Trước đây, ghép tế bào gốc thường được gọi là ghép tủy xương do tế bào gốc được tổng hợp nơi tủy xương. Thay vì tổng hợp ở tủy xương, các tế bào gốc còn được tìm thấy ở trong máu. Chính vì thế nên ngày nay người ta gọi là ghép tế bào gốc.
Các loại ghép tế bào gốc
Dưới đây sẽ bàn luận về các loại ghép tế bào gốc chính và một số lựa chọn khác.
- Ghép tự thân. Cũng được gọi là ghép AUTO hay hóa trị liều cao kết hợp với truyền tế bào gốc.
Tế bào gốc được lấy từ chính bản thân bệnh nhân, lấy từ máu ngoại vi huy động hoặc dịch tủy xương, sau đó được bảo quản đông lạnh.
Bệnh nhân sẽ được điều trị hóa chất/tia xạ để loại bỏ các tế bào ác tính còn sót lại trong cơ thể, sau đó truyền tế bào gốc đã bảo quản để phục hồi hệ thống, giúp rút ngắn giai đoạn suy tuỷ .
Chỉ định ghép tủy tự thân chủ yếu trong các bệnh ung thư máu ác tính như: Đa u tủy xương, u lympho không Hodgkin, u lympho Hodgkin, ...
Sau 24 giờ các tế bào gốc đến được tủy xương, bắt đầu phát triển, phân chia và tạo ra lại các tế bào máu khỏe mạnh.
- Dị ghép. Hay còn gọi là cấy ghép ALLO. Với phương pháp cấy ghép ALLO, bệnh nhân sẽ nhận tế bào gốc của một người khác. Việc tìm ra người hiến có tế bào gốc phù hợp với bệnh nhân là một vấn đề vô cùng quan trọng bởi trong bạch cầu của bệnh nhân có loại protein gọi là hệ kháng nguyên bạch cầu người (HLA). Người hiến phù hợp là người có protein HLA gần giống nhất với bệnh nhân.
Các protein ghép có thể tạo ra biến chứng nghiêm trọng được gọi là tình trạng tế bào ghép chống lại vật chủ. Các tế bào khỏe mạnh từ người hiến có thể tấn công các tế bào của bệnh nhân vì thế người tương thích nhất chính là anh chị em nhưng cũng có thể là các thành viên khác trong gia đình hoặc người hiến.
Khi đã tìm được người hiến, bệnh nhân sẽ thực hiện hóa trị đôi khi đi kèm với xạ trị. Sau đó bệnh nhân sẽ nhận được các tế bào gốc thông qua truyền tĩnh mạch (IV). Các tế bào trong cấy ghép ALLO thường không bị đóng băng nên các tế bào sẽ được đưa vào cơ thể bệnh nhân sớm nhất có thể sau khi đã hóa trị hoặc xạ trị.
Nếu như không tìm được người hiến phù hợp thì vẫn còn nhiều lựa chọn khác cho bệnh nhân. Các nghiên cứu đang được tiến hành để xác định loại ghép nào sẽ hoạt động hiệu quả nhất cho nhiều người khác nhau.
- Ghép tế bào gốc từ máu dây rốn. Là một trong những lựa chọn nếu như không tìm được người hiến phù hợp bằng cách sử dụng máu ở dây rốn.
- Cấy ghép bố mẹ – con cái và cấy ghép không tương thích kiểu gen đơn bội. Những loại cấy ghép này đang được sử dụng thường xuyên hơn. Tỷ lệ phù hợp chỉ cần 50% thay vì gần 100% mà người hiến có thể là bố mẹ, con cái, hoặc anh chị em.
Quá trình ghép thực hiện như thế nào?
Quá trình ghép AUTO
- Giai đoạn 1: Thu nhận tế bào gốc của bệnh nhân.
Trong giai đoạn này, bệnh nhân sẽ được tiêm một loại thuốc giúp gia tăng số lượng tế bào gốc. Bác sĩ điều trị sẽ thu nhận các tế bào gốc thông qua một ống truyền tĩnh mạch hoặc catheter được đặt trong tĩnh mạch lớn ở ngực. Bệnh nhân được thực hiện ở bệnh viện. Catheter đã được sử dụng trong hóa trị, các thủ thuật khác, và truyền máu.
Thời gian: vài ngày
Nơi thực hiện: trung tâm hoặc bệnh viện. Bệnh nhân không cần phải ở lại bệnh viện.
- Giai đoạn 2: Điều trị ghép
Bệnh nhân được hóa trị liều cao, đôi khi xạ trị.
Thời gian: 5 đến 10 ngày
Nơi thực hiện: trung tâm hoặc bệnh viện. Một số trung tâm ghép, bệnh nhân cần ở lại bệnh viện để điều trị, thường khoảng 3 tuần. Nhưng một số khác thì bệnh nhân có thể đến điều trị hằng ngày.
- Giai đoạn 3: Nhận lại tế bào gốc
Giai đoạn này còn được gọi là truyền tế bào gốc. Các kỹ thuật viên truyền lại tế bào gốc vào trong máu bệnh nhân thông qua catheter ghép.
Thời gian: <30 phút/ lần truyền. Và truyền nhiều hơn 1 lần.
Nơi thực hiện: trung tâm hoặc bệnh viện.
- Giai đoạn 4: Hồi phục
Bệnh nhân uống kháng sinh và một số thuốc khác. Nếu cần thiết thì sẽ được truyền thêm máu. Hoặc sẽ được các kỹ thuật viên chăm sóc nếu như có bất kì tác dụng phụ nào xảy ra.
