Bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 và những điều cần biết

Gan nhiễm mỡ là tình trạng bệnh lý xảy ra khi chất béo tích tụ nhiều trong gan. Bình thường gan cũng chứa một lượng chất béo vừa đủ, nhưng nếu chất béo tích tụ quá 5% trong gan lại trở thành một vấn đề bệnh lý của gan.

Khi có tình trạng gan nhiễm mỡ, đáp ứng viêm tại gan và quá trình xơ hóa trong nhu mô gan sẽ diễn ra nhằm bảo vệ gan tránh bị tổn thương đồng thời tiếp tục làm đúng nhiệm vụ chuyển hóa chất, lọc bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể. Tình trạng viêm và xơ hóa diễn ra trong thời gian dài có thể tác động tiêu cực đến các chức năng của gan nếu không có sự can thiệp kịp thời, chủ yếu là thay đổi lối sống. Nếu không được kiểm soát, bệnh sẽ diễn biến nặng dần và gan dần bị mất chức năng.

Video: Đặc điểm gan nhiễm mỡ cấp độ 1 và 2

Có thể phân chia sự tiến triển của bệnh gan nhiễm mỡ thành 3 giai đoạn như sau: 

  • Giai đoạn 1 – Lượng mỡ trong gan đạt từ 5-10%,  xuất hiện tình trạng viêm gan và gan to hơn bình thường. Về chức năng, gan nhiễm mỡ giai đoạn 1 thường vẫn đủ khả năng hoạt động như bình thường. Về cấu trúc, gan đã bị tổn thương và gây ra những thay đổi về mặt vi thể. Đây còn được gọi là xơ gan còn bù,.
  • Giai đoạn 2 – Gan nhiễm mỡ độ 2 khi lượng mỡ trong gan chiếm 10-25%. Ngoài các đặc điểm của giai đoạn 1, sẹo (xơ hóa) bắt đầu xuất hiện. Giai đoạn 2 của gan nhiễm mỡ liên quan đến quá trình xơ hóa từ F1 đến F3 trên fibroscan. Khi người bệnh đến giai đoạn này, gan bắt đầu xấu đi chuyển sang giai đoạn suy gan. 
  • Giai đoạn 3 - Giai đoạn nghiêm trọng nhất của gan nhiễm mỡ, bệnh tiến triển thành xơ gan mất bù, có thể xuất hiện ung thư gan trền nền gan xơ. Khi đã tới giai đoạn này, lựa chọn duy nhất còn lại là ghép gan.

Các triệu chứng có thể gặp của bệnh gan nhiễm mỡ độ 2 

Đây là giai đoạn tiến triến của bệnh có biểu hiện các triệu chứng rõ rệt. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ tiến triển đến độ 3 là giai đoạn nặng nhất, tiên lượng xấu, cần phải thay thế gan. Các triệu chứng gan nhiễm mỡ độ 2 thường gặp:

  • Đau tức hạ sườn phải: Gan to kích thích vào bao gan có thể gây đau tức vùng gan (vùng mạn sườn bên phải)
  • Mệt mỏi chán ăn là triệu chứng thường gặp
  • Mỡ máu cao thường sẽ đi kèm với tình trạng gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân là do gan tự sản xuất cholesterol và đưa vào máu. Khi dùng thực phẩm nhiều chất béo bão hòa, gan sẽ chuyển hóa chúng về dạng axit béo, tích trữ chất béo thừa trong gan và cũng giải phóng thêm nhiều cholesterol, chất béo trung tính vào máu. Vì vậy, mỡ máu và gan nhiễm mỡ có một mối quan hệ đặc biệt với nhau
  • Kích thước gan to, ấn vào thấy đau: Khi bị nhiễm mỡ, kích thước của gan sẽ to hơn và có thể sờ thấy được. Siêu âm ổ bụng cũng sẽ cho thấy rõ điều đó.
  • Vàng da vàng mắt: Đây là triệu chứng không quá điển hình. Đây không chỉ là triệu chứng gan nhiễm mỡ mà còn là biểu hiện của suy giảm chức năng gan, khi gan không thực hiện tốt vai trò chuyển hóa chất và đào thải độc tố. Do đó, nếu xuất hiện tình trạng này, bệnh nhân cần đi khám ngay

Các xét nghiệm và thăm dò chức năng cần làm

Xét nghiệm đo độ đàn hồi gan- FibroScan.Nguồn: IsofHcareXét nghiệm đo độ đàn hồi gan- FibroScan.Nguồn: IsofHcare

