U đầu tụy và biến chứng gây tắc mật

U đầu tụy nói riêng và u tụy nói chung được chia thành 2 loại là u ác tính và u lành tính. U đầu tụy lành tính rất hiếm gặp, phát triển chậm, không di căn và gây nhiều nguy hiểm giống như u ác tính (ung thư). Khối u tuyến tụy thường hay được hiểu là ung thư tụy.

Tuyến tụy và vai trò của nó với cơ thể

Tuyến tụy nằm trong khoang bụng, ở vùng bụng trên bên trái và vị trí của nó là ở phía sau dạ dày. Xung quanh tuyến tụy bao gồm những cơ quan khác như ruột non, lá lách. Tuyến tụy dài khoảng 15 đến 25cm, dài theo chiều ngang bụng và có hình giống như một quả lê phẳng hay một con cá kèo. 
Tuyền tụy trong hệ thống tiêu hóa (Nguồn ảnh mayoclinic.org)Tuyền tụy trong hệ thống tiêu hóa (Nguồn ảnh mayoclinic.org)Phần đầu của tuyến tụy nằm ở điểm nối của dạ dày và ruột non. Chính là nơi mà dạ dày đẩy một lượng thức ăn đã được tiêu hoá vào ruột. Lúc này, tuyến tụy có vai trò giải phóng enzyme tiêu hoá.

Ở một cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, tuyến tụy sẽ làm tốt vai trò của mình đó là hoạt động và sản xuất những chất cần thiết cho cơ thể giúp tiêu hóa các loại thực phẩm đưa vào cơ thể một cách chính xác và đúng thời điểm. 

Chức năng ngoại tiết

Trong cơ quan này có chứa những tuyến ngoại tiết có nhiệm vụ sản xuất các enzyme rất quan trọng trong quá trình tiêu hoá. Trong đó, trypsin và chymotrypsin có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein, amylase có nhiệm vụ hỗ trợ tiêu hóa carbohydrate và lipase rất hữu ích để phân huỷ chất béo. 

Chức năng nội tiết

Tuyến tụy có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì đường huyết bằng cách: 

Khi nồng độ glucose trong máu bị hạ thấp, các tế bào tuyến tụy sẽ có nhiệm vụ tiết ra glucagon để tăng mức đường huyết. Glucagon hoạt động bằng cách kích thích tạo ra glucose và đồng thời phân hủy glycogen thành glucose trong gan. 

Khi nồng độ glucose trong máu tăng cao, các tế bào của tuyến tụy sẽ tiết ra insulin nhằm mục đích làm giảm lượng glucose trong máu. Insulin làm giảm lượng glucose trong máu bằng cách tạo điều kiện cho những tế bào (đặc biệt là những tế bào ở cơ xương) hấp thụ và kích thích việc sử dụng nó để tạo ra protein, chất béo cũng như carbohydrate. 

Tổng quan về u đầu tụy

Video: Ung thư tuyến tụy: Căn bệnh cực nguy hiểm vì tỉ lệ sống sót chỉ còn 5%

U đầu tụy là một căn bệnh vô cũng nguy hiểm, bên cạnh việc gây vàng da tắc mật ra u đầu tụy còn gây ra những biến chứng nguy hiểm khác. Nếu không được xử lý đúng, kịp thời sẽ không hồi phục hệ thần kinh trung ương và gây ra di chứng tâm thần kinh nặng và tàn phế.

U tụy được chia thành 2 loại là u lành tính u ác tính. U lành tính tuyến tụy rất hiếm gặp, phát triển chậm và không di căn trong khi đó ung thư tuyến tụy lại bệnh lý ác tính đặc biệt nguy hiểm, đứng thứ 2 trong các nguyên nhân gây tử vong của ung thư đường tiêu hóa, sau ung thư đại trực tràng.

Ung thư có thể phát triển ở bất kì vị trí nào của tụy, phổ biến nhất là ung thư đầu tụy. Ung thư đuôi tụy ít phổ biến nhất, chỉ chiếm khoảng 5 – 10% ca mắc. Nhìn chung, ung thư tụy dù khởi phát ở bất kì vị trí nào đều cũng rất nguy hiểm.

Tuy nhiên, so với các vị trí khác, ung thư đầu tụy được đánh giá là có các triệu chứng bệnh thường xuất hiện sớm hơn ung thư thân và đuôi tụy, tỷ lệ phẫu thuật cắt bỏ cao hơn và tiên lượng cũng tốt hơn.

