Video Vắc xin viêm não mô cầu BC tiêm lúc nào
Tại sao thanh thiếu niên cần chủng ngừa viêm não mô cầu?
Trong số 1.000-2.600 người mắc bệnh não mô cầu mỗi năm, một phần ba là ở độ tuổi thanh thiếu niên. 10% đến 15% những người mắc bệnh bị tử vong, ngay cả khi điều trị bằng kháng sinh. Có tới 20% số người sống sót sẽ bị các tác dụng phụ vĩnh viễn như mất thính giác hoặc tổn thương não.
Việc tiêm chủng vắc xin có thể giúp ngăn ngừa căn bệnh nguy hiểm này.
Có những loại vắc xin ngừa viêm não mô cầu nào?
Ba loại vắc xin ngừa viêm màng não mô cầu có sẵn là:
- Vắc xin polysaccharide não mô cầu (MPSV4), được bán dưới tên Menomune
- Vắc xin viêm não mô cầu liên hợp (MCV4), được bán dưới tên Menactra, MenHibrix, và Menveo.
- Vắc xin viêm não mô cầu Serogroup B, được bán dưới tên Trumenba và Bexsero.
MPSV4 và MCV4 có thể ngăn ngừa bốn loại bệnh viêm não mô cầu, chiếm khoảng 70% các trường hợp ở Hoa Kỳ.
Vắc xin MenB ngăn ngừa chủng Meningococcal B.
MCV4 tiêm bắp được ưu tiên cho những người dưới 55 tuổi. Khuyến cáo tiêm cho thanh thiếu niên là một liều ở tuổi 11 và một liều ở tuổi 16. Nếu MCV4 không khả dụng, bạn có thể sử dụng MPSV4 tiêm dưới da
MPSV4 là vắc xin viêm màng não mô cầu duy nhất được phép sử dụng cho những người trên 55 tuổi.
Vắc xin MenB được Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyên dùng cho những bệnh nhân có nguy cơ cao, nhưng cũng có thể được sử dụng cho người lớn tuổi. Trumenba được dùng ba liều trong khi Bexsero chỉ cần hai liều.
Ai cần tiêm chủng viêm não mô cầu?
CDC khuyến nghị chủng ngừa viêm màng não mô cầu cho:
- Tất cả thanh thiếu niên từ 11-18 tuổi hoặc một số trẻ nhỏ hơn có nguy cơ cao (MenB được khuyến nghị cho những người từ 16-18 tuổi ít có nguy cơ.)
- Bất kỳ ai đã phơi nhiễm với bệnh nhân viêm màng não trong một đợt bùng phát
- Bất kỳ ai đi du lịch hoặc sống ở những nơi đang phổ biến bệnh viêm màng não, chẳng hạn như ở châu Phi quanh Sahara.
- Mệt mỏi
- Những người bị rối loạn hệ thống miễn dịch hoặc tổn thương hoặc thiếu lá lách.
Những việc cần làm
Đối tượng không nên tiêm chủng
Bạn chưa đủ tuổi thành niên hoặc đủ tuổi nhưng có các tình trạng sau:
- Đã từng bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng với vắc xin viêm màng não mô cầu trước đó hoặc với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
- Đang bị ốm vừa hoặc nặng (xếp lịch lại khi bạn khỏe)
- Đã từng mắc hội chứng Guillain-Barre
Phụ nữ mang thai vẫn có thể tiêm chủng viêm màng não mô cầu, nhưng chỉ nên tiêm cho những người có vấn đề về miễn dịch hoặc những người có nguy cơ bị viêm màng não. Với vắc xin MCV4 và MenB thế hệ mới, chưa có nhiều nghiên cứu ở phụ nữ mang thai so với vắc xin MPSV4.
Tác dụng phụ của vắc xin viêm não mô cầu là gì?
Các tác dụng phụ nhẹ xảy ra ở khoảng một nửa số người được chủng ngừa. Chúng có thể bao gồm mẩn đỏ hoặc đau vùng da được tiêm. Những tác dụng phụ này kéo dài không quá 1 hoặc 2 ngày.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng thường ít gặp ví dụ như sốt cao, suy nhược cơ thể và thay đổi hành vi.
Các phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể xảy ra trong vòng vài phút hoặc vài giờ sau khi tiêm phòng. Dưới đây là các triệu chứng dị ứng có thể gặp:
- Khó thở
- Khàn giọng hoặc thở khò khè
- Nổi mề đay
- Xanh xao
- Cảm thấy tếu đuối
- Nhịp tim nhanh hoặc chóng mặt
Nếu những dấu hiệu này xuất hiện, bạn nên đưa con mình đến bác sĩ ngay lập tức, mô tả phản ứng và điền lại vào mẫu Báo cáo tác dụng phụ của vắc xin (VAERS). Bác sĩ hoặc bộ phận y tế có thể giúp về việc này.
Hội chứng Guillain-Barre là một rối loạn hệ thống thần kinh nghiêm trọng hiếm gặp, xuất hiện ở một số người đã tiêm MCV4 nhưng vẫn chưa thể khẳng định mối liên hệ với vắc xin.
Xem thêm:
- Bệnh viêm màng não mô cầu: Triệu chứng, điều trị và vắc xin phòng bệnh
- Bệnh viêm màng não do vi khuẩn: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa
- Bệnh viêm màng não: Triệu chứng, nguyên nhân, phân loại và điều trị
- Viêm màng não ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và vắc xin phòng bệnh