Bệnh trĩ: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Bệnh trĩ là một Bệnh trĩ là một vấn đề thường gặp. Các búi trĩ bên trong trực tràng hoặc bên ngoài hậu môn có thể gây đau, ngứa hậu môn và chảy máu trực tràng. Các triệu chứng thường cải thiện với các phương pháp điều trị tại nhà nhưng đôi khi mọi người cần sự can thiệp của các thủ thuật y tế. Ăn nhiều chất xơ hơn có thể giúp ngăn ngừa bệnh trĩ.vấn đề thường gặp. Các búi trĩ bên trong trực tràng hoặc bên ngoài hậu môn có thể gây đau, ngứa hậu môn và chảy máu trực tràng. Các triệu chứng thường cải thiện với các phương pháp điều trị tại nhà nhưng đôi khi mọi người cần sự can thiệp của các thủ thuật y tế. Ăn nhiều chất xơ hơn có thể giúp ngăn ngừa bệnh trĩ.

Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh trĩ 

Bệnh trĩ là gì?

Trĩ là tình trạng giãn ra, sưng to của các đám rối tĩnh mạch bên trong và bên ngoài hậu môn và trực tràng. Chúng có thể gây đau đớn, khó chịu và gây chảy máu trực tràng. Tất cả chúng ta đều có thể mắc bệnh trĩ, nhưng về cơ bản, chúng không gây khó chịu nhiều cho chúng ta. Chỉ khi búi trĩ trở nên sưng phồng và giãn to ra thì chúng dẫn đến các triệu chứng khó chịu. 

Bệnh trĩ phổ biến như thế nào?

Theo thống kê dịch tễ của Việt Nam và thế giới cho thấy có khoảng 50-60% người trưởng thành có triệu chứng của bệnh trĩ. Chúng ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính, chủng tộc và sắc tộc. Chúng thường gặp hơn khi bạn già đi, ảnh hưởng đến hơn một nửa số người trên 50 tuổi.

Ai có thể mắc bệnh trĩ?

Bất cứ ai cũng có thể mắc các triệu chứng của bệnh trĩ, ngay cả thanh thiếu niên. (Bởi vì bệnh trĩ mất một thời gian để phát triển, chúng không phổ biến ở trẻ em.) Bạn có yếu tố nguy cơ cao hơn nếu bạn:

  • Thừa cân hoặc béo phì.
  • Đang mang thai.
  • Chế độ ăn ít chất xơ
  • Tiêu chảy mãn tính hoặc táo bón.
  • Thường xuyên nâng vật nặng.
  • Thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh.
  • Gắng sức rặn khi đi đại tiện

Bệnh trĩ gồm những loại nào?

Bệnh trĩ có thể xảy ra bên trong hoặc bên ngoài trực tràng. Phân loại phụ thuộc vào vị trí xuất phát các búi trĩ. Các loại bao gồm:

  • Trĩ ngoạiCác búi trĩ nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn. Hậu môn của bạn là ống dẫn phân đi ra ngoài. Trĩ ngoại có thể ngứa và đau. Thỉnh thoảng, chúng bị chảy máu. Đôi khi búi trĩ ứ máu mà có thể dẫn đến tắc mạch. Điều này không nguy hiểm nhưng có thể gây đau và sưng tấy.

Xem chi tiết: Trĩ ngoại: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

  • Trĩ nội: Các búi trĩ hình thành bên trong trực tràng. Trực tràng là một phần của hệ thống tiêu hóa kết nối đại tràng (ruột già) với hậu môn. Trĩ nội có thể chảy máu, nhưng chúng thường không đau.

Xem chi tiết: Bệnh trĩ nội là gì? Và các biện pháp giải quyết triệt để trĩ nội

  • Sa búi trĩ: Cả trĩ nội và trĩ ngoại đều có thể sa ra ngoài, nghĩa là chúng căng ra và phình ra bên ngoài hậu môn. Các búi trĩ này có thể chảy máu hoặc gây đau.

Sự khác biệt giữa bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn là gì?

Bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn gây ra các triệu chứng tương tự, chẳng hạn như ngứa, đau và chảy máu. Trong khi các đám rối tĩnh mạch giãn to lên gây ra bệnh trĩ, thì một vết rách ở niêm mạc hậu môn gây ra nứt kẽ hậu môn. Bác sĩ của bạn sẽ khám sức khỏe và có thể yêu cầu các xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn. 

Triệu chứng và nguyên nhân bệnh trĩ

Nguyên nhân nào gây ra bệnh trĩ?

Tình trạng tăng áp lực của đám rối tĩnh mạch ở hậu môn hoặc trực tràng, gây ra bệnh trĩ. Bạn có thể nghĩ chúng tương tự như bệnh giãn tĩnh mạch ảnh hưởng đến phần chi dưới của bạn.

