Thừa sắt có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ

Theo nghiên cứu gần đây, nguy cơ bị đột quỵ - đặc biệt là do huyết khối hoặc tắc mạch bắt nguồn từ tim - dường như cao hơn ở những người có nồng độ sắt cao hơn.


Các nhà khoa học từ Đại học Hoàng gia London- Vương quốc Anh đã nghiên cứu nguy cơ đột quỵ ở những người có thông tin nồng độ sắt và liệu có sự khác biệt về di truyền dẫn đến thay đổi nồng độ sắt của họ không. 

Điều này cho thấy rằng những người có nồng độ sắt cao hơn "được xác định về mặt di truyền" có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn, đã được báo cáo trong một nghiên cứu trên tạp chí Đột quỵ (Stroke). 

Ngoài ra, nồng độ sắt cao được chứng minh làm tăng nguy cơ đột quỵ do bệnh lý tim mạch, một loại đột quỵ trong đó dòng máu cung cấp cho mạch não bị ngăn cản do huyết khối từ tim. 

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng mọi người không nên dùng những kết quả này để cố gắng thay đổi nồng độ sắt của họ, và cần tiến hành nghiên cứu thêm để củng cố làm rõ hơn và cũng tìm ra lý do tại sao sắt có thể có tác dụng này.  

Tác giả chính của nghiên cứu, Tiến sĩ Dipender Gill, từ Trường Y tế Công cộng tại Đại học Hoàng gia London, Anh cho biết “đây chỉ là phát hiện ban đầu và chúng tôi không khuyến khích những bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ hạn chế bổ sung sắt vì sắt còn có nhiều vai trò quan trọng với cơ thể” 

Đột quỵ do huyết khối từ tim và nồng độ sắt 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 15 triệu người bị đột quỵ. Trong số này, 5 triệu người tử vong và 5 triệu người bị tàn tật suốt đời. 

Tại Mỹ, hàng năm có hơn 795.000 người bị đột quỵ và khoảng 140.000 tử vong, chiếm 1/20 tỷ lệ tử vong.

Đa số các trường hợp đột quỵ là nhồi máu não xảy ra khi tắc nghẽn mạch máu làm giảm cung cấp máu giàu oxy và các chất dinh dưỡng đến các vùng não. 

Đột quỵ do huyết khối từ tim chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong số các cơn thiếu máu cục bộ và thường liên quan đến một tình trạng gọi là rung nhĩ, lúc đó tim đập không đều và nhanh hơn bình thường

Sắt có nhiều tác dụng đối với cơ thể, vai trò chính là vận chuyển oxy trong các tế bào hồng cầu. Các tác giả tiến hành các nghiên cứu kiểm tra mối liên hệ giữa nồng độ sắt và nguy cơ đột quỵ, nhưng kết quả còn chưa được thống nhất. 

Một số nghiên cứu đã thấy mối liên quan nguy cơ đột quỵ với nồng độ sắt thấp, trong khi những nghiên cứu khác lại thấy rằng đột quỵ có thể xảy ra ở nồng độ sắt cao. Ngoài ra, cũng có những nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào. 

Nồng độ sắt do di truyền 

Tiến sĩ Gill giải thích rằng họ quyết định nghiên cứu thêm vì đã có những nghiên cứu “gợi ý rằng trong một số trường hợp, sắt có thể kích hoạt máu hình thành cục máu đông.” 

Phần đầu tiên của nghiên cứu của nhóm liên quan đến việc xác định sự khác biệt về gen ảnh hưởng đến dự trữ sắt mà con người có

Các nhà nghiên cứu đã tìm kiếm dữ liệu công khai chứa thông tin di truyền của hơn 48.000 người. 

Sử dụng phương pháp ngẫu nhiên Mendel, các nhà khoa học đã xác định được bộ ba “thay thế 1 nucleotit hoặc đa hình đơn nucleotide (SNPs), trong DNA của chúng có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ sắt. 

Các nhà khoa học sử dụng ba SNPs để sàng lọc một bộ dữ liệu di truyền khác bao gồm 60.000 người đã từng bị đột quỵ. Họ phát hiện ra rằng những người có SNPs có thể làm tăng nồng độ sắt là những người có nhiều khả năng bị đột quỵ do huyết khối từ tim.  

Hướng nghiên cứu trong tương lai

Nhóm nghiên cứu cũng đã sử dụng phương pháp ngẫu nhiên Mendel để nghiên cứu các yếu tố khác có thể có tác động đến nguy cơ đột quỵ. 

Điều này cho thấy những người có nhiều tiểu cầu trong máu hơn, hoặc các tế bào thúc đẩy quá trình đông máu và cầm máu, có thể có nguy cơ cao bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

Một nghiên cứu khác phát hiện ra rằng người thiếu yếu tố đông máu XI có thể giảm nguy cơ đột quỵ do huyết khối ở tim. 

Tất cả những phát hiện này hướng tới các phương pháp điều trị tiềm năng hoặc các can thiệp lối sống có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ và chúng có thể mở ra các hướng nghiên cứu tương lai.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!