Giấm táo có thể chữa đau đầu không?

Đau đầu là một nỗi khó chịu chung của hầu hết mọi người. Có rất nhiều tuyên bố về lợi ích của giấm táo, từ việc cải thiện tiêu hóa đến giúp điều trị chứng đau đầu.

Video: 10 công dụng thần kỳ của giấm táo

Cho dù giấm táo có hiệu quả để điều trị đau đầu hay không vẫn chưa được khoa học chứng minh, nhưng nó vẫn được nhiều người ca ngợi là một phương pháp điều trị tự nhiên có thể ít gây hại. Trong bài viết này, chúng tôi xem xét các bằng chứng về lợi ích mà giấm táo mang lại. 

Lợi ích của giấm táo đối với chứng đau đầu

Giấm táo thô, chưa lọc có thể chứa sắt, kali và canxi. Cả khoáng chất và tính axit trong giấm táo đều có thể gián tiếp giúp giảm đau đầu. 

Giấm táo cũng có thể hỗ trợ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa đau đầu do các vấn đề tiêu hóa gây ra. Giấm táo có thể giải quyết nguyên nhân cơ bản gây ra đau đầu. Nguồn ảnh: eposts.coGiấm táo có thể giải quyết nguyên nhân cơ bản gây ra đau đầu. Nguồn ảnh: eposts.co Một nghiên cứu cho thấy rằng giấm táo làm giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh đái tháo đường. Lợi ích này có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu tăng đột biến, đôi khi gây đau đầu. 

Tuy nhiên, những người bị bệnh đái tháo đường nên nói chuyện với bác sĩ trước khi sử dụng giấm táo. 

Người ta cũng cho rằng hít giấm táo bốc hơi có thể giúp làm sạch xoang và giảm đau đầu do viêm xoang. 

Cách hoạt động của giấm táo

Giấm táo không ảnh hưởng trực tiếp đến cơn đau đầu như thuốc giảm đau không kê đơn. 

Đau đầu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ dị ứng và các vấn đề tiêu hóa đến căng thẳng và tăng huyết áp. Giấm táo được cho là có tác dụng điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra đau đầu. 

Mất nước là một nguyên nhân phổ biến gây đau đầu. Mặc dù nhiều người uống nhiều chất lỏng trong ngày, nhưng không phải chất lỏng nào cũng hoạt động theo cùng một cách trong cơ thể. 

Chất lỏng hoặc nước ngọt có nhiều caffein có thể khiến bạn khát hơn. Thêm giấm táo vào một cốc nước lớn có thể làm tăng lượng khoáng chất, nước và có khả năng giảm đau nhức đầu.

Các biện pháp hỗ trợ tại nhà bằng giấm táo

Giấm táo có hương vị đậm đà, đặc biệt đối với những người chưa dùng nó.  

Công thức giấm táo cơ bản nhất là:

  • 1 thìa cà phê (muỗng cà phê) giấm táo
  • 350ml nước 

Mọi người có thể uống hỗn hợp này, nếu cần, để giảm đau đầu. 

Có nhiều cách chế biến giấm táo ngon hơn, và có thể kết hợp với một phương pháp điều trị tại nhà, bao gồm: 

Nước ép táo lạnh

Thay một nửa lượng nước trong công thức cơ bản bằng nước ép táo có thể làm giảm hương vị axit mạnh của thức uống. Một số người có thể làm ngọt đồ uống bằng mật ong.

  • 250ml nước
  • 250ml nước ép táo
  • 1 muỗng cà phê giấm táo
  • 1 muỗng cà phê mật ong (tùy chọn) 

Cho các thành phần vào một ly lớn, khuấy đều và uống, nếu cần, để điều trị các triệu chứng. 

Thức uống mật ong cayenne ấm

Ớt cayenne tạo vị cay cho thức uống, trong khi nó được làm ngọt bằng mật ong.

  • 250ml nước ấm
  • 1 muỗng cà phê mật ong
  • 1 muỗng cà phê giấm táo
  • Bột cayenne 

Các thành phần nên được trộn trong một cốc chịu nhiệt và uống khi cần thiết. 

Xông hơi

Công thức này không nên uống mà dùng để xông hơi giúp thông xoang mũi.

  • 3 cốc nước đun sôi
  • 50ml giấm táo
  • Nồi lớn hoặc bát cách nhiệt
  • Khăn tắm lớn
  • Thêm giấm táo vào nước đun sôi, sau đó tắt bếp. Đặt một chiếc khăn lên đầu và nồi, hít hơi nước trong 5 phút mỗi lần, nếu cần. 

Rủi ro và biến chứng 

Giấm táo có thể giúp làm chậm quá trình tiêu hóa.

Giấm táo phải luôn được pha loãng. Mặc dù giấm trắng có thể chứa ít axit hơn nhưng nó vẫn có tính axit rất cao.

Axit này có thể làm tổn thương vùng hầu họng hoặc phá hủy men răng theo thời gian. Nó cũng có thể làm bỏng da sau thời gian dài tiếp xúc.

Những người mắc bệnh đái tháo đường nên tránh dùng giấm táo trừ khi người bệnh và bác sĩ đang theo dõi trực tiếp những ảnh hưởng của giấm táo đến lượng đường trong máu. 

Giấm táo cũng được cho là có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa.  

Điều này có thể gây ra vấn đề cho những người rối loạn tiêu hóa. Bất kỳ ai nghi ngờ nên nói chuyện với bác sĩ về các tác dụng hoặc biến chứng mà giấm táo gây ra. 

Các biện pháp hỗ trợ chứng đau đầu khác

5 cách tự nhiên hỗ trợ giảm đau đầu tại nhà. Nguồn ảnh: thepixelodyssey.com  5 cách tự nhiên hỗ trợ giảm đau đầu tại nhà. Nguồn ảnh: thepixelodyssey.com  


Có nhiều phương pháp điều trị đau đầu khác nhau có sẵn để sử dụng tại nhà. Bao gồm:
  • Uống nhiều nước hơn: Giữ cho cơ thể đủ nước và giảm đau đầu do mất nước.
  • Thuốc không kê đơn: Một số loại thuốc giảm đau thông thường, chẳng hạn như ibuprofen (Advil), aspirin (Bayer), hoặc acetaminophen (Tylenol), có thể giúp giảm đau nhức đầu.
  • Giảm căng thẳng: Căng thẳng và lo lắng có thể gây đau đầu ở một số người, vì vậy việc tìm cách giảm căng thẳng có thể làm giảm các triệu chứng.
  • Ngủ trưa: Một giấc ngủ ngắn có thể cho phép cơ thể thư giãn và giảm đau đầu căng thẳng.
  • Sử dụng đệm sưởi: Đệm sưởi có thể tăng tưới máu lên vùng đầu, cổ, vai giúp giảm đau đầu.
  • Dùng túi chườm mát: Túi chườm mát sau gáy và vai có tác dụng tốt hơn chườm nóng đối với một số người.
  • Trị liệu bằng hương thơm: Dầu hoa oải hương và dầu bạc hà có thể làm giảm đau đầu ở một số người. 

Những điều cần lưu ý

Có rất ít bằng chứng khoa học hỗ trợ trực tiếp cho tuyên bố rằng: Giấm táo có thể điều trị chứng đau đầu.  

Nhiều người cảm thấy thoải mái khi uống giấm táo pha loãng thường xuyên, điều này có thể là do những lợi ích sức khỏe của nó. 

Bất cứ ai bị đau đầu thường xuyên nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị. Bác sĩ có thể tư vấn các biện pháp giúp giảm căng thẳng, các liệu pháp thay thế hoặc thuốc kê đơn.

Xem thêm :

