Video Bệnh viêm màng não mủ
Viêm màng não ảnh hưởng đến dịch não tủy và lớp màng bao quanh não và tủy sống (chức năng bảo vệ hệ thần kinh trung ương),.
Năm 2006, tỷ lệ tử vong do viêm màng não do vi khuẩn là 34% và 50% bệnh nhân chịu những tác động lâu dài sau khi hồi phục.
Do đó nên điều trị bằng kháng sinh càng sớm càng tốt.
Một số loại vi khuẩn gây viêm màng não như như phế cầu khuẩn và Streptococcus nhóm B.
Các loại viêm màng não khác bao gồm viêm màng não do vi rút, ký sinh trùng, nấm và không do nhiễm trung, nhưng nguyên nhân vi khuẩn là nghiêm trọng nhất.
Vắc xin sẽ giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não do vi khuẩn.
Thông tin nhanh về bệnh viêm màng não do vi khuẩn
- Tại Hoa Kỳ, từ năm 2003 đến năm 2007, có khoảng 4.100 trường hợp viêm màng não do vi khuẩn mỗi năm, trong đó khoảng 500 trường hợp tử vong.
- Viêm màng não do vi khuẩn phổ biến thứ hai, nhưng nguy hiểm hơn rất nhiều.
- Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị viêm màng não do vi khuẩn, và bệnh này dễ lây lan ở những nơi tập trung đông người, chẳng hạn như khuôn viên các trường đại học.
- Các dấu hiệu ban đầu bao gồm sốt và cứng cổ, đau đầu, buồn nôn, nôn, lú lẫn và tăng nhạy cảm với ánh sáng. Đến cơ sở y tế ngay lập tức là rất cần thiết.
- Tiêm phòng vắc xin là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa bệnh viêm màng não. Vắc xin bảo vệ chống lại ba loại viêm màng não do vi khuẩn là vi khuẩn là não mô cầu, phế cầu khuẩn và Hib.
Triệu chứng viêm màng não do vi khuẩn
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, các triệu chứng của bệnh viêm màng não có thể xuất hiện đột ngột hoặc trong vài ngày. Chúng thường xuất hiện 3 đến 7 ngày sau khi nhiễm bệnh.
Các triệu chứng ban đầu của bệnh viêm màng não bao gồm:
- Buồn nôn và ói mửa
- Sốt
- Nhức đầu và cứng cổ
- Đau cơ
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Bồn chồn
- Bàn tay hoặc chân lạnh và phát ban
- Trong một vài trường hợp, phát ban không mờ đi khi ấn vào
Các triệu chứng sau đó có thể là co giật và hôn mê.
Trẻ sơ sinh thường có các triệu chứng như:
- Thở nhanh
- Biếng ăn và cáu gắt
- Khóc quá mức hoặc rên rỉ the thé
- Cứng đơ, cử động giật cục hoặc bơ phờ và mệt mỏi
Thóp có thể phồng lên.
Nghiệm pháp ấn kính vào vết phát ban viêm màng não
Phát ban viêm màng não xảy ra nếu xuất huyết dưới da.
Nó có thể bắt đầu từ một vài nốt nhỏ ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, sau đó lan rộng nhanh chóng và trông giống như những vết bầm mới.
Nghiệm pháp ấn kính có thể hỗ trợ chẩn đoán phát ban màng não.
- Ấn mạnh thành cốc uống nước vào chỗ phát ban.
- Nếu phát ban mờ dần và mất màu dưới áp lực, đó không phải là phát ban viêm màng não.
- Nếu nó không đổi màu, bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Phát ban hoặc các đốm có thể mờ dần và sau đó quay trở lại.
Nguyên nhân viêm màng não do vi khuẩn
Viêm màng não do vi khuẩn có thể do nhiều loại vi khuẩn gây ra như:
- Haemophilus týp B (Hib)
- Não mô cầu
- Phế cầu khuẩn
- Bạch cầu đơn nhân Listeria
- Liên cầu nhóm B
Ở mỗi độ tuổi, mọi người bị ảnh hưởng bởi các chủng nhất định.
Vi khuẩn gây viêm màng não thường truyền từ người này sang người khác, ví dụ, qua các giọt bắn khi ho và hắt hơi hoặc qua nước bọt, khạc nhổ. Một số loại có thể lây qua đường ăn uống.
Liên cầu nhóm B có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.
Một số người là người vận chuyển trung gian. Họ có vi khuẩn, nhưng chúng không phát triển thành các triệu chứng. Sống trong nhà với người mang mầm bệnh hoặc người bị viêm màng não làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Điều quan trọng là phải tuân thủ lịch tiêm chủng được khuyến cáo để ngăn ngừa bệnh viêm màng não. Hib là nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em dưới 5 tuổi ở các quốc gia không có sẵn vắc xin Hib.
Các yếu tố nguy cơ viêm màng não do vi khuẩn
Viêm màng não do vi khuẩn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ sơ sinh dễ mắc hơn cả.
Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ là:
- Khuyết hổng về giải phẫu hoặc chấn thương, chẳng hạn như gãy xương sọ và một số loại phẫu thuật và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào hệ thần kinh.
- Nhiễm trùng ở vùng đầu hoặc cổ
- Sinh hoạt trong cộng đồng nguy cơ, ví dụ trường học hoặc đại học.
- Sống hoặc du lịch đến những nơi có dịch viêm màng não, chẳng hạn như châu Phi cận Sahara
- Có hệ thống miễn dịch suy yếu do tình trạng sức khỏe hoặc điều trị
- Làm việc trong phòng thí nghiệm hoặc các môi trường có mầm bệnh viêm màng não.
Viêm màng não tái phát do vi khuẩn có thể xảy ra nhưng hiếm. Các nghiên cứu cho thấy 59% các trường hợp tái phát là do khiếm khuyết giải phẫu và 36% xảy ra ở những người có hệ miễn dịch suy yếu.
Điều trị viêm màng não do vi khuẩn
Điều trị viêm màng não do vi khuẩn thường yêu cầu nhập viện và đôi khi cần chăm sóc đặc biệt.
Theo nhiều bác sĩ, người bệnh cần điều trị kháng sinh kể cả khi chưa có kết quả xét nghiệm, có thể là trước khi đến bệnh viện.
Các loại thuốc dùng điều trị như:
- Thuốc kháng sinh: thường dùng đường tĩnh mạch.
- Corticosteroid: dùng nếu tình trạng viêm gây tăng áp lực nội sọ, nhưng các nghiên cứu cho thấy kết quả còn mẫu thuẫn nhau.
- Acetaminophen hoặc Paracetamol: Cùng với việc tắm bằng bông bọt biển, miếng hạ nhiệt, đắp khăn mát và giữ phòng thông thoáng sẽ làm bớt giảm sốt
- Thuốc chống co giật: Dùng nếu bệnh nhân lên cơn co giật, ví dụ như phenobarbital hoặc Dilantin.
- Thở oxy: Oxy sẽ hỗ trợ việc thở của bệnh nhâ.
- Dịch truyền: Dịch truyền tĩnh mạch có thể ngăn ngừa tình trạng mất nước, đặc biệt nếu bệnh nhân bị nôn hoặc không uống được.
- Thuốc an thần: giúp bệnh nhân bình tĩnh hơn khi họ cáu gắt hoặc bồn chồn.
Các xét nghiệm máu có thể được sử dụng để theo dõi mức đường huyết, natri và các chỉ số quan trọng khác của bệnh nhân.
Dự phòng viêm màng não do vi khuẩn
Vì một số loại vi khuẩn có thể gây ra bệnh viêm màng não, vì vậy cần phải có nhiều loại vắc xin để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Vắc xin đầu tiên được tạo ra vào năm 1981 để bảo vệ chống lại 4 trong số 13 phân nhóm của N. meningitides.
Một cuộc khảo sát trên 17 triệu người ở Hoa Kỳ cho thấy tỷ lệ mắc tất cả các loại viêm màng não đã giảm 31% từ năm 1998 đến năm 2007, sau khi tiêm chủng vắc xin chống vi khuẩn gây viêm màng não định kỳ.
Vắc xin viêm màng não mô cầu là vắc xin chính ở Hoa Kỳ. Tất cả trẻ em nên tiêm chủng thuốc này từ một liều khi 11 đến 12 tuổi và một liều nhắc lại sau 16 tuổi, khi nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
Thuốc chủng ngừa Hib bảo vệ trẻ em chống lại H. Influenzae. Trước khi du nhập vào Hoa Kỳ vào năm 1985, H. Influenzae đã lây nhiễm cho hơn 20.000 trẻ em dưới 5 tuổi hàng năm, với tỷ lệ tử vong từ 3 đến 6%. Việc tiêm chủng rộng rãi đã làm giảm hơn 99% tỷ lệ mắc bệnh viêm màng não do vi khuẩn.
Thuốc chủng ngừa Hib được tiêm bốn liều ở độ tuổi từ 2, 4, 6 và 12 đến 15 tháng.
Tác dụng phụ của vắc xin có thể bao gồm mẩn đỏ và đau nhức tại chỗ tiêm và sốt. Luôn luôn kiểm tra định kì để đảm bảo rằng không dị ứng với bất kỳ phần nào của vắc xin.
Để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh viêm màng não do vi khuẩn và các bệnh khác, điều quan trọng là phải đảm bảo vệ sinh tốt, ví dụ như rửa tay thường xuyên.
Nhận thức được các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm màng não do vi khuẩn sẽ giúp bạn biết mình nên làm gì tiếp theo và có các hành động kịp thời.
Xem thêm: