Ban xuất huyết: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Ban xuất huyết được đĩnh nghĩa là các nốt, đám, mảng xuất huyết kích thước nhỏ hoặc lớn dưới da có màu đỏ, tím, nâu tùy lứa tuổi, xuất hiện trên da hoặc trong niêm mạc miệng, mũi, củng mạc…

Ban xuất huyết xuất hiện khi các mạch máu nhỏ bị vỡ, khiến máu tụ dưới da. Điều này có thể tạo ra các chấm màu đỏ, tím, nâu trên da với các kích thước khác nhau từ chấm nhỏ đến mảng lớn. Những chấm xuất huyết này thường lành tính, nhưng có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng như rối loạn đông máu.

Đôi khi, lượng tiểu cầu thấp có thể gây xuất huyết và chảy máu nhiều. Tiểu cầu là tế bào máu tham gia vào quá trình đông máu. Số lượng tiểu cầu thấp có thể do gen hoặc do di truyền, nhưng chúng cũng có thể liên quan đến:

Bạn phải đi khám nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trên da.

Nguyên nhân ban xuất huyết

Có hai loại ban xuất huyết: 

  • Ban xuất huyết không giảm tiểu cầu(mức tiểu cầu trong máu bình thường)
  • Ban xuất huyết giảm tiểu cầu(số lượng tiểu cầu thấp hơn bình thường)

Những điều sau đây có thể gây ra ban xuất huyết không do giảm tiểu cầu:

  • Rối loạn đông máu
  • Một số rối loạn bẩm sinh, như chứng telangiectasia (mỏng da và mô liên kết) hoặc hội chứng Ehlers-Danlos
  • Một số loại thuốc, bao gồm steroid và những thuốc ảnh hưởng đến chức năng tiểu cầu
  • Thành mạch yếu
  • Viêm mạch máu
  • Bệnh còi xương, hoặc thiếu vitamin C trầm trọng

Video Nguyên nhân của hiện tượng xuất huyết? Tư vấn về bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu 

Những điều sau đây có thể gây ra ban xuất huyết giảm tiểu cầu:

  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu hoặc thuốc chống đông
  • Thuốc gây ra phản ứng miễn dịch chống lại tiểu cầu
  • Mới truyền máu gần đây
  • Rối loạn miễn dịch như ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Nhiễm HIV hoặc viêm gan C, hoặc một số bệnh do vi rút (Epstein-Barr, rubella, cytomegalovirus)
  • Sốt phát ban vùng núi (do vết cắn của bọ chét)
  • Lupus ban đỏ hệ thống

Chẩn đoán ban xuất huyết

Bác sĩ sẽ khám toàn thân để chẩn đoán ban xuất huyết. Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh của bạn và gia đình bạn, chẳng hạn như thời điểm xuất hiện các ban xuất huyết. Bên cạnh xét nghiệm máu và số lượng tiểu cầu bác sĩ cũng có thể chỉ định sinh thiết da để chẩn đoán hoặc loại trừ.

Các xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá xem ban xuất huyết của bạn có phải là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng như rối loạn liên quan tới tiểu cầu hay không. Số lượng tiểu cầu có thể giúp xác định nguyên nhân của ban xuất huyết và sẽ giúp bác sĩ xác định phương pháp điều trị tốt nhất.

Ban xuất huyết ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Trẻ em có thể bị bệnh này sau nhiễm virus và thường có thể hồi phục hoàn toàn mà không cần điều trị gì. Tuy nhiên, ở người lớn, nguyên nhân ban xuất huyết thường là mãn tính và cần điều trị để giúp kiểm soát các triệu chứng và giữ số lượng tiểu cầu trong giới hạn bình thường.

Điều trị ban xuất huyết

Phương pháp điều trị mà bác sĩ chỉ định sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra ban xuất huyết. Người lớn được chẩn đoán ban xuất huyết giảm tiểu cầu nhẹ có thể tự khỏi mà không cần can thiệp gì.

Người bệnh sẽ phải điều trị nếu bệnh không tự khỏi. Khi đó bác sĩ sẽ kê đơn thuốc hoặc phẫu thuật cắt lách. Bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu ngừng các loại thuốc làm suy giảm chức năng tiểu cầu, chẳng hạn như aspirin, thuốc làm chống đông và ibuprofen.

Corticosteroid

Bác sĩ có thể dùng corticosteroid để tăng số lượng tiểu cầu bằng cách giảm hoạt động của hệ miễn dịch. Thường mất khoảng 2 đến 6 tuần để số lượng tiểu cầu trở về mức an toàn. Khi đó, bác sĩ sẽ xem xét việc ngừng thuốc.

Người bệnh cần nói với bác sĩ về tác dụng phụ khi dùng corticosteroid trong thời gian dài nhất là những tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng cân, đục thủy tinh thể và mất xương.

Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch

Nếu ban xuất huyết gây chảy máu nặng, bác sĩ sẽ cho bạn dùng globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIG). IVIG được dùng khi cần tăng nhanh số lượng tiểu cầu trước khi phẫu thuật. Phương pháp điều trị này thường có hiệu quả trong việc tăng số lượng tiểu cầu, nhưng hiệu quả chỉ trong thời gian ngắn. Nó có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn và sốt.

Các liệu pháp điều trị bằng thuốc khác

Các loại thuốc mới nhất được sử dụng để điều trị tiểu cầu thấp ở những người bị ban xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch vô căn mãn tính (ITP) là romiplostim (Nplate) và eltrombopag (Promacta). Những loại thuốc này kích thích tủy xương sản xuất tiểu cầu, làm giảm nguy cơ bầm tím và chảy máu. Các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm:

  • Đau đầu
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Đau cơ, đau khớp
  • Nôn 
  • Tăng đông máu
  • Hội chứng suy giảm hô hấp cấp tính
  • Có thai 

Liệu pháp sinh học, như thuốc rituximad (Rituxan), có thể giúp giảm phản ứng của hệ miễn dịch. Nó chủ yếu được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân bị ban xuất huyết giảm tiểu cầu nặng và những bệnh nhân điều trị bằng corticosteroid không hiệu quả. Các tác dụng phụ có thể gặp là:

  • Hạ huyết áp 
  • Viêm họng
  • Phát ban
  • Sốt

Cắt lách

Nếu thuốc điều trị không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt lách. Cắt lách là một phương pháp điều trị có thể gây tăng số lượng tiểu cầu nhanh do lách là nơi phá hủy tế bào máu..

Tuy nhiên, phương pháp cắt lách không hiệu quả ở tất cả mọi người. Phẫu thuật cũng đi kèm với rủi ro như nguy cơ tăng nhiễm trùng. Trong trường hợp cấp cứu, khi ban xuất huyết gây chảy máu nhiều, các bệnh viện sẽ truyền các chất cô đặc tiểu cầu, corticosteroid và immunoglobulin.

Sau khi bắt đầu điều trị, bác sĩ sẽ theo dõi số lượng tiểu cầu của người bệnh để xác định liệu phương pháp đó có hiệu quả hay không. Bác sĩ cũng có thể thay đổi phương pháp điều trị tùy thuộc vào hiệu quả của nó.

Tiên lượng

Triển vọng điều trị ban xuất huyết phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Khi bác sĩ đưa ra chẩn đoán, họ sẽ thảo luận về các lựa chọn điều trị và lên kế hoạch lâu dài cho bệnh.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, ban xuất huyết giảm tiểu cầu không được điều trị có thể khiến bệnh nhân bị chảy máu nhiều ở các cơ quan khác. Xuất huyết não số lượng nhiều gây tử vong.

Những người điều trị sớm hoặc bệnh nhẹ thường hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên, ban xuất huyết có thể trở thành mãn tính trong những trường hợp nặng hoặc khi việc điều trị bị trì hoãn. Bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu nghi ngờ mình bị ban xuất huyết.

Sống chung với ban xuất huyết

Đôi khi các nốt ban xuất huyết không biến mất hoàn toàn. Một số loại thuốc và hoạt động hằng ngày có thể làm cho tình trạng xuất huyết trở nên nặng hơn. Để giảm nguy cơ hình thành các nốt mới hoặc làm cho các nốt xuất huyết trở nên tồi tệ hơn, bạn nên tránh các loại thuốc làm giảm số lượng tiểu cầu như aspirin và ibuprofen. Bạn cũng nên lựa chọn các hoạt động có cường độ thấp. Các hoạt động có cường độ mạnh có thể làm tăng nguy cơ chấn thương, bầm tím và chảy máu.

Ban xuất huyết do giảm tiểu cầu mạn tính có thể khó điều trị. Người bệnh cần điều trị chuyên khoa huyết học trong từng đợt điều trị, theo dõi và tái khám lâu dài.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!