Xét nghiệm nồng độ Ferritin trong máu: Mục đích, qui trình, kết quả và ý nghĩa lâm sáng

Ngày nay, một trong những phương pháp thăm khám thường quy để phục vụ chẩn đoán được bác sĩ chỉ định khi khám chữa bệnh là xét nghiệm máu. Xét nghiệm Ferritin là xét nghiệm máu thường thấy trong việc đo lường lượng sắt dự trữ của cơ thể, từ đó đưa ra chẩn đoán và phương án hỗ trợ điều trị. Ngoài điều đó thì ý nghĩa xét nghiệm Ferritin là gì?

 

Video: Phân tích Bilan sắt trên lâm sàng 

Xét nghiệm ferritin là gì?

Cơ thể cần sắt để sản xuất tế bào hồng cầu giúp vận chuyển oxy đến khắp các mô và cơ quan. 

Nếu không có đủ sắt, các tế bào hồng cầu sẽ không cung cấp đủ oxy cho cơ thể. Tuy nhiên, quá nhiều sắt cũng không tốt, nồng độ sắt cao và thấp đều là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng. 

Nếu bạn bị thiếu sắt hoặc thừa sắt, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm ferritin giúp định lượng nồng độ sắt dự trữ trong cơ thể.

Ferritin là gì? 

Ferritin là một protein chính giúp dự trữ sắt trong cơ thể. Nguồn ảnh: dietetycy.org.plFerritin là một protein chính giúp dự trữ sắt trong cơ thể. Nguồn ảnh: dietetycy.org.plFerritin không giống như sắt trong cơ thể, mà là một loại protein dự trữ và giải phóng sắt khi cần. Ferritin thường liên kết với các tế bào, rất ít lưu hành tự do trong máu. 

Nồng độ ferritin lớn nhất được tìm thấy trong các tế bào của gan và hệ thống miễn dịch (tế bào lưới nội mô). 

Ferritin được dự trữ trong cơ thể cho đến khi được sử dụng để tạo nhiều tế bào hồng cầu. Cơ thể sẽ tạo tín hiệu cho tế bào phóng thích ferritin. Sau đó ferritin sẽ được liên kết với một chất khác gọi là transferrin. 

Transferrin là một protein kết hợp với ferritin để vận chuyển đến nơi tổng hợp các tế bào hồng cầu mới. Ta hình dung transferrin giống như một xe vận chuyển sắt.

Việc có đủ số lượng sắt dự trữ trong cơ thể rất quan trọng kể cả ở những người có hàm lượng sắt tự do bình thường. Nếu cơ thể không đủ ferritin, lượng sắt dự trữ sẽ cạn kiệt nhanh chóng. 

Ý nghĩa của xét nghiệm ferritin

Mục đích của xét nghiệm ferritin là để đánh giá xem lượng ferritin trong máu có đủ hay không và cung cấp cho bác sĩ cái nhìn tổng quát về lượng sắt toàn phần. Càng nhiều ferritin trong máu, cơ thể càng có nhiều sắt dự trữ. 

Nồng độ ferritin thấp

Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm ferritin nếu bạn có một số triệu chứng sau liên quan đến giảm nồng độ ferritin: 

  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
  • Chóng mặt
  • Đau đầu mạn tính
  • Suy nhược cơ thể 
  • Ù tai 
  • Cáu gắt
  • Đau chân
  • Khó thở

Nồng độ ferritin cao

Nồng độ ferritin quá cao có thể gây ra các triệu chứng khó chịu. Các triệu chứng của thừa ferritin bao gồm: 

  • Đau bụng
  • Tim đập nhanh hoặc đau ngực
  • Cơ thể suy nhược không rõ nguyên nhân
  • Đau khớp
  • Mệt mỏi 

Nồng độ ferritin có thể tăng do tổn thương các cơ quan như gan và lách. 

Xét nghiệm ferritin cũng được sử dụng để theo dõi sức khỏe, đặc biệt nếu mắc các tình trạng rối loạn dẫn đến có quá nhiều hoặc ít sắt trong máu. 

Xét nghiệm ferritin được thực hiện như thế nào?

Bác sĩ sẽ lấy một lượng nhỏ máu tĩnh mạch để làm xét nghiệm ferritin. Nguồn ảnh: DreamstimeBác sĩ sẽ lấy một lượng nhỏ máu tĩnh mạch để làm xét nghiệm ferritin. Nguồn ảnh: DreamstimeĐể thực hiện xét nghiệm ferritin chỉ cần một lượng máu nhỏ để giúp chẩn đoán chính xác mức ferritin trong cơ thể.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu nhịn ăn ít nhất 12 giờ trước khi lấy máu. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Hóa Lâm sàng Hoa Kỳ (AACC), kết quả xét nghiệm sẽ chính xác hơn khi được thực hiện vào buổi sáng sau một đêm không ăn.

