Video làm gì để phòng tránh béo phì ở trẻ?
Trong vài thập kỷ qua, béo phì đã trở thành một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016, có khoảng 41 triệu trẻ dưới 5 tuổi và 340 triệu trẻ em từ 5-19 tuổi bị thừa cân, béo phì. Ở Việt Nam, tỷ lệ thừa cân, béo phì có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt là ở khu vực thành phố. Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020 của Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020.
Tỷ lệ phần trăm béo phì tăng lên nhưng cũng có rất nhiều biện pháp để ngăn ngừa béo phì ở cả trẻ em và người lớn. Phần tiếp theo chúng ta sẽ khám phá cả hai, và tìm hiểu làm như thế nào để ngăn ngừa béo phì.
Phòng chống béo phì cho trẻ em
- Phòng chống béo phì bắt đầu từ khi còn trẻ.
Điều quan trọng là giúp những người trẻ tuổi duy trì cân nặng hợp lý mà không cần tập trung vào cân nặng .
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ , càng sớm càng tốt và bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời - nghiên cứu cho thấy việc cho con bú có liên quan đến việc giảm nguy cơ béo phì ở trẻ em. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn tranh cãi khi nói đến vai trò của việc nuôi con bằng sữa mẹ trong việc ngăn ngừa béo phì và cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa.
- Cho trẻ em ăn khẩu phần thích hợp
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ giải thích rằng trẻ mới biết đi không cần lượng thức ăn quá lớn. Từ 1 đến 3 tuổi, mỗi 2,5 cm chiều cao sẽ tương đương với khoảng 40 calo thức ăn nạp vào cơ thể.
Khuyến khích trẻ lớn hơn tìm hiểu các khẩu phần ăn khác nhau phù hợp với lứa tuổi , chiều cao và cân nặng .
- Xây dựng mối quan hệ sớm với thực phẩm lành mạnh
Khuyến khích con bạn thử nhiều loại trái cây, rau và protein khác nhau ngay từ khi còn nhỏ. Khi lớn lên, chúng có nhiều khả năng kết hợp những thực phẩm lành mạnh này vào chế độ ăn uống của mình.
- Ăn thực phẩm lành mạnh
Thay đổi thói quen ăn uống trong gia đình cho phép trẻ em trải nghiệm việc ăn uống lành mạnh ngay từ sớm. Điều này sẽ giúp chúng dễ dàng tiếp tục tuân theo các thói quen ăn uống tốt khi lớn lên .
- Khuyến khích ăn chậm và ăn khi đói
Ăn quá nhiều có thể xảy ra nếu bạn ăn khi không đói. Năng lượng dư thừa này cuối cùng sẽ được lưu trữ dưới dạng mỡ trong cơ thể và có thể dẫn đến béo phì. Khuyến khích con bạn chỉ ăn khi cảm thấy đói và nhai chậm hơn để tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Hạn chế thực phẩm không lành mạnh trong gia đình
Nếu bạn mang thực phẩm không lành mạnh vào nhà, con bạn có thể sẽ ăn chúng. Cố gắng dự trữ các loại thực phẩm lành mạnh trong tủ lạnh và tủ đựng thức ăn, và hãy để những món ăn nhẹ ít lành mạnh hơn như một món “đãi ngộ” hiếm hoi.
- Kết hợp các hoạt động thể chất thú vị
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng trẻ em và thanh thiếu niên nên hoạt động thể chất ít nhất 60 phút mỗi ngày. Các hoạt động thể chất thú vị bao gồm trò chơi, thể thao, lớp tập thể dục hoặc thậm chí là những công việc ngoài trời.
- Giới hạn thời gian sử dụng thiết bị của con bạn
Thời gian ngồi trước màn hình nhiều hơn đồng nghĩa với việc ít thời gian hơn cho hoạt động thể chất và ngủ . Bởi vì tập thể dục và ngủ đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cân nặng hợp lý, điều quan trọng là phải khuyến khích các hoạt động thể chất thông qua việc sử dụng máy tính hoặc TV.
VD : Xem TV 10 phút là phần thưởng cho việc tham gia các hoạt động thể chất trong 60 phút .
- Đảm bảo mọi người ngủ đủ giấc
Nghiên cứu cho thấy rằng cả trẻ em và người lớn, những người không ngủ đủ giấc có nguy cơ bị béo phì nặng hơn. Các thói quen ngủ lành mạnh từ Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Hoa Kỳ (NSF) bao gồm :
- Cố gắng ngủ đủ số giờ khuyến nghị mỗi đêm cho nhóm tuổi của bạn. Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (NSF) có hướng dẫn về thời lượng ngủ . NSF khuyến nghị 9-11 giờ cho trẻ em trong độ tuổi đi học, 8-10 giờ cho thanh thiếu niên, 7-9 giờ cho người lớn và 7-8 giờ cho người trên 65 tuổi.
- Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả cuối tuần. Điều quan trọng là cơ thể bạn phải có một lịch trình ngủ nghỉ đều đặn.
- Đặt thói quen thư giãn trước khi đi ngủ, chẳng hạn như nghe nhạc êm dịu, đọc sách hoặc tắm nước ấm.
- Tạo một phòng ngủ thân thiện với giấc ngủ. Tắt các thiết bị điện tử một giờ trước khi ngủ và ngủ trong phòng tối, mát mẻ.
- Luyện tập thể dục đều đặn. Một chương trình thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc yoga, rất hữu ích để cải thiện giấc ngủ.
- Biết con bạn đã ăn gì bên ngoài
Cho dù ở trường, với bạn bè, hoặc khi đang trông trẻ, trẻ em có rất nhiều cơ hội để ăn những thực phẩm không lành mạnh bên ngoài. Trò chuyện với con để biết con đã ăn những gì bên ngoài.
Phòng chống béo phì cho người lớn
Nhiều mẹo ngăn ngừa béo phì có thể giảm hoặc duy trì cân nặng hợp lý. Quan trọng là ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất nhiều hơn .
- Tiêu thụ ít chất béo “xấu” và nhiều chất béo “tốt” hơn
Trái ngược với niềm tin đằng sau cơn sốt chế độ ăn uống ít chất béo của những năm 90, không phải tất cả chất béo đều xấu. Nghiên cứu năm 2017 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng cho thấy rằng lượng chất béo lành mạnh trong chế độ ăn uống, chẳng hạn như chất béo không bão hòa , có thể cải thiện mức cholesterol và giảm nguy cơ béo phì.
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều đường
Theo một Nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ, tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn có liên quan đến nguy cơ béo phì cao hơn. Nhiều thực phẩm chế biến sẵn chứa hiều chất béo, muối và đường, có thể tạo cảm giác muốn ăn chúng nhiều hơn.
- Tăng cường ăn nhiều rau và trái cây
Khuyến nghị hàng ngày về lượng trái cây và rau quả là 5-9 khẩu phần mỗi ngày cho người lớn. Làm đầy đĩa thức ăn của bạn với rau và trái cây có thể giúp giữ lượng calo hợp lý và giảm nguy cơ ăn quá nhiều.
- Bổ sung chất xơ
Các nghiên cứu tiếp tục chỉ ra rằng chất xơ có vai trò trong việc duy trì cân nặng. Năm 2012 một nghiên cứu phát hiện ra rằng những người bổ sung phức hợp chất xơ ba lần mỗi ngày trong 12 tuần đã giảm tới 5% trọng lượng cơ thể của họ.
- Tập trung vào việc ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
Chỉ số đường huyết (GI) là chỉ số phản ánh mức độ tăng đường huyết của thức ăn .
Tập trung vào thực phẩm có chỉ số GI thấp có thể giúp giữ lượng đường trong máu ổn định hơn , từ đó kiểm soát cân nặng .
- Khuyến khích mọi người cùng tham gia
Hỗ trợ xã hội không chỉ dành cho trẻ em và thanh thiếu niên - điều quan trọng là người lớn cũng phải cảm thấy được hỗ trợ. Cho dù nấu ăn với gia đình hay đi dạo với bạn bè, hãy thu hút mọi người tham gia vào các hoạt động , điều này có thể giúp hình thành lối sống lành mạnh.
- Tham gia vào hoạt động thể chất thường xuyên
Hãy thường xuyên kết hợp hoạt động thể chất vào lịch trình của bạn.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến nghị 150 phút hoạt động aerobic vừa phải hoặc 75 phút hoạt động aerobic mạnh mỗi tuần.
- Kết hợp chế độ tập tạ
Tập tạ cũng quan trọng đối với việc duy trì cân nặng như hoạt động thể dục nhịp điệu. Ngoài hoạt động aerobic hàng tuần, Tổ chức y tế thế giới- WHO khuyến nghị tập tạ liên quan đến tất cả các cơ vận động chính và nên tập luyện ít nhất hai lần mỗi tuần.
- Giảm căng thẳng
Căng thẳng có thể có nhiều ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần. Nghiên cứu năm 2012 cho thấy rằng căng thẳng có thể kích hoạt phản ứng của não làm thay đổi cách ăn uống và dẫn đến cảm giác thèm ăn thức ăn có hàm lượng calo cao. Một nguyên nhân góp phần vào sự phát triển của bệnh béo phì.