Triệu chứng của bệnh u đầu tụy

U đầu tụy chèn ép mật khiến bệnh nhân có một số biểu hiện như:

  • Vàng da, ngứa da
  • Phân bạc màu
  • Tiêu chảy
  • Tiêu phân mỡ
  • Bệnh nhân có cảm giác đau vùng thượng vị, cơn đau có thể lan ra sau lưng khi ung thư xâm lấn đám rối tạng sau phúc mạc
  • Khi khối u xâm lấn chèn ép tá tràng, bệnh nhân sẽ có cảm giác nôn ói, chảy máu tiêu hóa trên...

Nhìn chung, ung thư tuyến tụy rất nguy hiểm, ngay cả ở ung thư giai đoạn sớm. Tiên lượng cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy giai đoạn I chỉ khoảng 12 – 14%, giai đoạn II khoảng 5 – 7%, giai đoạn III khoảng 3% và ở giai đoạn cuối tiên lượng sống sau 5 năm chẩn đoán bệnh chỉ khoảng 1%.

Một số loại u đầu tụy lành tính

U đầu tụyU đầu tụyCác loại u đầu tụy lành tính có thể là:

U tụy bẩm sinh

U tụy bẩm sinh – hay tụy lạc chỗ là những khối u có cấu trúc như truyến tụy do hậu quả của sự rối loạn phát triển của mầm tụy. U nằm ở những vị trí khác nhau trong ổ bụng, thường ở lớp hạ niêm mạc (75%) đường tiêu hóa không có mối liên quan đến giải phẫu với tuyến tụy chính.

Loại u tụy bẩm sinh này nói chung hiếm gặp và không có hại. Nếu có triệu chứng lâm sàng có thể phải can thiệp ngoại khoa, cắt bỏ u nếu được coi là polyp nghi ngờ ác tính hóa.

Tụy nhẫn

Thực chất, tụy nhẫn không thuộc dạng u tụy, tuy nhiên, trên lâm sàng, X - quang, siêu âm và trên bàn mổ trong sự bất thường của đầu tụy tạo nên một vòng (giống như chiếc nhẫn) ôm đoạn II tá tràng, trông như một khối u. Tụy nhẫn có thể là một nhẫn tròn khép kín hoặc không kín, ôm lấy tá tràng gây chít hẹp, gây hội chứng tắc ruột hoặc kèm tắc mật.

Với tụy nhẫn, phương pháp ngoại khoa là phương pháp duy nhất để cứu sống bệnh nhân, cần phẫu thuật tạo lưu thông mới cho tá tràng. Sau mổ cắt ngang tụy nhẫn có thể bị rò tụy, viêm tụy và nang giả tụy cho nên phương pháp thường được lựa chọn là nối tắt qua nhẫn tụy hoặc tá tràng - tá tràng hoặc tá tràng - hỗng tràng bên bên.

U nang tụy

U nang tụy bẩm sinh ít gặp, nguyên nhân do quá trình dãn rộng các nhú tụy kiểu nang (acino-tubular) hoặc các đường ống dẫn dịch tụy.

Ung thư đầu tụy điều trị như thế nào?

Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư tuyến tụy như thế nào phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp có thể được bác sĩ chỉ định là:

  • Phẫu thuật: phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư tụy giai đoạn đầu. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến tụy. Chỉ có khoảng 20% bệnh nhân ung thư tụy đáp ứng được yêu cầu phẫu thuật vì đa số các trường hợp chẩn đoán đều đã ở giai đoạn muộn hay di căn.
  • Hóa trị: sử dụng hóa trị để ngăn chặn ung thư phát triển. Tuy nhiên, ung thư tuyến tụy ít nhạy với hóa chất hơn một số bệnh ung thư khác
  • Xạ trị: sử dụng xạ trị để tiêu diệt tế bào ung thư. Bên cạnh đó thuốc hóa trị có tác dụng tăng độ nhạy của tia xạ.

Sau khi phẫu thuật xong, người bệnh cần được nghỉ ngơi, chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp và đôi khi cần bổ xung thêm các men tiêu hóa hoặc insulin để bù đắp phần thiếu hụt của cơ thể do phần tụy bị cắt bỏ

Hóa trị có thể giúp tiêu diệt hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư tuyến tụy. Ở một số bệnh nhân, hóa trị liệu có thể được đưa ra như một phương pháp điều trị bổ trợ (sau khi cắt bỏ) hoặc điều trị tân bổ trợ (trước khi cắt bỏ). Đôi khi hóa trị sẽ được phối hợp cùng xạ trị hay còn gọi là hóa xạ trị đồng thời.

Sau khi điều trị, người bệnh cần được hẹn thăm khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh quay trở lại. Xét nghiệm chỉ số CA19.9 cùng với việc chụp CT/scan nên được làm định kỳ hoặc khi người bệnh có bất kỳ triệu chứng gì khác.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!