trọng.

Xét nghiệm axit uric sẽ cho phép bác sĩ chẩn đoán tình trạng và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho những người có nồng độ axit uric nằm ngoài mức bình thường và xuất hiện các triệu chứng liên quan.   

Theo dõi nồng độ axit uric trong quá trình điều trị cũng giúp thay đổi chế độ ăn uống phù hợp hơn và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. 

Đối tượng cần xét nghiệm axit uric

Một số người cần xét nghiệm axit uric thường xuyên vì nồng độ axit uric của họ có nguy cơ bị vượt quá ngưỡng bình thường. Những đối tượng này bao gồm các bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa trị hoặc xạ trị.

Một số đối tượng khác có thể cần xét nghiệm vì họ đang có các triệu chứng của những bệnh liên quan đến tăng axit uric. Một ví dụ phổ biến là bệnh gút. Bệnh gút là một loại bệnh viêm khớp, xảy ra khi nồng độ axit uric trở nên quá cao. Các cơn gút cấp có thể gây ra đau đớn và kéo dài nhiều ngày tới nhiều tháng.  

Các triệu chứng của bệnh gút sẽ biểu hiện tại một số vùng khớp. Nguồn ảnh: hss.eduCác triệu chứng của bệnh gút sẽ biểu hiện tại một số vùng khớp. Nguồn ảnh: hss.edu

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gút bao gồm:

  • Đau khớp dữ dội
  • Đỏ phần da tương ứng vùng khớp đau
  • Sưng khớp
  • Vùng da xung quanh khớp ấm hơn

Những người đang hồi phục hoặc bị tái phát sỏi thận có thể cần xét nghiệm axit uric thường xuyên để tìm ra nguyên nhân hình thành sỏi.

Chuẩn bị trước khi xét nghiệm axit uric

Một số xét nghiệm đôi khi cần một số lưu ý nhất định trước khi tiến hành, ví dụ như nhịn ăn.

Xét nghiệm axit uric thông thường sẽ không có lưu ý gì đặc biệt. 

Tuy nhiên, tùy từng nơi xét nghiệm, một số nơi có thể sẽ đưa ra những lưu ý riêng cho bệnh nhân trước khi tiến hành. 

Cách tiến hành xét nghiệm axit uric

Có nhiều loại xét nghiệm axit uric khác nhau. Thông thường, các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu hoặc nước tiểu để kiểm tra nồng độ axit uric.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu để đánh giá nồng độ axit uric trong huyết thanh hoặc huyết tương. Thông thường sẽ lấy mẫu máu từ tĩnh mạch cánh tay.

Xét nghiệm nước tiểu

Người bệnh cần thu thập tất cả lượng nước tiểu của mình trong 24 giờ.

Phòng khám hoặc bệnh viện sẽ cung cấp dụng cụ để bệnh nhân đựng nước tiểu vào đó. Nên bảo quản nước tiểu ở nơi tối và mát mẻ như tủ lạnh.

Sau khi thu thập các mẫu nước tiểu, bác sĩ sẽ gửi chúng đến phòng xét nghiệm để phân tích.

Nồng độ axit uric bình thường

Nồng độ axit uric bình thường hay dao động từ 2,5 mg/dl đến 7,0 mg/dl ở nam và 1,5 mg/dl đến 6,0 mg/dl ở nữ.

Đọc kết quả

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ axit uric cao hơn 7,0 mg/dl ở nam và 6,0 mg/dl ở nữ, thì người đó được cho là bị tăng axit uric máu.

Ngược lại, nếu kết quả cho thấy nồng độ axit uric thấp hơn mức bình thường như trên, thì được cho là hạ axit uric máu. 

Bác sĩ sẽ thông báo và thảo luận với bệnh nhân kĩ hơn trong trường hợp cần điều trị. 

Kết luận

Hầu hết các bệnh lí gây ra do nồng độ axit uric bất thường đều có thể điều trị được, nhưng trước tiên, điều quan trọng nhất là việc chẩn đoán.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị thích hợp, những tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. 

Tổng kết

Một người có thể cần xét nghiệm axit uric nếu họ:

  • Có các triệu chứng gây ra do thay đổi nồng độ axit uric 
  • Đang điều trị ung thư như hóa trị hoặc xạ trị
  • Theo dõi sỏi thận

Duy trì nồng độ axit uric trong máu và trong nước tiểu ở mức hợp lý là rất quan trọng đối với các quá trình chuyển hóa phức tạp của cơ thể, chẳng hạn như chức năng trao đổi chất.

Hầu hết các tình trạng xảy ra do nồng độ axit uric bất thường đều có thể điều trị được, nhưng nếu không được chẩn đoán và xử trí, một số tình trạng nhất định có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!