- Lập danh sách thực phẩm và chuẩn bị bữa ăn
Lên kế hoạch mua sắm có thể giúp tránh bị cám dỗ bởi những thực phẩm không lành mạnh. Ngoài ra, việc chuẩn bị trước bữa ăn giúp bạn hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn .
Tại sao phòng ngừa lại quan trọng?
Ngăn ngừa béo phì đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tốt. Béo phì có liên quan đến một danh sách dài các bệnh lý mãn tính, nhiều bệnh trong số đó trở nên khó điều trị hơn theo thời gian, bao gồm:
- Hội chứng rối loạn chuyển hóa
- Bệnh tiểu đường tuýp 2
- Cao huyết áp
- Tăng lượng cholesterol "xấu" và giảm cholesterol “tốt”
- Bệnh tim
- Đột quỵ
- Chứng ngưng thở lúc ngủ
- Bệnh túi mật
- Các vấn đề rối loạn sinh lý
- Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
- Viêm xương khớp
- Rối loạn tâm thần
Bằng cách tập trung vào việc ngăn ngừa béo phì và thay đổi lối sống, có thể giúp bạn làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của các bệnh này.
Chúng ta có tiến bộ không?
Mặc dù nghiên cứu về các chiến lược ngăn ngừa béo phì còn hạn chế ở Hoa Kỳ, nhưng các nghiên cứu quốc tế đã có thể làm được .
Nghiên cứu năm 2012 đã xem xét vai trò của các y tá tại nhà ở quốc gia đó trong việc quản lý cân nặng của trẻ em từ 0-2 tuổi . Các y tá đã thăm trẻ tổng cộng tám lần sau khi sinh và khuyến khích các bà mẹ kết hợp các thực hành lành mạnh. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ số BMI trung bình của những đứa trẻ trong nhóm này thấp hơn đáng kể so với những đứa trẻ trong nhóm đối chứng (những đứa trẻ không được y tá thăm khám ).
Tuy nhiên, năm 2018 một thử nghiệm ở Thụy Điển đã xem xét hiệu quả của một ứng dụng điện thoại thông minh để giáo dục trẻ nhỏ về cách ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất. Các nhà nghiên cứu không phát hiện ra sự khác biệt đáng kể về chỉ số BMI và các dấu hiệu sức khỏe khác giữa hai nhóm sau một năm.
Đánh giá năm 2008 trên Tạp chí Quốc tế về Béo phì đã xem xét 19 nghiên cứu khác nhau ở trường học để xác định đâu là phương pháp hiệu quả để quản lý béo phì. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng cả việc thay đổi chế độ ăn uống và giảm thời gian xem TV đều giúp giảm cân đáng kể. Họ cũng nhận thấy rằng sự hỗ trợ của gia đình giúp khuyến khích giảm cân ở trẻ em.
Ngăn ngừa béo phì ở người lớn bao gồm hoạt động thể chất thường xuyên , giảm lượng chất béo bão hòa, giảm tiêu thụ đường và tăng tiêu thụ trái cây và rau quả. Ngoài ra, sự tham gia của gia đình và chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể giúp duy trì cân nặng hợp lý.
Một Đánh giá năm 2010 - các phương pháp tiếp cận sức khỏe cộng đồng cho thấy có nhiều cách khác nhau để tác động đến chính sách công nhằm khuyến khích các phương pháp phòng chống béo phì: Thay đổi môi trường thực phẩm, tạo ra những thay đổi dựa trên chính sách trong trường học, hỗ trợ thuốc và các chiến lược y tế khác đều là những cách tiềm năng để ngăn ngừa béo phì.
Tuy nhiên, chỉ một số phương pháp được chứng minh là có hiệu quả, và có những rào cản đối với việc sử dụng các phương pháp này.
Kết luận chung
Cân nặng hợp lý là điều quan trọng để duy trì sức khỏe tốt. Thực hiện các bước để ngăn ngừa béo phì trong cuộc sống hàng ngày là một bước khởi đầu quan trọng . Ngay cả những thay đổi nhỏ, chẳng hạn như ăn nhiều rau hơn và đến phòng tập thể dục vài lần một tuần, cũng có thể giúp ngăn ngừa béo phì.
Hãy tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn phù hợp .
Ngoài ra, huấn luyện viên cá nhân hoặc huấn luyện viên thể dục có thể giúp bạn tìm ra các hoạt động thể chất phù hợp nhất với thể trạng của mình.