Câu hỏi liên quan

Nguyên liệu: – 3 quả táo tươi, ngon cỡ vừa – 30gr đường tinh luyện – 1 lít nước lọc / nước đun sôi để nguội (đủ tiêu chuẩn để uống) Dụng cụ: – 1 lọ (keo) thủy tinh hoặc nhựa thực phẩm trong suốt, dung tích 1.8 ~ 2 lít – 1 tấm vải sạch, kích thước đủ đậy kín miệng lọ – Rây (lọc) bằng nhựa, lỗ khít – Tấm nhựa nén dùng trong muối dưa, kích thước khớp với đường kính của lọ. Ghi nhớ quan trọng trong cách làm giấm táo Bản chất của việc làm giấm táo là lên men đường thành rượu rồi thành giấm. Vì thế, bạn cần đảm bảo nguyên liệu và mọi dụng cụ phải sạch sẽ, không được để lẫn tạp chất trong mọi khâu của cách làm giấm táo tại nhà.
Xem thêm
Cách tốt nhất để kết hợp giấm táo vào chế độ ăn uống của bạn là sử dụng nó trong nấu ăn. Đó là cách bổ sung đơn giản, sử dụng cùng các loại thực phẩm như nước xốt salad và sốt mayonnaise tự làm.
Xem thêm
Ngoài ra, cần lưu ý tới nồng độ axit axetic, một lượng thấp của nó cũng có thể gây kích ứng và làm khô da thậm chí gây tấy đỏ, mọc mụn nước. Đó là lý do tại sao bạn thường thấy khuyến cáo pha loãng giấm táo với nước trước khi thoa lên da. Vì vậy, khi so sánh giữa lợi ích chưa được chứng minh rõ ràng và nguy cơ có thể gây kích ứng da nếu sử dụng không đúng cách thì việc sử dụng giấm táo để trị mụn là không nên. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để biết cách sử dụng giấm táo trong trị mụn hoặc tìm kiếm một sản phẩm đã được kiểm định, đánh giá là có lợi, an toàn hơn cho việc trị mụn.
Xem thêm
Như vậy, có nghĩa là uống giấm táo sẽ mang lại các lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi bạn uống đúng cách. Nếu áp dụng sai cách, giấm táo sẽ gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn như: Tương tác thuốc nếu đang sử dụng thuốc lợi tiểu như lasix Đau đầu, buồn nôn khi uống giấm táo trực tiếp không pha loãng Hạ đường huyết nếu người sử dụng giấm táo có chỉ số đường huyết thấp Chuột rút đau cơ vì làm giảm lượng kali trong máu Tiêu chảy nếu lạm dụng giấm táo
Xem thêm
Ngăn ngừa và làm giảm các đốm đồi mồi Giảm mụn Cân bằng độ ẩm và thu nhỏ lỗ chân lông Giúp cải thiện và ngăn ngừa nếp nhăn Loại bỏ độc tố, làm sạch sâu làn da
Xem thêm
Để sử dụng một cách an toàn, bạn nên tìm mua các sản phẩm có chứa thành phần giấm táo đã được nhà sản xuất chiết xuất và bổ sung vào các sản phẩm sữa rửa mặt, toner bán ra thị trường với hàm lượng cho phép, an toàn. Nếu tự pha giấm táo để sử dụng tại nhà, cần lưu ý pha đúng cách theo công thức sau: - Sữa rửa mặt: để tạo hỗn hợp rửa mặt bằng giấm táo hoàn toàn tự nhiên, hãy trộn 1/4 cốc nước ấm với 1 thìa giấm táo. - Toner: công thức cho giấm táo như một loại toner là trộn 1 phần giấm táo với 2 phần nước tinh khiết. Sau khi rửa mặt để làm sạch da, có thể dùng bông gòn hoặc bình xịt thoa hỗn hợp này lên mặt. - Điều trị thâm mụn: để tự điều trị vết thâm bằng giấm táo, bạn chỉ cần chấm một lượng nhỏ lên vết thâm bằng tăm bông hoặc bông gòn đã ngâm giấm táo pha loãng.
Xem thêm
Pha loãng giấm táo trước khi uống Không uống sau khi ăn Uống từng ít một Không được hít giấm táo Không dùng giấm táo cho người bị loét dạ dày Nên bắt đầu với số lượng nhỏ Không nên uống giấm táo trước khi đi ngủ Không lạm dụng Chọn giấm táo chất lượng
Xem thêm
Làm chậm lưu thông dạ dày Tác dụng phụ tiêu hóa Giảm lượng kali trong máu và giảm mật độ xương Ăn mòn men răng Bỏng cổ họng
Xem thêm
Để sử dụng một cách an toàn, bạn nên tìm mua các sản phẩm có chứa thành phần giấm táo đã được nhà sản xuất chiết xuất và bổ sung vào các sản phẩm sữa rửa mặt, toner bán ra thị trường với hàm lượng cho phép, an toàn. Nếu tự pha giấm táo để sử dụng tại nhà, cần lưu ý pha đúng cách theo công thức sau: - Sữa rửa mặt: để tạo hỗn hợp rửa mặt bằng giấm táo hoàn toàn tự nhiên, hãy trộn 1/4 cốc nước ấm với 1 thìa giấm táo. - Toner: công thức cho giấm táo như một loại toner là trộn 1 phần giấm táo với 2 phần nước tinh khiết. Sau khi rửa mặt để làm sạch da, có thể dùng bông gòn hoặc bình xịt thoa hỗn hợp này lên mặt. - Điều trị thâm mụn: để tự điều trị vết thâm bằng giấm táo, bạn chỉ cần chấm một lượng nhỏ lên vết thâm bằng tăm bông hoặc bông gòn đã ngâm giấm táo pha loãng.
Xem thêm
Giấm táo là loại gia vị được làm từ tự nhiên, chứa lượng lớn các axit axetic - loại acid có khả năng cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đồng thời giảm lưu trữ chất béo bằng cách đốt mỡ thừa và ức chế sự thèm ăn, cải thiện hệ thống đường huyết.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Giấm táo
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!