Bác sĩ tiến hành lấy mẫu máu bằng cách lấy máu tĩnh mạch và gửi mẫu đến phòng xét nghiệm để phân tích kết quả. 

Không cần phải thực hiện bất kỳ biện pháp phòng ngừa đặc biệt nào trước khi xét nghiệm máu. 

Kết quả xét nghiệm ferritin

Trước tiên, kết quả xét nghiệm ferritin máu được đánh giá xem có nằm trong giới hạn bình thường hay không. Khoảng tham chiếu bình thường của ferritin: 

  • 20-250 ng/ml ở nam 
  • 10-120 ng/ml ở nữ 

Lưu ý rằng, không phải tất cả các phòng xét nghiệm đều có kết quả nồng độ ferritin máu giống nhau. 

Đây là những giới hạn tiêu chuẩn, tuy nhiên mỗi phòng xét nghiệm có thể có các giá trị khác nhau.  

Luôn trao đổi với bác sĩ về giới hạn bình thường, cao hay thấp của nồng độ ferritin máu để giúp bạn hiểu rõ tình trạng sức khỏe cơ thể. 

Nguyên nhân gây giảm ferritin

Nguyên nhân gây giảm ferritin có thể do mất máu kéo dài. Nguồn ảnh: comofuncionaque.comNguyên nhân gây giảm ferritin có thể do mất máu kéo dài. Nguồn ảnh: comofuncionaque.comNồng độ ferritin thấp hơn bình thường là dấu hiệu thiếu sắt, xảy ra khi cơ thể không tiêu thụ đủ sắt trong chế độ ăn uống hàng ngày. 

Một tình trạng khác ảnh hưởng đến lượng sắt là thiếu máu, do không có đủ hồng cầu để sắt gắn vào. 

Các nguyên nhân khác bao gồm: 

  • Mất máu kinh nguyệt quá nhiều
  • Tình trạng bệnh lý dạ dày ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của ruột
  • Xuất huyết nội tạng 

Biết được nồng độ ferritin thấp hay bình thường có thể giúp bác sĩ xác định rõ hơn nguyên nhân. 

Ví dụ, một người bị thiếu máu sẽ có lượng sắt thấp và nồng độ ferritin máu thấp. 

Tuy nhiên, một số người mắc bệnh mạn tính có thể có lượng sắt trong máu thấp nhưng mức ferritin bình thường hoặc cao. 

Nguyên nhân làm tăng ferritin

Hemochromatosis là một tình trạng di truyền gây hấp thu và dự trữ quá nhiều chất sắt khiến da sạm màu. 

Nguồn ảnh: newszii.com

 

Nồng ferritin quá cao có thể xảy ra ở một số tình trạng nhất định.

Ví dụ bệnh hemochromatosis (tăng ứ sắt) xuất hiện khiến cơ thể hấp thu quá nhiều sắt. 

Các nguyên nhân khác gây ra lượng sắt cao bao gồm: 

Ferritin được xem như một chất phản ứng trong giai đoạn cấp tính. Có nghĩa là khi cơ thể bị viêm, nồng độ ferritin sẽ tăng lên. Đó là lý do tại sao nồng độ ferritin có thể cao ở những người mắc bệnh gan hoặc các loại ung thư như u lympho Hodgkin.

Ví dụ, tế bào gan dự trữ ferritin. Khi gan của bạn bị tổn thương, ferritin bên trong các tế bào bắt đầu rò rỉ ra ngoài, làm tăng lượng ferritin trong máu. 

Các nguyên nhân phổ biến nhất làm tăng nồng độ ferritin là béo phì, viêm nhiễm và uống rượu hàng ngày.  

Nguyên nhân di truyền thường gặp nhất của nồng độ ferritin tăng cao là tình trạng bệnh hemochromatosis. 

Nếu kết quả xét nghiệm ferritin cao, bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm khác giúp cung cấp thông tin chi tiết về nồng độ sắt trong cơ thể. Các xét nghiệm cần làm bao gồm:

  •  Xét nghiệm sắt huyết thanh
  • Định lượng transferrin trong máu 

Tác dụng phụ của xét nghiệm máu ferritin

Xét nghiệm ferritin không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng vì chỉ cần lấy một mẫu máu nhỏ. Tuy nhiên, hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn có tình trạng rối loạn đông cầm máu hoặc dễ bị bầm tím. 

Có thể cảm thấy khó chịu khi lấy máu. Sau khi xét nghiệm, các tác dụng phụ hiếm gặp có thể xảy ra bao gồm:

  • Chảy máu kéo dài
  • Mệt mỏi hoặc chóng mặt
  • Bầm tím vùng lấy máu
  • Nhiễm trùng  

Luôn thông báo cho bác sĩ biết nếu cảm thấy cơ thể thấy đổi bất thường trong hoặc sau quá trình xét nghiệm.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!