Bệnh do vi khuẩn Hib và cách phòng tránh
Bệnh Hib hiếm gặp ở Hoa Kỳ nhưng nó vẫn là một căn bệnh nguy hiểm đối với trẻ em ở những khu vực không có vắc xin chủng ngừa.
Triệu chứng bệnh Hib
Vi khuẩn Hib xâm nhập vào cơ thể qua mũi, miệng và có thể tồn tại một thời gian mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, vi khuẩn đi vào máu và đến các cơ quan khác được gọi là bệnh Hib xâm lấn.
Bệnh Hib xâm lấn có thể ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ quan và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não, viêm nắp thanh quản, viêm phổi, viêm khớp, viêm mô tế bào và nhiễm khuẩn huyết.
Viêm màng não
Dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh Hib xâm nhập là viêm màng não do vi khuẩn, phù não. Trước khi bao phủ tiêm chủng, viêm màng não do Hib xảy ra với tỉ lệ 50 - 65% và là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm màng não vi khuẩn ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Các triệu chứng của viêm màng não do Hib bao gồm:
- Sốt
- Đau đầu
- Lú lẫn, cáu kỉnh hoặc thay đổi trạng thái tinh thần
- Gáy cứng
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Buồn nôn, nôn
- Thay đổi phản xạ (ở trẻ nhỏ)
Hầu hết những người mắc bệnh viêm màng não do Hib đều sống sót, nhưng có thể để lại di chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Khoảng 15 - 30% người bệnh bị mất thính giác hoặc tổn thương não, khoảng 3 - 6% tử vong - ngay cả khi được điều trị kịp thời.
Viêm nắp thanh môn
Viêm nắp thanh môn do vi khuẩn gây nhiễm trùng nắp thanh môn đôi khi gây phù nề nghiêm trọng làm tắc nghẽn đường thở. Viêm nắp thanh môn xảy ra ở 17% các trường hợp Hib trước khi bao phủ tiêm chủng.
Một số triệu chứng của viêm nắp thanh quản bao gồm:
- Đau họng cấp
- Sốt
- Chảy nước dãi (đặc biệt ở trẻ em)
- Thay đổi giọng nói
- Da xanh nhợt
- Thở rít hoặc thở khò khè
Viêm phổi
Viêm phổi là một biến chứng phổ biến khác của bệnh Hib, xảy ra với tỉ lệ khoảng 15%.
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm phổi có thể khác nhau, nhưng thường bao gồm các triệu chứng giống cúm như ớn lạnh, sốt, nghẹt mũi, ho có đờm, đau ngực, thở nhanh (ở trẻ em), đau cơ, mệt mỏi, nôn (ở trẻ em), da xanh tái.
Viêm khớp nhiễm khuẩn
Viêm khớp nhiễm khuẩn là một bệnh nhiễm trùng khớp xảy ra với khoảng 8% các trường hợp Hib chưa tiêm vắc-xin. Các khớp thường bị ảnh hưởng là các khớp lớn như khớp gối hoặc hông.
Các triệu chứng của bệnh bao gồm đau khớp dữ dội, đỏ hoặc sưng quanh khớp, hạn chế vận động.
Viêm mô tế bào
Đây là một biến chứng phổ biến khác của bệnh Hib. Bệnh xảy ra với khoảng 6% các trường hợp chưa tiêm chủng - thường xảy ra ở trẻ nhỏ và ảnh hưởng đến đầu, mặt, cổ. Triệu chứng phổ biến nhất của viêm mô tế bào là da đỏ, mềm, sưng tấy.
Nhiễm khuẩn huyết
Xảy ra khi vi khuẩn Hib đi vào máu. Các triệu chứng của bệnh giống cúm như sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn, nôn, lo lắng, khó thở và lú lẫn.
Nguyên nhân bệnh Hib
Không giống như bệnh cúm, bệnh Haemophilus influenzae do một loại vi khuẩn gây ra.
Có nhiều týp vi khuẩn Haemophilus influenzae, nhưng týp b (thường được gọi là Hib) là loại nghiêm trọng nhất.
Trước khi tìm ra một loại vắc-xin hiệu quả, Hib đã gây ra khoảng 95% các ca nhiễm trùng Haemophilus influenzae nghiêm trọng.
Không rõ vi khuẩn Hib lây lan như thế nào, nhưng các nhà khoa học cho rằng vi khuẩn này lây từ người sang người qua các giọt bắn đường hô hấp (qua ho hoặc hắt hơi). Do đó mọi người thường bị nhiễm với Hib sau khi tiếp xúc gần với người bị bệnh, chẳng hạn như ở nhà hoặc trong nơi giữ trẻ.
Trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm Hib cũng có thể tiếp xúc với vi khuẩn khi chọc nước ối hoặc tiếp xúc với dịch tiết âm đạo trong khi sinh. Những người bị nhiễm vi khuẩn Hib không có bất kỳ triệu chứng nào vẫn có thể lây bệnh cho người khác.
Vi khuẩn bắt đầu đi vào mũi và họng, nơi chúng có thể bị hệ miễn dịch nhanh chóng loại bỏ hoặc tồn tại trong nhiều tháng mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhiễm Hib xâm lấn khi vi khuẩn đi vào vào máu lan sang các cơ quan khác.
Mặc dù không biết rõ chính xác nguyên nhân khiến một số trường hợp từ nhiễm khuẩn nhẹ có thể chuyển sang nhiễm trùng xâm nhập, có thể là do các bệnh đường hô hấp khác đóng một vai trò nhất định. Ví dụ, nếu ai đó đang bị cúm, họ có thế dễ dàng nhiễm Hib hơn. Trên thực tế, bệnh Hib là một bệnh đồng nhiễm phổ biến trong các trận đại dịch cúm trước đây.
Quần thể nguy cơ
Một số người dễ bị bệnh hơn những người khác. Giống như nhiều bệnh có thể phòng ngừa được bằng vắc xin, Hib chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Trước khi tiêm chủng rộng rãi, Hib gây ra 50 -65% các trường hợp viêm màng não ở trẻ em dưới 5 tuổi và là nguyên nhân phổ biến nhất của viêm màng não vi khuẩn ở những trẻ này.
Những người có nhiều khả năng bị Hib bao gồm trẻ em chưa được tiêm chủng và những người tiếp xúc gần với trẻ, cũng như những người suy giảm miễn dịch bao gồm cả những người mắc một số bệnh như:
- Bệnh hồng cầu hình liềm
- HIV
- Ung thư đang điều trị hóa trị, xạ trị hoặc ghép tế bào gốc tủy xương
Chẩn đoán bệnh Hib
Vì Hib có thể giống nhiều bệnh nhiễm khuẩn khác, các bác sĩ sẽ dựa vào thăm khám tổng quát, các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh và đưa ra phương hướng điều trị. Nếu dương tính với Haemophilus influenzae, y tế địa phương cũng có thể xét nghiệm để xác định týp vi khuẩn gây bệnh.
Khám tổng quát
Trước khi chẩn đoán Hib, các bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh Hib xâm lấn hoặc bất kỳ biến chứng nào của bệnh. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, các bác sĩ có thể sẽ kiểm tra sổ tiêm chủng để xem trẻ đã được tiêm vắc xin Hib hay chưa?
Bác sĩ cũng có thể hỏi về bất kỳ sự tiếp xúc nào của trẻ với một người bị nhiễm Hib đã biết.
Xét nghiệm
Nếu nghi ngờ Hib sau khi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm máu hoặc dịch não tủy để tìm vi khuẩn.
Một trong những xét nghiệm phổ biến nhất để kiểm tra mẫu vi khuẩn Hib là nuôi cấy vi khuẩn, trong đó dịch mẫu được đặt trong môi trường đặc biệt để xem liệu vi khuẩn Haemophilus influenzae có phát triển hay không.
Các chủng vi khuẩn
Nếu bệnh nhân dương tính trở lại với Haemophilus influenzae, bệnh nhân có thể sẽ được xét nghiệm thêm để xác định chủng vi khuẩn gây bệnh. Xét nghiệm này thường được thực hiện ở các cơ quan y tế (như sở y tế địa phương) bằng cách sử dụng các xét nghiệm đặc biệt như ngưng kết kháng nguyên hoặc PCR.
Điều trị bệnh Hib
Bệnh Hib có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc kháng sinh, nhưng có thể cần chăm sóc thêm để kiểm soát các biến chứng. Những người bị bệnh Hib xâm nhập (đặc biệt là trẻ nhỏ) thường phải nhập viện do nhiễm khuẩn.
Thuốc kháng sinh
Thuốc phổ biến nhất để điều trị Hib là cephalosporin thế hệ thứ 3 (như cefotaxime hoặc ceftriaxone) hoặc kết hợp chloramphenicol và ampicillin điều trị trong 10 ngày.
Điều trị hỗ trợ
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, người bệnh có thể cần điều trị để giảm các triệu chứng hoặc các biến chứng. Các biện pháp này bao gồm thở oxy, điều trị hạ áp, chăm sóc vết thương (do viêm mô tế bào), cắt cụt chân (do nhiễm khuẩn huyết) hoặc phục hồi chức năng lâu dài cho tổn thương não hoặc mất thính lực (do viêm màng não).
Phòng ngừa bệnh Hib
Mặc dù Hib thường có thể được điều trị hiệu quả bằng thuốc kháng sinh, nhưng cách bảo vệ tốt nhất là tiêm chủng. Loại vắc xin này thường được tiêm cho trẻ nhỏ với 3 hoặc 4 liều, tùy thuộc vào nhãn hiệu.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ khuyến cáo các nhóm sau nên chủng ngừa Hib:
- Trẻ em từ 2 đến 15 tháng tuổi (hoặc đến 5 tuổi nếu chưa được chủng ngừa, đối với liều bắt kịp).
- Trẻ em dưới 18 tuổi bị nhiễm HIV chưa được tiêm chủng.
- Bất kỳ ai (trẻ em hoặc người lớn) chưa được tiêm chủng và không có cường lách hoặc mắc bệnh hồng cầu hình liềm.
- Bất kỳ ai (trẻ em hoặc người lớn) đã được ghép tế bào gốc tạo máu, ngay cả khi đã được tiêm phòng Hib trước đó.
Mặc dù rất hiếm, nhưng có một số người không nên chủng ngừa Hib. Những người đã có phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng với vắc-xin Hib hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc thì không nên chủng ngừa và những người bị dị ứng từ trung bình đến nặng nên đợi cho đến khi khỏi bệnh trước khi tiêm một liều vắc xin mới.
Nếu bạn không chắc có nên tiêm vắc xin chống Hib hay không, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi tiêm phòng.
Xem Thêm: