Xét nghiệm ALT (SGPT): Mục đích, quy trình và ý nghĩa kết quả

Xét nghiệm ALT (alanine transaminase), còn được gọi là xét nghiệm SGPT (glutamic-pyruvic transaminase), là xét nghiệm để định lượng nồng độ ALT trong máu. ALT là một loại enzyme được tìm thấy chủ yếu ở các tế bào gan.

Gan là tuyến tiêu hóa lớn nhất của cơ thể và đảm nhiệm một số chức năng quan trọng, bao gồm:

  • Tổng hợp protein
  • Dự trữ vitamin và sắt
  • Loại bỏ độc tố ra khỏi máu
  • Sản xuất mật, hỗ trợ tiêu hóa

Video Tư vấn men gan cao có triệu chứng gì? 

ALT là một loại enzyme có bản chất là protein, có tác dụng giúp gan phá vỡ các protein khác để cơ thể dễ dàng hấp thu. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, biến đổi thức ăn thành năng lượng cho cơ thể.

ALT thường được tìm thấy bên trong tế bào gan. Tuy nhiên, khi gan bị viêm hoặc tổn thương, ALT có thể được giải phóng vào máu. Khi ấy, nồng độ ALT trong huyết thanh tăng lên. Chỉ số ALT tăng cao là dấu hiệu đầu tiên cảnh bảo vấn đề về gan và thường xuất hiện trước các triệu chứng khác.  

Đo nồng độ ALT trong máu là cơ sở giúp các bác sĩ đánh giá chức năng gan hoặc xác định nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh lý về gan. Xét nghiệm ALT là xét nghiệm cơ bản và quan trọng đối với tầm soát các bệnh lý về gan.  

Tại sao cần làm xét nghiệm ALT?

Xét nghiệm ALT thường được sử dụng để xác định xem bệnh nhân có bị tổn thương hoặc suy gan hay không. Bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm ALT nếu bạn có các triệu chứng của bệnh gan, chẳng hạn như: 

  • Vàng da, vàng mắt
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Đau ở vùng hạ sườn phải
Xét nghiệm ALT thường được chỉ định trong các trường hợp vàng da, vàng mắt. Nguồn ảnh: www.thelist.comXét nghiệm ALT thường được chỉ định trong các trường hợp vàng da, vàng mắt. Nguồn ảnh: www.thelist.com

Tổn thương gan thường gây ra sự gia tăng nồng độ ALT trong huyết thanh. Xét nghiệm ALT có thể đánh giá nồng độ ALT trong máu, nhưng không thể đánh giá mức độ tổn thương gan hoặc mức độ xơ hóa, vôi hóa gan.

Xét nghiệm ALT cũng không thể dự đoán mức độ nghiêm trọng của tổn thương gan. 

Xét nghiệm ALT thường được thực hiện cùng với các xét nghiệm men gan khác. Kiểm tra nồng độ ALT cùng với nồng độ của các men gan khác có thể cung cấp những thông tin giúp bác sĩ dễ dàng đưa ra chẩn đoán và các phương pháp điều trị cụ thể.  

Xét nghiệm ALT được chỉ định trong kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc những người có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh gan, bao gồm: 

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh gan
  • Nghiện rượu
  • Mắc các bệnh viêm gan do virus như viêm gan A, viêm gan B,...
  • Sử dụng một số loại thuốc
  • Bệnh tiểu đường 

Một số trường hợp khác được chỉ định làm xét nghiệm ALT nhằm: 

  • Theo dõi sự tiến triển của bệnh gan, chẳng hạn như viêm gan hoặc suy gan.
  • Đánh giá để đưa ra phương pháp điều trị bệnh gan.
  • Đánh giá hiệu quả điều trị. 

Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm ALT

Trước khi làm xét nghiệm ALT không yêu cầu chuẩn bị gì đặc biệt. Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc, hãy trao đổi với bác sĩ. Vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.  

Bác sĩ có thể yêu cầu bạn ngừng sử dụng một số loại thuốc trước khi làm xét nghiệm. 

Xét nghiệm ALT được thực hiện như thế nào?

Để thực hiện xét nghiệm này, nhân viên y tế sẽ tiến hành lấy máu tĩnh mạch, cụ thể như sau: 

  • Sát khuẩn vùng da lấy máu.
  • Buộc sợi dây thun quanh cánh tay để máu ngừng lưu thông và tĩnh mạch sẽ nổi rõ.
  • Luồn cây kim vào tĩnh mạch. Khi ấy, bạn sẽ cảm thấy hơi châm chích.
  • Sử dụng bơm tiêm để hút máu vào ống. Một số trường hợp có thể cần lấy nhiều ống máu cho các xét nghiệm khác nhau. 
Lấy máu tĩnh mạch để làm xét nghiệm ALT. Nguồn ảnh: thepharmacybebington.co.ukLấy máu tĩnh mạch để làm xét nghiệm ALT. Nguồn ảnh: thepharmacybebington.co.uk

Khi đã lấy đủ lượng máu, nhân viên y tế sẽ tháo dây thun và rút kim. Sau đó, đặt một miếng bông hoặc gạc lên vị trí vừa lấy máu và dùng băng cá nhân hoặc băng keo y tế để cố định miếng gạc. 

Mẫu máu sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để tiến hành phân tích. 

Sau đó, phòng thí nghiệm gửi lại kết quả xét nghiệm cho bác sĩ. Bác sĩ có thể lên lịch hẹn với bạn để thông báo và giải thích kết quả. 

Rủi ro khi làm xét nghiệm ALT

ALT là một xét nghiệm máu đơn giản với ít rủi ro. Đôi khi, bạn có thể bị bầm tím ở khu vực đâm kim. Có thể giảm thiểu nguy cơ bị bầm tím bằng cách tạo áp lực lên vết đâm kim trong vài phút sau khi rút kim ra. 

Trong một số trường hợp rất hiếm, các biến chứng có thể xảy ra trong hoặc sau khi làm xét nghiệm ALT: 

  • Chảy máu quá nhiều tại vị trí đâm kim.
  • Tụ máu dưới da.
  • Choáng váng hoặc ngất xỉu khi nhìn thấy máu.
  • Nhiễm trùng tại chỗ đâm kim. 

Kết quả xét nghiệm ALT nói lên điều gì?

Chỉ số ALT bình thường nằm trong khoảng bao nhiêu? 

Theo Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ (American College of Gastroenterology), giá trị bình thường của chỉ số ALT trong máu đối với những người không có yếu tố nguy cơ mắc bệnh gan nằm trong khoảng từ 29-33 đơn vị mỗi lít (IU/L) đối với nam và 19-25 IU/L đối với nữ. Giá trị này có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào máy móc. 

Phạm vi này có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nhất định, chẳng hạn như giới tính và tuổi tác. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ về kết quả xét nghiệm ALT để được tư vấn và giải thích cụ thể hơn.

Chỉ số ALT bất thường là dấu hiệu của bệnh gì? 

Chỉ số ALT cao hơn bình thường có thể là dấu hiệu của gan bị tổn thương. Chỉ số ALT tăng có thể là kết quả của: 

  • Viêm gan
  • Xơ gan: Đặc trưng bởi mô gan thay bằng mô xơ, sẹo.
  • Mô gan bị hoại tử.
  • U gan hoặc ung thư gan
  • Thiếu máu cục bộ ở gan
  • Hemochromatosis hay bệnh huyết sắc tố, là một rối loạn liên quan đến vấn đề lượng sắt bị tích tụ quá nhiều trong cơ thể.
  • Tăng bạch cầu đơn nhân, là một bệnh nhiễm trùng thường do virus Epstein-Barr gây ra.
  • Bệnh tiểu đường
Chỉ số ALT tăng có thể liên quan đến một số bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan.,,, Nguồn ảnh: www.gethealthystayhealthy.comChỉ số ALT tăng có thể liên quan đến một số bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan.,,, Nguồn ảnh: www.gethealthystayhealthy.com

Trong hầu hết các trường hợp. các kết quả ALT thấp hơn cho thấy một lá gan khỏe mạnh. Tuy vậy,các nghiên cứu đã chỉ ra rằng kết quả thấp hơn bình thường có liên quan đến việc tăng tỷ lệ tử vong trong thời gian dài. Hãy trao đổi thêm với bác sĩ nếu bạn thấy lo lắng về chỉ số ALT thấp. 

Trong trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy gan bị tổn thương hoặc mắc bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm để xác định nguyên nhân cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. 

Câu hỏi liên quan

Chỉ số ALT cao được phân thành 2 loại là ALT tăng nhẹ đến trung bình và ALT tăng rất cao. Chỉ số ALT tăng từ nhẹ đến trung bình Nếu bạn mắc các bệnh lý viêm gan cấp, nhẹ, bệnh gan mạn tính như viêm gan mạn, xơ gan, di căn gan thì nồng độ ALT trong máu tăng không nhiều, chỉ tăng gấp dưới 4 lần so với mức bình thường. Ở mức tăng này thì bệnh nhân được đánh giá mắc các vấn về về gan ở mức bình thường đến nhẹ, tuy nhiên vẫn cần thực hiện xét nghiệm này thường xuyên để theo dõi sự thay đổi của bệnh. Khi nồng độ ALT tăng rất cao, có trường hợp tăng gấp 100 lần so với chỉ số bình thường thì đó là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm về gan. Cụ thể như là viêm gan virus cấp hoặc mạn tính, gan bị tổn thương do chất độc, tế bào gan bị hoại tử hay trụy mạch kéo dài. Men gan thấp nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn bởi đây có thể là biểu hiện của bệnh u mạch máu gan, xơ gan hay suy gan cấp độ nặng.
Xem thêm
Thông thường chỉ số ALT trong máu thường thấp, hoàn toàn không phát sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên ở những trường hợp có nồng độ ALT trong máu cao, bạn nên cẩn trọng vì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những tổn thương, vấn đề liên quan đến gan. Những trường hợp chủ quan, không sớm thăm khám và điều trị, các vấn đề và tổn thương ở gan sẽ nhanh chóng phát triển, chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng hơn. Từ đó làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh suy gan và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Xem thêm
Chỉ số ALT trong máu trong giới hạn cho phép được cho là bình thường, hoàn toàn không phải là dấu hiệu của những ảnh hưởng bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chỉ số ALT cao thì bạn nên cảnh giác, bởi đây là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề gan đang gặp phải. Nếu chỉ số ALT cao, không sớm phát hiện, xác định và điều trị kịp thời thì bệnh có thể trở nên nghiệm trọng, nặng nề nhất là suy gan và biến chứng, đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Xem thêm
Uống cà phê Tập thể dục thường xuyên Giảm cân Tăng lượng axit folic Thay đổi chế độ ăn uống Kiểm soát mức cholesterol Tăng cường sức khỏe gan bằng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung Tránh uống rượu, hút thuốc và các độc tố môi trường Kiểm tra sức khỏe
Xem thêm
Men gan thấp gây nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời. Nếu người bệnh bị men gan thấp, rất có thể bệnh nhân đã bị tổn thương gan nghiêm trọng, là biểu hiện của các bệnh nguy hiểm như u mạch máu gan, xơ gan, nóng gan, suy gan cấp độ nặng. Ngoài ra, một số bệnh như sau cũng có triệu chứng là men gan thấp: Bệnh thận, urê huyết cao, suy giáp, suy thượng thận, hội chứng kém hấp thụ, suy dinh dưỡng, cơ thể thiếu đạm, thiếu sắt, hạ canxi máu, tiêu chảy. Vì vậy, nếu bệnh nhân thấy có những biểu hiện bất thường trong cơ thể, nên đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời, giúp quá trình điều trị men gan thấp đạt hiệu quả tốt nhất.
Xem thêm
Khi nào cần xét nghiệm ALT là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh quan tâm. Thông thường, qua quá trình thăm hỏi tiền sử bệnh, khám lâm sàng, người bệnh được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm ALT nếu có những biểu hiện về suy giảm chức năng gan như: Chán ăn, buồn nôn, ăn không ngon miệng Mệt mỏi, sốt, suy nhược cơ thể Đau bụng, đặc biệt là hạ vùng hạ sườn phải Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu hơn bình thường Ngứa, nổi mề đay, mụn nhọt…
Xem thêm
Trong trường hợp của con bạn, kết quả xét nghiệm chỉ số AST, ALT tăng nhẹ so với giới hạn bình thường của người lớn nhưng ở trẻ con tùy theo độ tuổi giới hạn bình thường sẽ có thể thay đổi. Do đó, kết quả xét nghiệm cần được đọc bởi bác sỹ trực tiếp khám bệnh để có được chẩn đoán chính xác nhất tình trạng của bé
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: ALT
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!