Video Cách hay trị cảm lạnh
Sử dụng kháng sinh không giúp bạn điều trị cảm lạnh và cảm cúm vì chúng do virus gây ra. Một số triệu chứng của bệnh có thể gặp phải là:
Kẽm
Một số nghiên cứu cho thấy bổ sung kẽm có thể làm rút ngắn thời gian điều trị và làm dịu đi các triệu chứng. Nguyên nhân có thể là do hoạt chất này ngăn ngừa sự phát triển của rhinovirus, một loại vi rút gây cảm lạnh thông thường.
Bạn có thể dùng kẽm dưới dạng viên nén, viên ngậm hoặc xi-rô uống, lưu ý thực hiện theo đúng hướng dẫn về liều lượng trên bao bì. Sử dụng quá liều có thể gây buồn nôn và đau bụng.
Ngoài ra, kẽm còn có bán dưới dạng thuốc xịt mũi. Tuy nhiên, chúng có thể gây mất khứu giác tạm thời cho người dùng.
Mật ong
Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và virus.
Một nghiên cứu cho thấy mật ong hiệu quả trong việc giảm ho do cảm lạnh ở trẻ trên 1 tuổi. Không nên sử dụng nó cho trẻ dưới 1 tuổi vì nguy cơ gây ngộ độc.
Trước khi dùng, bạn có thể pha mật ong vào một cốc nước ấm. Thêm chanh cũng là một cách tuyệt với để bổ sung thêm hương vị và vitamin C.
Echinacea
Echinacea là một loài cây họ cúc, chiết xuất của nó có thể ngăn ngừa cảm lạnh và giảm các triệu chứng trên mũi.
Các nghiên cứu còn chỉ ra rằng các chất có trong Echinacea giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng virus, giảm khả năng mắc cảm lạnh đi 10-20%.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy loại thảo mộc này không có tác dụng gì trong phòng và chữa bệnh lý này
Tỏi
Tỏi có thể giúp bạn chống lại cảm lạnh thông thường vì nó có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus.
Một nghiên cứu cho thấy những người sử dụng tỏi hàng ngày trong 3 tháng ít bị cảm lạnh hơn những người dùng giả dược.
Tỏi từ lâu đã được coi như một phương thuốc chữa cảm an toàn tại nhà. Chúng có thể được ăn sống, nấu chín hoặc bổ sung từ thực phẩm chức năng. Rất hiếm trường hợp gặp phải tình trạng dị ứng với loại cây này.
Menthol
Tắc nghẽn đường hô hấp trên là một trong những triệu chứng phổ biến của cảm lạnh. Menthol, hoạt chất nguồn gốc từ cây bạc hà có thể làm giảm triệu chứng trên vì chúng có tác dụng kháng viêm, giảm đau.
Hiện tại còn khá ít nghiên cứu về tác dụng của việc hít tinh dầu bạc hà với làm thông thoáng đường thở. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy loại thảo dược này giúp giảm ho do các kích thích từ môi trường.
Một nghiên cứu khác kết luận rằng hơi nước chứa tinh dầu bạc hà, bạch đàn, long não làm cải thiện đáng kể giấc ngủ ở trẻ em và người lớn có các triệu chứng cảm lạnh. Tuy nhiên, chúng có thể mang đến các tác dụng phụ như ngứa và kích ứng da.
Vitamin D
Một số nghiên cứu cho thấy việc bổ sung vitamin D-3 giúp giảm nguy cơ mắc cảm lạnh.
Những người sống ở vùng khí hậu ôn đới có thể sử dụng thực phẩm chức năng có hàm lượng vitamin D cao trong những tháng mùa đông để bù đắp lượng thiếu hụt do ít ánh nắng mặt trời.
Dầu Oregano
Oregano chứa các hoạt chất kháng khuẩn như thymol và carvacrol. Khi sử dụng, bạn xoa dầu này lên ngực để giảm các triệu chứng cảm lạnh. Ngoài ra, tinh dầu có thành phần thymol còn hiệu quả trong việc giảm đau đầu, tiêu chảy và ho.
Giảm căng thẳng và ngủ ngon giấc
Căng thẳng hoặc ngủ không ngon giấc có thể làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm.
Một nghiên cứu cho thấy rằng giảm căng thẳng thông qua thiền chánh niệm hoặc tập thể dục giúp giảm khả năng mắc cũng như thời gian điều trị những bệnh lý trên.
