Đau bụng kinh: nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Có 50% phụ nữ đã trải qua cảm giác đau bụng kinh mỗi khi đến tháng. Đau bụng kinh thường xuất hiện trong vòng 1 – 2 năm từ khi bắt đầu hành kinh và mất dần theo tuổi. Cơn đau thường bắt đầu từ ngày đầu tiên hành kinh và kéo dài vài ngày.

Nguyên nhân và biện pháp giảm đau bụng kinh hiệu quả

Nguyên nhân

Tử cung được cấu tạo hoàn toàn từ cơ trơn ngoại trừ lớp nội mạc tử cung - lót bên trong tử cung. Mỗi khi đến kì, lớp nội mạc tử cung sẽ dày lên, giàu mạch máu và các chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho phôi làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh, nội tiết tố trong cơ thể sẽ thay đổi, tăng nồng độ prostaglandin làm co thắt cơ trơn tử cung, giúp đào thải máu kinh (lớp nội mạc tử cung đã bị bong) ra ngoài. Lượng prostaglandin càng cao, tử cung co bóp càng mạnh làm cho cơn đau bụng kinh càng dữ dội. 

Với nhiều người, cơn đau có thể được giải quyết bằng thuốc giảm đau như ibuprofen; nhưng số khác, cơn đau làm cơ thể họ suy nhược, giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng tới học tập và làm việc. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều các phương pháp triệu trị chứng đau bụng kinh. 

Các giải pháp để ngừng đau bụng kinh

NSAIDs

 (Một số loại thuốc NSAIDs phổ biến - nguồn ảnh: Diagram Data base) (Một số loại thuốc NSAIDs phổ biến - nguồn ảnh: Diagram Data base)

 Cách đơn giản nhất để điều trị chính là ngăn sự sản xuất prostaglandin - nguồn gốc gây ra cơn đau. NSAIDs là nhóm thuốc giảm đau chống viêm có tác dụng đó, phổ biến là naproxenibuprofen. Thuốc có hiệu quả tốt nhất nếu uống trước khi bắt đầu hành kinh khoảng 1-2 ngày. Thận trọng khi sử dụng NSAIDs với người bị viêm loét dạ dày. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và hỏi bác sĩ trước khi dùng.

Chườm nóng

Nhiệt có tác dụng cao trong việc làm giảm cơn đau bụng kinh. Nhưng thật khó để cầm theo túi sưởi mỗi khi đi ra ngoài hay ngâm người trong bồn nước nóng cả ngày; nên giải pháp tối ưu đó là sử dụng miếng dán giữ nhiệt. 

Máy xung điện trị liệu TENS unit

Đây là một thiết bị để dán vào khu vực đau và truyền một dòng điện kích thích qua da tới các dây thần kinh. Thiết bị đã được thử nghiệm lâm sàng là có tác dụng làm giảm đau bụng kinh với các tác dụng phụ tối thiểu. TENS unit có thể mua mà không cần chỉ định của bác sĩ nhưng vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng máy. Các thiết bị TENS unit có thể dễ dàng mua bằng hình thức trực tuyến với chi phí rẻ hơn nhưng nó thường không tốt bằng những máy tương tự mà được phân phối bởi các cơ quan y tế, chưa kể các cơ quan này có chế độ bảo hành sản phẩm. 

Mát xa và tập thể dục

Mát xa vùng thắt lưng và bài tập aerobic đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm cơn đau bụng kinh và các cơn đau liên quan tới chu kì kinh nguyệt. Nếu bạn không có thời gian hoặc tài chính để đi mát xa mỗi khi tới tháng thì việc tự mát xa cũng là một giải pháp hiệu quả. 

Liệu pháp hormone 

(Thuốc tránh thai giúp điều hoà nội tiết tố - Nguồn ảnh: Medical News Today)(Thuốc tránh thai giúp điều hoà nội tiết tố - Nguồn ảnh: Medical News Today)

 Viên uống tránh thai có tác dụng làm giảm đau bụng kinh tới 90%. Cơ chế tác dụng của thuốc là giữ cho nội tiết tố trong cơ thể ổn định, vì vậy mà có ít mô tăng sinh ở nội mạc tử cung và ngăn sản xuất prostaglandin. Depo-Provera (một loại thuốc tránh thai dạng tiêm) cũng có hiệu quả tương tự. Các bà mẹ có thể lo lắng rằng việc sử dụng thuốc tránh thai làm con gái họ có tâm lý muốn quan hệ tình dục nhưng các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng lo sợ trên là sai. Về mặt y khoa, thuốc tránh thai thật sự là giải pháp tốt nhất cho đau bụng kinh

Đi khám 

(Khám phụ khoa là việc cần thiết để bảo vệ sức khoẻ - Nguồn ảnh: Health Grade)(Khám phụ khoa là việc cần thiết để bảo vệ sức khoẻ - Nguồn ảnh: Health Grade)

 Nếu cơn đau bụng kinh không giống với các mô tả ở trên hoặc có các triệu chứng dưới đây thì bạn nên gặp bác sĩ:

  • Sự xuất hiện bất thường của các cơn đau bụng kinh (ở người trên 20 tuổi)
  • Cơn đau quay trở lại sau nhiều năm
  • Đau ngay cả khi không đến tháng
  • Sử dụng NSAIDs không có hiệu quả
  • Đau khi quan hệ tình dục 

Đau bụng kinh có thể từ nhẹ đến đau dữ dội nhưng có thể được điều trị. Nếu cơn đau nghiêm trọng mà không thuyên giảm sau khi tự áp dụng các giải pháp thì bạn cần đến gặp bác sĩ. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!