Bất kỳ loại gắng sức nào làm tăng áp lực lên bụng hoặc các chi dưới của bạn có thể khiến các tĩnh mạch hậu môn và trực tràng trở nên sưng và bị viêm nhiễm. Bệnh trĩ có thể phát triển do:

  • Tăng áp lực vùng chậu do tăng cân, đặc biệt là khi mang thai.
  • Rặn nhiều khi đi vệ sinh vì táo bón
  • Gắng sức khi nâng vật nặng hoặc cử tạ.

Các triệu chứng của bệnh trĩ là gì?

Trĩ nội hiếm khi gây đau (và thường không thể cảm nhận được) trừ khi chúng bị sa ra ngoài. Nhiều người mắc bệnh trĩ nội không biết mình mắc bệnh vì họ không có triệu chứng.

Nếu bạn có các triệu chứng của trĩ nội, bạn có thể thấy máu trên giấy vệ sinh, trên bề mặt phân hoặc bồn cầu. Đó là những dấu hiệu của chảy máu trực tràng.

Các dấu hiệu của trĩ ngoại bao gồm:

  • Ngứa hậu môn.
  • Có khối gần hậu môn có cảm giác đau hoặc mềm.
  • Đau hoặc nhức ở hậu môn, đặc biệt là khi bạn ngồi.
  • Chảy máu trực tràng.

Sa búi trĩ có thể gây đau đớn và khó chịu. Bạn có thể cảm thấy chúng phồng lên bên ngoài hậu môn và nhẹ nhàng đẩy chúng trở lại bên trong.

Những bệnh khác gây ra các triệu chứng tương tự trĩ?

Các bệnh đường tiêu hóa khác nhau có thể gây chảy máu trực tràng và các triệu chứng khác tương tự như bệnh trĩ. Một số rối loạn này đe dọa tính mạng. Vì lý do này, điều quan trọng là phải cho bác sĩ của bạn biết khi bạn có các triệu chứng.

Các bệnh đường ruột có thể gây chảy máu bao gồm:

Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh trĩ

Bệnh trĩ được chẩn đoán như thế nào?

Bác sĩ của bạn chẩn đoán bệnh trĩ dựa trên các triệu chứng và khám sức khỏe. Bạn có thể được thăm khám qua các bước:

  • Thăm hậu môn trực tràng: Bác sĩ của bạn đưa một ngón tay có đeo găng, được bôi trơn vào trực tràng để sờ các búi trĩ
  • Nội soi: Bác sĩ của bạn sử dụng một ống nội soi (ống nội soi có gắn đèn chiếu sáng) để quan sát niêm mạc hậu môn và trực tràng.
  • Nội soi đại tràng sigma: Bác sĩ của bạn sử dụng ống nội soi đại tràng (ống nội soi có gắn đèn chiếu sáng cùng một cái camera) để quan sát bên trong lòng phần dưới của đại tràng và trực tràng (đại tràng sigma). Các loại thủ thuật gồm nội soi đại tràng sigma ống mềm và ống cứng.

Những xét nghiệm này có thể không thoải mái nhưng không gây đau đớn. Chúng thường diễn ra tại phòng thủ thuật hoặc trung tâm khám ngoại trú mà không cần gây mê. Bạn về nhà ngay trong ngày.

Bác sĩ của bạn có thể thực hiện nội soi đại tràng để xác nhận các phát hiện từ các xét nghiệm khác hoặc kiểm tra các dấu hiệu của ung thư đại tràng. Thủ thuật ngoại trú này yêu cầu gây mê.

Quản lý và điều trị bệnh trĩ

Các biến chứng của bệnh trĩ là gì? 

Bệnh trĩ có thể gây khó chịu và đau đớn, nhưng chúng không có xu hướng gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Hiếm khi những người bị trĩ phát triển thành:

  • Thiếu máu.
  • Búi trĩ ngoại tắc mạch.
  • Viêm nhiễm.
  • Da thừa hậu môn (vạt mô treo trên da).
  • Trĩ nghẹt (các cơ quanh hậu môn ngăn máu cung cấp cho một búi trĩ nội bị sa ra ngoài hậu môn). 

Tôi có thể điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng cách nào?

Bệnh trĩ thường tự khỏi mà không cần điều trị. Các triệu chứng như đau và chảy máu có thể kéo dài một tuần hoặc lâu hơn một chút. Trong thời gian chờ đợi, bạn có thể thực hiện các bước sau để giảm bớt các triệu chứng:

  • Bôi thuốc không kê đơn có chứa lidocaine, witch hazel hoặc hydrocortisone lên vùng bị trĩ.
  • Uống nhiều nước hơn.
  • Tăng lượng chất xơ thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm chức năng. Cố gắng hấp thụ ít nhất 20-35 gam chất xơ hàng ngày
  • Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm ngồi (sitz bath) từ 10 đến 20 phút mỗi ngày.
  • Làm mềm phân bằng cách uống thuốc nhuận tràng.
  • Dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm đau và viêm.
  • Dùng giấy vệ sinh có tẩm kem dưỡng da hoặc khăn ướt có thể giặt được để vỗ nhẹ và làm sạch phần mông của bạn sau khi đi vệ sinh. Bạn cũng có thể dùng khăn giấy hoặc khăn thấm nước. (Bỏ khăn lau vào thùng rác, không xả nước. Giặt riêng khăn lau trong nước nóng để tránh lây lan các bệnh nhiễm trùng thường thấy trong phân.)

Các thủ thuật y tế trong điều trị bệnh trĩ như thế nào?

Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày hoặc giấc ngủ của bạn. Ngoài ra, hãy tìm kiếm sự trợ giúp nếu các dấu hiệu không cải thiện sau một tuần điều trị tại nhà. Bác sĩ của bạn có thể điều trị bệnh trĩ bằng:

  • Thắt vòng cao su: Một dải cao su nhỏ đặt xung quanh gốc của một búi trĩ để cắt đứt lưu thông máu nuôi dưỡng cho búi trĩ.
  • Điện đông: một dòng điện làm ngừng dòng máu lưu thông đến búi trĩ.
  • Quang đông hồng ngoại: Một đầu dò nhỏ được đưa vào trực tràng sẽ chiếu nhiệt để loại bỏ búi trĩ.
  • Tiêm xơ: Một hóa chất được tiêm vào mạch máu làm co lại búi trĩ.

Phương pháp điều trị phẫu thuật bao gồm:

  • Cắt trĩ:Phẫu thuật cắt bỏ các búi trĩ ngoại lớn hoặc trĩ nội đã sa ra ngoài.
  • Cắt trĩ bằng stapler: Một dụng cụ stapler vòng loại bỏ một búi trĩ nội. Hoặc nó kéo một búi trĩ nội đã sa ra ngoài về lại bên trong hậu môn và khâu treo nó ở đó.

Phòng ngừa bệnh trĩ

Tôi có thể phòng bệnh trĩ bằng cách nào?

Bệnh trĩ thường gặp khi bạn già đi. Các bước này có thể giúp ngăn ngừa phân cứng và táo bón là cái mà có thể dẫn đến bệnh trĩ:

  • Không ngồi quá lâu hoặc rặn quá mạnh khi đại tiện.
  • Đi vệ sinh ngay khi có cảm giác buồn đi vệ sinh - đừng trì hoãn việc đi đại tiện.
  • Uống nhiều nước trong ngày.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ (trái cây tươi, rau và ngũ cốc nguyên hạt) hoặc uống thuốc bổ sung. Nói chung, phụ nữ nên tiêu thụ 25 gam chất xơ mỗi ngày, trong khi nam giới nên bổ sung 35 gam chất xơ.
  • Duy trì vận động thể chất. Sự vận động giúp tăng nhu động ruột.
  • Chỉ dùng thuốc nhuận tràng hoặc dùng thuốc xổ theo ý kiến của bác sĩ điều trị của bạn. Quá nhiều thuốc nhuận tràng hoặc thuốc xổ có thể khiến cơ thể bạn khó điều chỉnh cách bạn đi đại tiện. 

Triển vọng/ Tiên lượng bệnh trĩ

Tiên lượng (Triển vọng) cho những người mắc bệnh trĩ là gì?

Hầu hết các triệu chứng trĩ cải thiện trong vòng một tuần với các phương pháp điều trị tại nhà. Nếu bệnh trĩ gây ra đau dữ dội và khó chịu, một thủ thuật y tế hoặc thậm chí phẫu thuật là cần thiết.

Chung sống hòa bình với bệnh trĩ

Khi nào tôi nên gọi cho bác sĩ?

Bạn nên gọi cho bác sĩ của mình nếu bạn nghi ngờ bệnh trĩ và gặp phải:

Tôi nên hỏi bác sĩ những câu hỏi nào?

Bạn có thể muốn hỏi bác sĩ của mình:

  • Tại sao tôi bị trĩ?
  • Điều trị tốt nhất cho tôi là gì?
  • Tôi có thể thay đổi lối sống nào để không bị lại bệnh trĩ?
  • Khi nào các triệu chứng sẽ cải thiện?
  • Tôi nên để ý các dấu hiệu biến chứng không? 

Một lưu ý từ Cleveland Clinic

Nhiều người đã tìm kiếm các phương pháp điều trị bệnh trĩ vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ. Nhưng nhiều người khác chịu đựng sự khó chịu không ngừng. Đừng quá xấu hổ khi nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng của bạn. Nếu bệnh trĩ gây ra đau đớn hoặc khó chịu, bác sĩ của bạn có các phương pháp điều trị có thể giúp ích. Bạn cũng có thể thực hiện các bước để giữ cho bệnh trĩ không tái phát. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!