Một nghiên cứu năm 2015 cũng phát hiện ra rằng những người ngủ ít cũng dễ bị cảm lạnh hơn.
Bổ sung lợi khuẩn
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung lợi khuẩn giúp bạn tăng cường sức khỏe đường ruột và có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh cảm lạnh và cảm cúm.
Bạn có thể dễ dàng tìm mua các loại thực phẩm bổ sung lợi khuẩn sau trong siêu thị hoặc các cửa hàng trực tuyến:
- Sữa chua
- Dưa cải bắp
- Miso
- Nấm Tempeh
Nhân sâm
Một số nghiên cứu cho thấy sử dụng nhân sâm có thể làm giảm các triệu chứng cũng như giảm thời gian điều trị cảm lạnh hoặc cảm cúm ở người lớn.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại không cho thấy hiệu quả tương tự.
Mọi người có thể sử dụng nhân sâm thô hoặc bổ sung dưới dạng viên uống thực phẩm chức năng.
Quả mọng
Quả mọng có chứa polyphenol, một chất có đặc tính kháng virus.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng quả cơm cháy có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh cúm và quả nam việt quất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Trong một số nghiên cứu khác, chất chiết xuất từ quả mọng đã được chứng minh về việc hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh cúm.
Bên cạnh đó, dâu tây, việt quất, mâm xôi đỏ và mâm xôi đen cũng là những nguồn cung cấp vitamin C dồi dào.
Vitamin C
Vitamin C rất quan trọng để duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nhiều người cho rằng nó còn làm giảm nguy cơ mắc cảm lạnh.
Chưa có bằng chứng khoa học cho thấy uống vitamin C giúp ngăn ngừa hay giảm các triệu chứng của cảm lạnh. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng bạn vẫn nên sử dụng chúng khi mắc bệnh vì giá thành rẻ và độ an toàn cao.
Bạn có thể bổ sung vitamin C từ bơ, các loại quả có múi cũng như thực phẩm chức năng.
Khi nào cần đến khám bác sĩ
Virus gây cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể tồn tại đến 2 tuần trong cơ thể bạn, trong khi các triệu chứng nặng thường gặp từ 2-3 ngày.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kì (CDC - Centers for Disease Control and Prevention), bạn nên đến khám bác sĩ nếu:
- Các triệu chứng kéo dài hơn 10 ngày mà không có dấu hiệu cải thiện.
- Xuất hiện triệu chứng bất thường
- Các triệu chứng trở nên nghiêm trọng
Bên cạnh đó, nhóm đối tượng có nguy cơ cao cũng cần đi khám, bao gồm:
- Phụ nữ có thai
- Người trên 65 tuổi
- Người có các bệnh lý toàn thân nặng
- Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi
Tổng kết
Thực hiện các biện pháp điều trị tại nhà có thể làm giảm nhẹ triệu chứng và rút ngắn thời gian mắc bệnh.
Bên cạnh đó, bạn có thể làm theo một số cách sau để cơ thể nhanh hồi phục hơn:
- Nghỉ ngơi
- Tăng thời gian ngủ
- Giữ ấm cơ thể
- Uống nhiều nước
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen khi cần thiết
- Sử dụng máy tạo độ ẩm
Bạn nên đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng không cải thiện sau 10 ngày, xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường hoặc nghiêm trọng.
Xem thêm:
- Cảm lạnh: Triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng, điều trị và phòng ngừa
- Những điều bạn cần biết về cảm lạnh: Từ nguyên nhân đến điều trị và chăm sóc
- Các giai đoạn của cảm lạnh: Bạn nên làm gì? Khi nào cần dùng thuốc cảm?
- Cảm lạnh hay cảm cúm? Làm thế nào để bạn nhận biết?
- Bệnh cảm lạnh ở phụ nữ mang thai: Rủi ro sức khỏe, điều trị và phòng ngừa
- Cảm lạnh ở trẻ nhỏ: Triệu chứng, biện pháp điều trị và rủi ro sức khỏe
- Điều trị cảm lạnh: Biện pháp khắc phục, phòng ngừa và thuốc
- Các triệu chứng thường gặp của cảm lạnh: Hắt hơi, sốt, mệt mỏi...
- Các thuốc làm giảm triệu chứng cảm lạnh thông thường
- Cảm lạnh: Biện pháp khắc phục tại nhà, thời gian điều trị và phòng ngừa
- Làm thế nào để không bị ốm: 8 cách để tránh cảm lạnh và cảm cúm