Video Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh trĩ
Bệnh trĩ thường do bạn phải rặn khi đi đại tiện. Có thể do rặn quá mạnh, ngồi trên bồn cầu quá lâu hoặc phân cứng và khó đi ngoài.
Nếu bệnh trĩ ngoại không biến mất trong 1 đến 2 tuần, bác sĩ có thể kê đơn thuốc làm mềm phân để giúp phân đi ra ngoài dễ dàng hơn. Tuy nhiên, vài trường hợp bệnh nhân bị đau dữ dội, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ ngoại
Ngoài căng thẳng, các nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác gây bệnh trĩ có thể kể đến như:
- Nâng vật nặng
- Chế độ ăn ít chất xơ
- Béo phì
- Đứng hoặc ngồi trong thời gian dài
- Mang thai
- Cổ trướng: tình trạng tích tụ chất lỏng gây thêm áp lực lên dạ dày và ruột.
Bệnh trĩ ngoại khác với các loại trĩ khác, phần lớn trĩ ngoại là do cơ địa. Ví dụ, bệnh trĩ nội nằm bên trong trực tràng. Thông thường, chúng không đau nhưng thỉnh thoảng có thể chảy máu.
Trĩ sa là hiện tượng trĩ nội bị phình ra bên ngoài hậu môn. Có thể đẩy các búi trĩ này vào bên trong nhưng chúng cũng có thể tự sa vào trong mà không cần can thiệp.
Các búi trĩ ngoại ở phía ngoài hậu môn có xu hướng gây đau nhiều hơn trĩ nội vì bên ngoài nhạy cảm hơn bên trong.
Một người có thể mắc nhiều loại trĩ cùng một lúc.
Các triệu chứng biểu hiện trĩ ngoại như thế nào?
Trĩ ngoại thường ngứa và có thể đau. Người bệnh thường có thể cảm thấy chúng nếu họ chạm vào khu vực xung quanh hậu môn. Các búi trĩ ngoại thường có màu hồng nhạt hơn một chút so với vùng da xung quanh.
Có máu trong phân
Những người bị bệnh trĩ ngoại thỉnh thoảng sẽ thấy phân có dính máu (thường ở bề mặt ngoài của phân và có màu đỏ tươi vì nó thường chảy trực tiếp từ búi trĩ chứ không phải nơi nào khác trong đường tiêu hóa.)
Máu từ bệnh trĩ nên ở mức ít nhất có thể. Nếu bạn thấy chảy máu nhiều ở phân, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay.
Huyết khối trong búi trĩ
Trĩ ngoại có thể rất đau nếu có huyết khối trong búi trĩ. Các búi trĩ lúc này thường có màu xanh tím.
Trĩ huyết khối xảy ra khi các tĩnh mạch gây ra khối phồng trong búi trĩ hình thành cục máu đông. Kết quả là, máu không thể lưu thông đến búi trĩ và hậu quả là những cơn đau rất tồi tệ.
Cơ thể thường sẽ tiêu cục máu đông sinh lý, do đó làm giảm các triệu chứng và giảm đau. Khi cục máu đông tiêu, búi trĩ bên ngoài teo đi có thể để lại vết hằn trên da quanh hậu môn. Bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ nếu lớp da này thường xuyên dính phân và khó lau sạch.
Chẩn đoán trĩ ngoại
Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh trĩ ngoại dựa trên các triệu chứng qua hỏi bệnh kết hợp thăm khám lâm sàng. Nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh trĩ ngoại, đừng chần chừ mà hãy đi khám ngay. Điều này rất quan trọng vì một số triệu chứng chẳng hạn như chảy máu, có thể là do một bệnh lý khác nghiêm trọng hơn như:
- Ung thư hậu môn
- Rách hậu môn
- Ung thư đại trực tràng
- Viêm ruột
- Áp xe quanh hậu môn
- Mụn thịt dư
Các phương án điều trị trĩ ngoại
Các phương pháp điều trị bao gồm điều trị tại nhà và phẫu thuật.
Ví dụ về các biện pháp điều trị tại nhà mà mọi người có thể sử dụng để điều trị bệnh trĩ bao gồm:
- Tắm nước ấm
- Nhẹ nhàng làm sạch hậu môn sau khi đại tiện bằng cách sử dụng khăn lau ẩm hoặc miếng bông gòn.
- Chườm đá bằng túi vải để giảm sưng
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC), chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen, để giảm đau và giảm khó chịu
- Bôi thuốc mỡ, chẳng hạn như kem có thành phần cây phỉ hoặc hydrocortisone- để giảm ngứa
Phẫu thuật cắt bỏ
Theo một nghiên cứu trên tạp chí Bác sĩ gia đình Hoa Kỳ, loại bỏ búi trĩ ngoại trong vòng 72 giờ sau khi nó bắt đầu gây đau đớn có thể giúp giảm đau nhanh chóng hơn so với các phương pháp điều trị khác.
Bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật bằng cách gây mê.
Phẫu thuật chỉ có hiệu quả nếu phẫu thuật diễn ra trong vòng 72 giờ kể từ khi có các triệu chứng đầu tiên. Sau thời gian này, phẫu thuật thường không hiệu quả và các triệu chứng vẫn sẽ tiến triển thêm.
Điều trị cho phụ nữ đang mang thai
Phụ nữ mang thai có thể thử các phương pháp điều trị tại nhà được liệt kê ở trên để điều trị bệnh trĩ ngoại và giảm bớt cơn đau. Tuy nhiên, họ phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc bôi nào để đảm bảo không ảnh hưởng đến thai kỳ.
Dự phòng trĩ ngoại
Cách chính để ngăn ngừa bệnh trĩ ngoại phát triển là tránh táo bón và phân cứng, khô và khó đi ngoài.
Các mẹo để ngăn ngừa bệnh trĩ ngoại có thể kế đến như:
- Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn bằng cách ăn nhiều trái cây tươi, rau, bánh mì nguyên cám và ngũ cốc.
- Uống nhiều nước mỗi ngày, để mỗi lần đi tiểu nước tiểu có màu vàng nhạt.
- Tham gia hoạt động thể chất thường xuyên, giúp thúc đẩy co bóp tự nhiên của ruột.
- Sử dụng nhà vệ sinh ngay khi cần và không trì hoãn.
- Giảm thời gian ngồi toilet.
Những người có vấn đề tái phát với táo bón và bệnh trĩ nên trao đổi với bác sĩ của họ về các phương án điều trị.
Tổng kết
Bệnh trĩ ngoại thường sẽ tự khỏi.
Thực hiện các biện pháp để tránh táo bón và căng thẳng khi đi đại tiện có thể giúp giảm đáng kể khả năng phát triển các loại trí.
Bất cứ ai bị trĩ ngoại mà thấy có cơn đau không nên trì hoãn việc đi khám bác sĩ.
Xem thêm: