5 điều cần biết về sa búi trĩ

Sa búi trĩ là hiện tượng các tĩnh mạch nằm bên trong trực tràng (đoạn cuối của ruột già) bị sưng và lồi ra ngoài. Chúng khác với bệnh trĩ ngoại là các tĩnh mạch ở niêm mạc bên ngoài hậu môn bị giãn và sa ra ngoài.

Video Nguyên nhân, biến chứng và cách phòng ngừa bệnh trĩ 

Bệnh trĩ thường không gây đau đớn nhưng có thể gây khó chịu, chảy máu và ngứa ngáy khó chịu khi ngồi, đi vệ sinh và sinh hoạt hàng ngày.

Trong nhiều trường hợp, sa búi trĩ có thể tự co lên hoặc cần phải điều trị bằng các biện pháp tại nhà. Nhưng đôi khi bệnh nhân cần điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Dưới đây là thông tin cụ thể hơn về các triệu chứng, yếu tố nguy cơ, chẩn đoán và điều trị bệnh sa búi trĩ.

Triệu chứng sa búi trĩ

Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh trĩ bao gồm:

  • Nổi cục: Bạn có thể cảm thấy một khối lồi lên trên hậu môn khi lau sau khi đi vệ sinh. Đây là tĩnh mạch bị giãn to và thường khá mềm, không đau.
  • Chảy máu: Bạn có thể thấy máu trong bồn cầu, trên giấy vệ sinh hoặc thậm chí trên quần lót của mình. Máu thường có màu đỏ tươi và loãng. Nó khác với máu chảy ra từ dạ dày hoặc chảy máu ruột thường có màu sẫm, đen như nhựa đường.
  • Ngứa: Da xung quanh hậu môn của bạn có thể rất ngứa khi bạn bị trĩ.
  • Khó chịu: Sa búi trĩ lớn có thể gây ra cảm giác khó chịu hoặc cảm giác đại tiện không hoàn toàn, hoặc cảm giác như bạn vẫn cần đại tiếp sau khi vừa đi xong. Có thể có cảm giác đau khi đại tiện hoặc có thứ gì đó chạm vào búi trĩ của bạn. Áp lực khi ngồi xuống cũng có thể gây khó chịu.

Búi trĩ sa ra ngoài và gây đau là bất thường và lúc này bạn cần đi khám bác sĩ ngay.

Biến chứng sa búi trĩ

Búi trĩ sa ra ngoài có thể sưng nề nghiêm trọng, cản trở việc đi đại tiện. Mặc dù trĩ có thể gây rỉ máu, nhưng trong một số trường hợp, có thể đột ngột chảy nhiều máu, gây mất máu nghiêm trọng, thậm chí có thể đe dọa tính mạng.

Sa búi trĩ có tỉ lệ biến chứng chảy máu hoặc tạo huyết khối (cục máu đông) hoặc bị tắc nghẽn ( chèn ép gây nên kém cấp máu) cao hơn so với búi trĩ không bị sa.

Hãy đến khám bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị đau dữ dội hoặc chảy máu nhiều từ trực tràng, đặc biệt nếu bạn bị khó chịu ở bụng, tiêu chảy hoặc sốt.

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ sa búi trĩ

Nguyên nhân cơ bản của trĩ hình thành ở hậu môn, trực tràng vẫn còn là một vấn đề tranh luận. Một giả thuyết cho rằng đó là do sự phân hủy của các mô hỗ trợ trong ống hậu môn.

Khi bệnh trĩ không được điều trị sau thời gian dài hoặc chịu nhiều áp lực của cơ thể, chúng có thể bị sa ra ngoài hậu môn, trực tràng.

Có một số yếu tố nguy cơ gây ra bệnh sa búi trĩ, bao gồm:

  • Tuổi cao
  • Táo bón
  • Mất nước
  • Bệnh tiêu chảy
  • Chế độ ăn nhiều chất béo / ít chất xơ
  • Thiếu hoạt động thể chất
  • Béo phì
  • Lạm dụng quá nhiều thuốc chống tiêu chảy
  • Phụ nữ mang thai (đặc biệt là sau khi sinh) 

Đôi khi, đặt vật gì đó vào hậu môn, chẳng hạn như trong khi sinh hoạt tình dục hoặc để điều trị y tế, cũng có thể gây áp lực, dẫn đến sa búi trĩ.

Chẩn đoán sa búi trĩ

Các mức độ trĩ nội. Nguồn Glassgow centreCác mức độ trĩ nội. Nguồn Glassgow centre

Trĩ được coi là sa khi nó lòi ra ngoài trực tràng. Các bác sĩ có thể chẩn đoán sa búi trĩ khi thăm khám lâm sàng.

Trĩ nội được phân loại theo các độ tùy thuộc vào mức độ sa ra ngoài hậu môn: 

  • Độ I: Các búi trĩ nội này xuất hiện nhưng không lòi ra ngoài ống hậu môn. Có thể có chảy máu.
  • Độ II: Những khối sa (phình) ra ngoài ống hậu môn khi đi vệ sinh, nhưng tự chui lại vào trong.
  • Độ III: Những khối sa này khi đi vệ sinh hoặc một hoạt động cần gắng sức khác và cần phải dùng tay đẩy mới chui lại vào trong.
  • Độ IV: Trĩ đã sa ra ngoài ống hậu môn và không thể đẩy trở lại được. Trĩ độ IV có thể bị thắt nghẹt nếu mạch máu bị tắc nghẽn do áp lực từ các cơ hậu môn.

Điều trị sa búi trĩ

Hầu hết các búi trĩ sa sẽ tự co lại và trở lại bình thường, nhưng bạn có thể cần các biện pháp điều trị tại nhà, dùng thuốc hoặc phẫu thuật nếu bệnh trĩ của bạn không cải thiện.

Tự chăm sóc tại nhà

Các phương pháp tự chăm sóc tại nhà sau đây có thể giúp thu nhỏ hoặc ngăn ngừa sa búi trĩ trầm trọng hơn.

  • Chườm đá lạnh: Chườm lạnh khu vực hậu môn có thể làm giảm sưng tấy.
  • Tắm tại chỗ: Ngâm mình trong bồn nước ấm từ 10 đến 15 phút có thể giúp giảm bớt khó chịu.
  • Tránh rặn khi đại tiện: Giữ cho phân mềm bằng cách ăn thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước.
  • Thường xuyên hoạt động thể chất: Đi bộ thường xuyên có thể giúp tăng lưu lượng máu và ngăn ngừa táo bón.
  • Hạn chế hoặc tránh uống rượu và caffein: Những thứ này vừa có thể làm mất nước, vừa có thể gây ra phân khô làm trầm trọng thêm bệnh trĩ.

Tự chăm sóc để làm dịu bệnh trĩ

Sử dụng thuốc

Nếu bệnh trĩ của bạn không thuyên giảm hoặc tái phát trở lại, bạn có thể tham khảo các loại thuốc như:

  • Thuốc mỡ bôi ngoài da không kê đơn (OTC)
  • Thuốc làm mềm phân không kê đơn
  • Thuốc làm mềm phân kê đơn

 Điều trị bệnh trĩ: Từ các biện pháp điều trị tại nhà đến phẫu thuật

Các thủ thuật

Hình ảnh phẫu thuật cắt búi trĩ. Nguồn: hdtreatmentHình ảnh phẫu thuật cắt búi trĩ. Nguồn: hdtreatment

Một số thủ thuật có thể thu nhỏ, loại bỏ hoặc giảm lưu lượng máu đến búi trĩ bị sa mà các búi trĩ này không thể điều trị bằng các biện pháp bảo tồn.

Quy trình phổ biến nhất để điều trị bệnh trĩ sa là thắt dây cao su, nhằm cắt đứt lưu lượng máu đến tĩnh mạch bằng cách thắt một sợi dây xung quanh nó. Điều này giúp co búi trĩ lại.

Các lựa chọn khác có thể cân nhắc:

  • Liệu pháp xơ hóa: Tiêm chất làm tĩnh mạch co lại
  • Đông máu: Sử dụng ánh sáng hồng ngoại để cắt nguồn cung cấp máu cho tĩnh mạch, khiến nó co lại

Phẫu thuật là phương pháp xâm lấn hơn để thắt hoặc cắt bỏ sa búi trí. Phẫu thuật có thể được chỉ định nếu bệnh sa búi trĩ không thể được điều trị bằng các lựa chọn khác.

Tổng kết

Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh sa búi trĩ là xuất hiện các cục lồi trên hậu môn, khó chịu, ngứa và chảy máu. Những triệu chứng này không gây đau đớn nhưng có thể cản trở các hoạt động hàng ngày như ngồi và tắm, đại tiện.

Chế độ ăn nhiều chất béo / ít chất xơ, mất nước, thiếu hoạt động thể chất, tiêu chảy, táo bón, lạm dụng thuốc chống tiêu chảy, tuổi cao và mang thai đều có thể gây sa búi trĩ. Mặc dù việc điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh trĩ nội, nhưng hiện có nhiều phương pháp tự chăm sóc tại nhà, dùng thuốc, các thủ thuật hoặc phẫu thuật.

Những điểm cần nhớ

Bệnh trĩ rất phổ biến và sa búi trĩ ra ngoài cũng thường gặp. Chúng thường tự co lại vào trong, nhưng đôi khi vẫn cần điều trị y tế hoặc phẫu thuật. Thói quen sống lành mạnh có thể giúp ngăn ngừa bệnh sa búi trĩ phát triển ngay từ đầu và thông thường, áp dụng các thói quen lành mạnh có thể giúp ngăn tái phát trĩ.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!