Buscopan - Thuốc giảm đau chống co thắt - Cách dùng

Thuốc Buscopan là thuốc giãn cơ được bác sĩ chỉ định làm giảm các cơn co thắt đường tiêu hoá hoặc đường tiết niệu - sinh dục. Để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

Video Những điều cần lưu ý về thuốc Buscopan

Buscopan là thuốc gì?

Buscopan là một loại thuốc giãn cơ trơn dạ dày, ruột, bàng quang và hệ thống tiết niệu, chủ yếu được sử dụng để giảm đau bụng do co thắt. 

Buscopan có dạng viên nén 10mg, một số sản phẩm phổ biến được bán tại các hiệu thuốc mà không cần kê đơn như Buscopan Cramps hoặc Buscopan IBS Relief. 

Buscopan có thể dùng dạng tiêm nhưng thường được thực hiện tại bệnh viện dưới sự giám sát của bác sĩ. 

Công dụng thuốc Buscopan

Thuốc Buscopan giúp cải thiện các cơn đau do hội chứng kích thích ruột. Nguồn ảnh: HealthlineThuốc Buscopan giúp cải thiện các cơn đau do hội chứng kích thích ruột. Nguồn ảnh: HealthlineBuscopan dạng uống hoặc tiêm được kê đơn cho các trường hợp sau: 

Có thể tiêm Buscopan trước khi thực hiện một số phương pháp chẩn đoán bệnh như nội soi, chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ, để giúp hiển thị rõ tổn thương vùng co thắt. 

Buscopan cũng được sử dụng trong chăm sóc giảm nhẹ để giảm đau bụng hoặc triệu chứng khò khè do đường hô hấp tiết chất nhầy quá mức. 

Thông tin cần lưu ý 

Không nên dùng Buscopan thường xuyên, chỉ sử dụng khi cần để giảm đau bụng. Nguồn ảnh: DreamtimeKhông nên dùng Buscopan thường xuyên, chỉ sử dụng khi cần để giảm đau bụng. Nguồn ảnh: Dreamtime

Viên nén Buscopan điều trị hội chứng ruột kích thích IBS ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Đối với các mục đích khác, thuốc được sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên. 

Thuốc sẽ bắt đầu phát huy tác dụng trong vòng 15 phút sau khi uống.

Tránh dùng Buscopan trong thời gian dài để giảm đau cơ do chuột rút khi chưa được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. 

Các tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm khô miệng, tim đập nhanh, mờ mắt hoặc táo bón

Không nên lái xe hoặc đi xe đạp nếu cảm thấy chóng mặt hoặc nhìn mờ.

Có thể uống rượu khi dùng Buscopan. Tuân thủ các hướng dẫn về liều lượng khuyến nghị là không quá 14 đơn vị mỗi tuần. 

Cơ chế hoạt động của Buscopan

Buscopan dạng viên nén và tiêm có chứa thành phần hoạt chất hyoscine butylbromide. 

Hyoscine butylbromide có tác dụng làm giãn cơ trơn (cơ không tự chủ) trong thành dạ dày, ruột hoặc ống mật, bàng quang và đường tiết niệu. 

Hệ thống cơ trơn co lại và giãn ra để phản ứng với các chất dẫn truyền thần kinh tự nhiên trong cơ thể. Các cơn co thắt bị chi phối bởi một chất dẫn truyền thần kinh là acetylcholine. Bởi vì, acetylcholine không nằm dưới chỉ huy có ý thức của não nên khó kiểm soát được. Tuy nhiên, nếu các cơ bị co thắt sẽ gây đau. 

Hyoscine ngăn chặn sự co thắt bằng cách giảm hoạt động của acetylcholine trên hệ thống cơ trơn. Do đó giúp cơ thư giãn và giảm các cơn đau co thắt và chuột rút. 

Buscopan hoạt động rất nhanh có thể cải thiện các cơn đau do chuột rút trong vòng khoảng 15 phút sau khi uống thuốc. 

Đối tượng sử dụng

Phụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Nguồn ảnh: healcental.orgPhụ nữ có thai và cho con bú nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Nguồn ảnh: healcental.org

Viên nén Buscopan được sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên, nhưng chỉ được dùng để điều trị hội chứng ruột kích thích IBS cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Trong bệnh viện, các bác sĩ có thể sử dụng Buscopan cho trẻ nhỏ hơn. 

Hầu hết mọi người đều có thể dùng Buscopan, tuy nhiên không nên sử dụng nếu mắc các tình trạng sau: 

  • Đại tràng phình to hoặc giãn bất thường
  • Bất kỳ sự chít hẹp hoặc tắc nghẽn nào trong ruột 
  • Bệnh nhược cơ làm cơ yếu bất thường
  • Bệnh glocom góc đóng
  • Các rối loạn di truyền hiếm gặp về không dung nạp fructose, kém hấp thu glucose-galactose hoặc suy giảm chức năng enzym sucrase-isomaltase (viên nén Buscopan chứa sucrose) 

Một số người, đặc biệt là người cao tuổi có thể phải dùng liều Buscopan thấp hơn hoặc theo dõi thêm. Hãy liên hệ với bác sĩ ngay nếu có: 

  • Dấu hiệu bất thường ở tim chẳng hạn như nhịp tim nhanh hoặc suy tim
  • Cường giáp 
  • Khó đi tiểu, ví dụ như nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt
  • Táo bón hoặc dễ bị tắc nghẽn đường ruột 
  • Sốt

Mang thai và cho con bú 

Buscopan chỉ được sử dụng trong thời kỳ mang thai nếu lợi ích điều trị mà thuốc mang lại cho người mẹ lớn hơn bất kỳ rủi ro nào có thể xảy ra đối với sự phát triển của thai nhi. Do đó, hãy thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc dự định có thai.  

Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng Buscopan nếu đang cho con bú. Không biết liệu hyoscine butylbromide có đi vào sữa mẹ hay không, do đặc tính của thuốc nên có thể chỉ tìm thấy một lượng nhỏ đi vào sữa. Tuy nhiên, thuốc có thể làm giảm sản xuất sữa. 

Liều dùng thuốc Buscopan cho các đối tượng

Không nên dùng Buscopan thường xuyên, chỉ sử dụng khi cần để giảm đau bụng. Nếu cần dùng thuốc kéo dài trên 2 tuần, nên trao đổi với bác sĩ.

Dùng Buscopan theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đọc kỹ và tuân thủ theo tất cả hướng dẫn sử dụng thuốc.  

Liều thông thường cho người lớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên: 20mg x 4 lần/ngày. 

Điều trị hội chứng ruột kích thích, nên khởi đầu bằng liều: 10mg x 3 lần/ngày. Sau đó có thể tăng liều lên: 20mg x 4 lần/ngày. 

Liều thông thường cho trẻ từ 6-12 tuổi là: 10mg x 3 lần/ngày. Nuốt cả viên nén Buscopan với nhiều nước, uống trong hoặc sau bữa ăn.   

Nếu quên thuốc, hãy uống ngay khi nhớ ra, trừ khi gần đến thời gian dùng liều tiếp theo. Trong trường hợp này, chỉ cần bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo như bình thường.  

Lưu ý: Không dùng liều gấp đôi để bù lại liều đã quên. 

Đi khám ngay nếu cơn đau bụng không thuyên giảm hoặc trở nên trầm trọng hơn sau khi dùng Buscopan hay bị sốt, ốm, nôn mửa, thay đổi nhu động ruột, đau bụng, chóng mặt, ngất xỉu và đi ngoài phân có máu. 

Tác dụng phụ của Buscopan

Tác dụng phụ thường gặp khi dùng Buscopan là tăng nhịp tim. Nguồn ảnh: CareplusTác dụng phụ thường gặp khi dùng Buscopan là tăng nhịp tim. Nguồn ảnh: Careplus

Các tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đến người dùng theo nhiều cách khác nhau. 

Sau đây là một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Buscopan. Tuy nhiên, không phải ai cũng mắc phải hoặc gặp các triệu chứng khác không được liệt kê trong bài viết này. 

Tác dụng phụ thường gặp (ảnh hưởng tới 1-10% người dùng) 

  • Nhịp tim nhanh
  • Khô miệng
  • Nhìn mờ, không nên lái xe nếu cảm thấy mờ mắt
  • Táo bón
  • Xuất hiện mụn nước nhỏ ở bàn tay và bàn chân
  • Phản ứng dị ứng trên da như nổi mề đay hoặc ngứa 

Tác dụng phụ hiếm gặp (ảnh hưởng tới 1/1000 đến 1/10.000 người dùng) 

Ngừng sử dụng Buscopan và đến ngay cơ sở y tế gần nhất nếu gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào sau đây: 

  • Khó đi tiểu (bí tiểu).
  • Các triệu chứng của phản ứng dị ứng như phù mặt, cổ họng hoặc lưỡi, khó thở, ngất xỉu và ngã quỵ.
  • Mắt đỏ và đau có thể kèm theo đau đầu, mất thị lực hoặc nhìn thấy quầng sáng xung quanh đèn. Những triệu chứng này là do sự gia tăng áp lực bên trong nhãn cầu, cần được điều trị ngay. 

Đọc thông tin hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc trao đổi với bác sĩ để biết thêm thông tin về các tác dụng phụ có thể gặp phải của Buscopan.  

Tương tác thuốc Buscopan

Nhiều loại thuốc có thể tương tác với Buscopan bao gồm thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin và các sản phẩm thảo dược khác. 

Để đảm bảo an toàn trong quá trình điều trị, hãy thông báo cho bác sĩ biết các loại thuốc bạn đang hoặc sắp sử dụng, trước khi được kê đơn Buscopan. 

Một số lưu ý

Có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như Aspirin, Ibuprofen hoặc Paracetamol cùng với Buscopan. 

Viên nén ngậm dưới lưỡi Glyceryl Trinitrate sẽ không được hòa tan và hấp thu tốt nếu bị khô miệng khi dùng Buscopan. Để giải quyết tình trạng này, hãy uống nhiều nước trước khi ngậm viên nén để thuốc được hòa tan và phát huy hiệu quả điều trị tối ưu.  

Không dùng Buscopan với Domperidone hoặc Metoclopramide vì sẽ làm mất tác dụng điều trị của thuốc.  

Có nhiều khả năng gặp phải các triệu chứng như khô miệng, mờ mắt, táo bón hoặc khó đi tiểu khi dùng Buscopan với các loại thuốc có cùng tác dụng phụ, chẳng hạn như sau: 

  • Amantadine
  • Thuốc kháng histamin gây buồn ngủ
  • Thuốc antimuscarinic điều trị bệnh Parkinson
  • Thuốc antimuscarinic điều trị chứng tiểu không tự chủ
  • Thuốc antimuscarinic điều trị hen phế quản hoặc COPD
  • Thuốc chống loạn thần
  • Thuốc chống say tàu xe
  • Codeine
  • Disopyramide
  • Nefopam
  • Thuốc chống co thắt khác
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!