  • Xét nghiệm máu: 
  • Tăng mỡ máu, có thể tăng thành phần cholesterol và chất béo trung tính.
  • Tăng men gan: AST, ALT

Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc nhiều thăm dò chẩn đoán hình ảnh sau để đánh giá sâu hơn về gan và phát hiện các tình trạng bệnh khác:

  • Siêu âm ổ bụng
  • Chụp CT
  • Chụp MRI
  • Bác sĩ có thể chỉ định đo độ đàn hồi gan FibroScan (VCTE, FibroScan), là một thăm dò chức năng đánh giá tình trạng xơ hóa gan. Xét nghiệm này sử dụng sóng âm với tần số thấp để đo độ cứng của gan, qua đó có thể giúp kiểm tra các tổn thương xơ hóa của nhu mô gan. Trong giai đoạn này, xơ gan có thể biểu hiện từ mức độ F1 đến F3 trên FibroScan.
  • Sinh thiết gan: Bác sĩ có thể lấy một mẫu mô gan nhỏ bằng một kim sinh thiết đi qua thành bụng vào trong gan. Mẫu được đem phân tích để đánh giá tình trạng xơ hóa.

Nguyên nhân và một số yếu tố nguy cơ của bệnh gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ tiến triển khi cơ thể bạn sản xuất quá nhiều chất béo hoặc không chuyển hóa chất béo đủ hiệu quả. Mỡ thừa được tích tụ trong các tế bào gan và gây ra bệnh gan nhiễm mỡ. Sự tích tụ chất béo này có thể do nhiều nguyên nhân.

Ví dụ, uống quá nhiều rượu có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ do rượu. Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh gan liên quan đến rượu.

Ở những người không uống nhiều rượu, nguyên nhân của bệnh gan nhiễm mỡ khó xác định hơn.

Một số yếu tố sau có thể đóng góp phần gây bệnh:

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Thai kỳ
  • Giảm cân nhanh
  • Một số loại nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm gan C
  • Tác dụng phụ từ một số loại thuốc, ví dụ như methotrexate (Trexall), tamoxifen (Nolvadex), amiodorone (Pacerone) và axit valproic (Depakote)
  • Tiếp xúc với một số chất độc

Bệnh gan nhiễm mỡ cũng có tính di truyền. Việc mang một số gen nhất định cũng có thể làm tăng nguy cơ bị gan nhiễm mỡ.

Theo dõi và điều trị gan nhiễm mỡ độ 2

Hiện nay, chưa có loại thuốc nào được công nhận có tác dụng điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Sẽ cần nhiều nghiên cứu hơn để phát triển và thử nghiệm các loại thuốc điều trị đặc hiệu gan nhiễm mỡ. Trong nhiều trường hợp, thay đổi lối sống có thể giúp phòng ngừa bệnh gan nhiễm mỡ tiến triển nặng. Lời khuyên của bác sĩ:

  • Hạn chế hoặc tránh rượu
  • Thực hiện ăn giảm cân
  • Thay đổi chế độ ăn uống của bạn
  • Khám, theo dõi, điều trị các bệnh kèm theo là nguy cơ của viêm gan nhiễm mỡ
  • Điều trị tình trạng viêm gan do virus kèm theo (VGB, VGC)
  • Tái khám theo hẹn để phát hiện sớm diễn biến và biến chứng
  • Người bị bệnh gan nhiễm mỡ đã có các biến chứng cần có các phương pháp điều trị bổ sung

Phòng bệnh gan nhiễm mỡ 

Chế độ ăn Địa Trung Hải, một ví dụ về thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ. Nguồn: NASH 24x7Chế độ ăn Địa Trung Hải, một ví dụ về thực đơn cho người bị gan nhiễm mỡ. Nguồn: NASH 24x7

Để phòng bệnh gan nhiễm mỡ nói chung và ngăn ngừa sự tiến triển nặng hơn của gan nhiễm mỡ độ 2, điều quan trọng hàng đầu là xây dựng một lối sống lành mạnh:

  • Hạn chế hoặc tránh rượu.
  • Duy trì cân nặng hợp lý.
  • Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và carbohydrate tinh chế.
  • Thực hiện các bước để kiểm soát  đường máu, mức chất béo trung tính và mức cholesterol.
  • Tuân thủ điều trị đái tháo đường theo đúng phác đồ.
  • Cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần.

Thực hiện đầy đủ các bước này sẽ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn, ngăn ngừa gan nhiễm mỡ độ 1 không bị tiến triển nặng hơn.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!