Thời gian: gần 2 tuần.
Nơi thực hiện: trung tâm hoặc bệnh viện. Bệnh nhân có thể ở lại bệnh viện
Quá trình ghép ALLO
- Giai đoạn 1: Thu nhận tế bào gốc của người hiến.
Trong giai đoạn này, kỹ thuật viên sẽ tiêm thuốc kích thích tăng số lượng bạch cầu trong máu người nhận nếu các tế bào thu nhận từ máu. Một số người hiến tủy xương sẽ được thực hiện trong phòng phẫu thuật kéo dài vài giờ.
Thời gian: thay đổi tùy thuộc vào cách thu nhận các tế bào gốc.
Nơi thực hiện: trung tâm hoặc bệnh viện.
- Giai đoạn 2: Điều trị ghép
Bệnh nhân được thực hiện hóa trị kết hợp hoặc không kết hợp với xạ trị.
Thời gian: 5 đến 7 ngày.
Nơi thực hiện: Bệnh viện.
- Giai đoạn 3: Nhận tế bào của người hiến
Giai đoạn này được gọi là truyền tế bào gốc. Kỹ thuật viên sẽ đặt tế bào gốc vào máu của bệnh nhân thông qua catheter cấy ghép trong thời gian ít hơn 1 giờ. Catheter cấy ghép được đặt đó cho đến khi chữa khỏi bệnh.
Thời gian: 1 ngày
Nơi thực hiện: trung tâm hoặc bệnh viện.
- Giai đoạn 4: Hồi phục
Trong suốt quá trình hồi phục, bệnh nhân được uống kháng sinh và một số thuốc khác. Bao gồm cả thuốc giúp ngăn chặn tình trạng tế bào ghép chống vật chủ. Bệnh nhân có thể được truyền máu nếu cần thiết. Các kỹ thuật viên sẽ chăm sóc nếu bệnh nhân có bất kì tác dụng phụ nào do ghép.
Sau khi ghép, bệnh nhân phải đến trung tâm thường xuyên và ít dần theo thời gian.
Thời gian: luôn thay đổi. Đối với ghép ablative, bệnh nhân thường ở trong bệnh viện 4 tuần. Đối với ghép cường độ thấp, thường ở trong bệnh viện hoặc có thể đi đến trung tâm hằng ngày trong khoảng 1 tuần.
Các giai đoạn quan trọng của một cuộc ghép thành công
Mỗi người có những định nghĩa khác nhau về “ghép thành công”. Dưới đây là 2 cách để đánh giá thành công trong ghép:
Số lượng máu của bệnh nhân trở về mức độ an toàn. Số lượng máu là số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong máu. Ghép làm số lượng máu giảm thấp trong vòng 1 đến 2 tuần. Vì thế làm tăng nguy cơ:
- Nhiễm trùng do số lượng bạch cầu thấp – bạch cầu chống lại nhiễm trùng.
- Chảy máu do số lượng tiểu cầu thấp – tiểu cầu giúp cầm máu.
- Mệt mỏi do số lượng hồng cầu thấp – hồng cầu giúp vận chuyển oxy.
Các bác sĩ điều trị sẽ làm giảm các nguy cơ trên bằng cách truyền máu và tiểu cầu sau ghép. Bệnh nhân cũng được uống kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng. Khi các tế bào gốc phân chia sẽ tạo ra nhiều tế bào máu hơn và số lượng máu sẽ được cải thiện. Đó là một cách để biết được liệu ghép có thành công hay không.
Kiểm soát ung thư. Các bác sĩ ghép với mục đích là điều trị bệnh. Phương thức điều trị có thể phù hợp với một số bệnh ung thư như ung thư bạch cầu và u lympho. Một số bệnh nhân, bệnh thuyên giảm là kết quả điều trị tốt nhất. Bệnh thuyên giảm tức là không có dấu hiệu hay triệu chứng của ung thư. Sau khi ghép, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ và làm một số xét nghiệm để xem có còn dấu hiệu ung thư hay không hoặc những biến chứng từ việc ghép.
Chi phí ghép tế bào gốc tại Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương
Chi phí ghép tế bào gốc tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: phương pháp ghép, nguồn tế bào gốc, thời gian mọc mảnh ghép, tình trạng nhiễm trùng, biến chứng, mức hưởng bảo hiểm y tế… của từng người bệnh.
Nhưng nhìn chung chi phí ghép (sau khi đã trừ chi phí được hưởng bảo hiểm y tế) dao động như sau:
- Ghép tế bào gốc tự thân: Khoảng từ 100 – 200 triệu đồng;
- Ghép tế bào gốc đồng loài phù hợp HLA (từ nguồn máu dây rốn hoặc tế bào gốc máu ngoại vi/tuỷ xương của anh chị em ruột): Khoảng 400 – 600 triệu đồng;
- Ghép tế bào gốc nửa hoà hợp (ghép haplotype – từ nguồn tế bào gốc của bố/mẹ hoặc anh chị em ruột nửa hoà hợp): Khoảng 600 -700 triệu đồng;
- Ghép tế bào gốc từ máu dây rốn cộng đồng: Khoảng 600-800 triệu;
- Ghép nửa hoà hợp kết hợp với tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng: Chi phí có thể dao động từ 1 tỷ – 1,2 tỷ đồng.
Xem thêm: