13 biện pháp tự nhiên giúp giảm Triglyceride máu

Triglyceride là một loại lipid trong máu tương tự như cholesterol. Nồng độ triglyceride cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và các bệnh lý tuyến giáp, nhưng đừng quá lo lắng, vì có thể hạ triglyceride máu dưới mức bình thường 150 mg/dL.

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm triglyceride máu, bên cạnh đó các bác sĩ sẽ khuyến nghị một số thay đổi về chế độ ăn uống và lối sống trước khi bắt đầu dùng thuốc. 

Trong nhiều trường hợp, có thể giảm mức triglyceride bằng các phương pháp điều trị tự nhiên này. Tiếp tục theo dõi và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để nâng cao hiệu quả điều trị. 

Thay đổi chế độ ăn uống 

Chế độ ăn uống là một yếu tố chính quyết định nồng độ triglyceride trong máu. Thực phẩm giàu chất béo, đường, tinh bột và chế biến sẵn đều có thể làm tăng triglyceride.  

Mặt khác, tuân thủ một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh có thể giúp hầu hết mọi người giảm nồng độ triglyceride trong máu một cách tự nhiên. Hãy thử thực hiện những thay đổi chế độ ăn uống này để xem liệu chúng có giúp cơ thể kiểm soát triglyceride hay không. 

Tăng cường trái cây và rau quả trong mỗi bữa ăn  

Trái cây và rau quả chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác giúp cơ thể khỏe mạnh. Trái cây và rau quả giúp làm đầy dạ dày mà không làm tăng mức triglyceride trong máu.  

Cố gắng xây dựng chế độ ăn uống với ít nhất 2-4 phần trái cây hoặc rau trong mỗi bữa ăn hoặc có thể ăn nhẹ thêm một số bữa trong ngày.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị cắt giảm lượng trái cây có nhiều đường. Tuy nhiên, không tự ý làm điều này khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ. 

Bổ sung thêm các sản phẩm làm từ lúa mì nguyên cám để có nguồn carbohydrate phức tạp tốt  

Ngũ cốc nguyên hạt và hoa quả. Nguồn ảnh: Harvard University  Carbohydrate đơn giản được chuyển hóa thành đường và có thể làm tăng mức triglyceride. 

Nếu bạn đang bùng bất kỳ sản phẩm nào có bột mì như bánh mì và gạo được làm giàu, hãy chuyển sang các loại ngũ cốc hoặc lúa mì nguyên cám. 

Đường bổ sung cũng là carbohydrate đơn giản, vì vậy hãy giảm lượng thức ăn và đồ uống chứa đường. 

Sử dụng protein từ thịt nạc hoặc thực vật để tránh chất béo bão hòa 

Những nguồn thực phẩm này có ít chất béo bão hòa hơn những nguồn khác, chẳng hạn như thịt đỏ. 

Chất béo bão hoà làm tăng mức triglyceride. Thay vào đó, hãy bổ sung protein từ thịt gia cầm, cá, đậu, đậu nành, các loại hạt và các loại đậu. 

Khi chế biến thịt gia cầm, hãy nhớ loại bỏ da trước khi ăn vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa.

Có thể ăn một ít thịt đỏ, nhưng không được ăn quá 3 khẩu phần mỗi tuần.  

Bổ sung omega 3 

Thay thế thực phẩm béo bằng những thực phẩm giàu omega 3 hoặc chất béo “tốt”. Chất béo bão hòa có thể làm tăng cân nặng, huyết áp và nồng độ triglyceride.  

Cố gắng giảm thiểu các nguồn chất béo bão hòa như bơ, bơ thực vật, thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn. Thay vào đó, hãy thay thế chúng bằng các nguồn chất béo lành mạnh. 

Các nguồn cung cấp axit béo omega 3 và các chất béo lành mạnh khác là cá và động vật có vỏ, quả hạch, hạt, dầu đậu nành và các sản phẩm từ sữa. 

Ngay cả khi sử dụng tất cả chất béo đến từ các nguồn lành mạnh, thì chất béo không nên chiếm trên 30% lượng calo hàng ngày. Trong chế độ ăn 2.000 calo, lượng chất béo không bão hoà là khoảng 600 calo. 

Tiêu thụ 25-30 g chất xơ mỗi ngày

Bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ. Nguồn ảnh: Onlymyhealth  Chất xơ giúp giảm nồng độ triglyceride. Hãy cố gắng bổ sung ít nhất 25-30g chất xơ mỗi ngày để đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. 

Các nguồn chất xơ tốt bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, đậu, các loại hạt và trái cây. 

Bạn cũng có thể nhận được nhiều chất xơ hơn từ các chế phẩm bổ sung, nhưng các bác sĩ khuyến nghị nên ưu tiên bổ sung chất xơ càng nhiều càng tốt từ chế độ ăn uống hàng ngày. 

Hạn chế lượng tinh bột xuống còn 2-4 phần ăn mỗi bữa. Nếu ăn quá nhiều, lượng tinh bột dư thừa có thể được chuyển hóa thành triglyceride. 

Cắt giảm 2-4 khẩu phần tinh bột mỗi bữa để tránh làm tăng nồng độ triglyceride trong máu. Thực phẩm giàu tinh bột bao gồm bánh mì, khoai tây, mì sợi, gạo và mì. 

Cắt giảm càng nhiều đường càng tốt 

Thực phẩm có đường cũng có thể làm tăng triglyceride. Cố gắng hạn chế  dùng đồ tráng miệng, nước ngọt và đồ uống có đường khác trong chế độ ăn uống. Ngoài ra, nếu bạn muốn tiêu thụ đồ ngọt, hãy tìm những loại thực phẩm không đường hoặc đường ăn kiêng. 

Tập thói quen kiểm tra thành phần dinh dưỡng để biết thêm lượng đường trên tất cả sản phẩm. Bạn có thể ngạc nhiên về một số loại thực phẩm chứa hàm lượng đường quá cao. 

Đường bổ sung khác với đường tự nhiên, giống như đường trong trái cây. Nói chung, không cần phải giảm lượng đường tự nhiên, nhưng trong một số tình trạng bệnh, bác sĩ có thể yêu cầu cắt giảm lượng trái cây tiêu thụ. 

Các biện pháp xây dựng lối sống lành mạnh 

Trong khi chế độ ăn uống là yếu tố chính quyết định mức triglyceride, một vài thay đổi lối sống cũng có thể giúp ích.  

Nói chung, duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, tập thể dục thường xuyên, tránh rượu và thuốc lá sẽ ngăn nồng độ triglyceride tăng lên. Kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống, những lời khuyên này sẽ giúp giảm lượng triglyceride đáng kể.

Tập thể dục 30 phút mỗi ngày 

Tập thể dục 30p mỗi ngày. Nguồn ảnh: Pinterest  

Tập thể dục giúp giảm nồng độ triglyceride và có thể tăng mức HDL cholesterol “tốt”. Cố gắng tập thể dục 30 phút ít nhất 5 ngày mỗi tuần để có kết quả tốt nhất. 

Các bài tập thể dục nhịp điệu như chạy, đi bộ, đi xe đạp hoặc bơi lội là tốt nhất giúp giảm lượng triglyceride.  

Cố gắng vận động nhiều hơn trong khi thực hiện các công việc hàng ngày. Ví dụ, bạn có thể đi cầu thang bộ thay vì thang máy. 

Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh  

Có bằng chứng nghiên cứu cho thấy, chỉ cần giảm vài cân cũng có thể làm giảm đáng kể lượng triglyceride.

Nếu thừa cân, bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm ra cân nặng lý tưởng cho bản thân. Sau đó, thiết kế một chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục đều đặn để đạt và duy trì cân nặng đó. 

Tin tốt là tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục để giảm lượng triglyceride cũng sẽ giúp bạn giảm cân. 

Tránh các bài tập hoặc chế độ ăn kiêng khắc nghiệt. Điều này có thể nguy hiểm và thường lấy lại cân nặng sau khi quay trở lại chế độ ăn uống bình thường.  

Sử dụng rượu điều độ 

Uống quá nhiều rượu có thể gây tăng cân và làm tăng lượng triglyceride. Hãy duy trì lượng rượu tiêu thụ trung bình 1-2 ly mỗi ngày và không lạm dụng nó. 

Nếu nồng độ triglyceride trong máu cao hoặc cần giảm nhiều cân, có thể bạn sẽ phải cắt bỏ hoàn toàn rượu. Hãy nói chuyện với bác sĩ để được hướng dẫn. 

Bỏ thuốc lá 

Hút thuốc là nguy hiểm cho sức khỏe tổng thể. Nó có thể làm tăng huyết áp, tăng cân, tất cả đều làm tăng lượng triglyceride. Tốt nhất nên bỏ thuốc càng sớm càng tốt hoặc tránh sử dụng chúng. 

Các loại thảo mộc và chất bổ sung 

Các chất bổ sung và thảo mộc không có nhiều hiệu quả trong việc điều trị chất béo trung tính cao. Ăn kiêng và các thay đổi lối sống khác có tỷ lệ thành công cao hơn nhiều và thuốc điều trị là lựa chọn tiếp theo.  

Tuy nhiên, một số chất bổ sung có thể hiệu quả nếu bạn muốn thử thứ gì đó khác trước khi dùng thuốc. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các chất bổ sung, vì chúng có thể tương tác với một số loại thuốc. 

Tăng cường omega 3 với các chất bổ sung từ dầu cá. 

Tăng cường omega 3 từ dầu cá. Nguồn ảnh: universityhealthnews.com  

Các nghiên cứu cho thấy liều lượng omega 3 cao có thể làm giảm lượng triglyceride. Bổ sung dầu cá là cách phổ biến nhất để tăng cường omega 3, vì vậy hãy thử dùng các chất bổ sung này và theo dõi hiệu quả của chúng. 

Liều lượng dầu cá thông thường dao động từ 150-1.000 mg, vì vậy hãy tuân thủ hướng dẫn về liều lượng trước khi dùng. 

Dầu cá có thể tương tác với thuốc chống đông, do đó hãy trao đổi với bác sĩ trước khi thử các chất bổ sung nếu bạn đang dùng thuốc. 

Đối với người ăn chay, có thể nhận được omega 3 từ các chất bổ sung khác nhau như tảo hoặc dầu hạt lanh.  

Bổ sung vitamin B  

Bổ sung vitamin B. Nguồn ảnh: Healthline  

Vitamin B, đặc biệt là B6, 9 và 12 có một số hiệu quả trong việc giảm lượng triglyceride. Hãy thử bổ sung vitamin B và theo dõi thuốc có hiệu quả trong việc kiểm soát triglyceride trong máu hay không. 

Liều lượng vitamin B là: 1,2-1,4 mg vitamin B6, 200 mcg B9 và 1,5 mcg B12 mỗi ngày. 

Cơ thể có thể nhận đủ vitamin B từ việc bổ sung các vitamin tổng hợp hàng ngày hoặc bác sĩ sẽ kê đơn một loại vitamin B hoặc axit folic chuyên biệt.

Hãy thử bổ sung chiết xuất trà xanh

Chưa có nghiên cứu rõ ràng, nhưng chiết xuất trà xanh có thể làm giảm triglyceride và cholesterol LDL trong máu. 

Không có liều lượng khuyến nghị cho các chất bổ sung trà xanh và liều lượng hàng ngày dao động từ 150-2.500 mg. Tốt nhất là làm theo hướng dẫn về liều lượng trong hướng dẫn sử dụng của sản phẩm. 

Các chất bổ sung trà xanh có thể tương tác với các thuốc chống đông như warfarin, vì vậy đừng dùng chúng khi đang dùng thuốc chống đông. 

Những điều cần lưu ý

Các phương pháp điều trị tự nhiên thường là bước đầu tiên để giảm lượng triglyceride. Thực hiện theo một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống thường hiệu quả với hầu hết mọi người và hạn chế việc dùng thuốc.  

Nếu bạn đã thực hiện những thay đổi cần thiết mà nồng độ triglyceride không giảm, thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị. Tuân thủ đúng và dùng bất kỳ loại thuốc nào theo hướng dẫn của bác sĩ.  

Với nồng độ triglyceride thấp hơn, giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác. 

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ Nguy cơ gan nhiễm mỡ Nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp Nguy cơ mắc máu nhiễm mỡ cho trẻ sơ sinh
Xem thêm
Chất xơ và vitamin Dầu cá Các loại thịt trắng
Xem thêm
Omega-3 được biết đến như một dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Không chỉ giúp hỗ trợ tăng cường trí tuệ, thúc đẩy sự phát triển não bộ và thị giác mà còn có tác dụng giúp giảm mỡ máu, tốt cho người bị bệnh tim mạch. Hiện nay trên thị trường có 2 loại cấu trúc Omega-3 phổ biến là dạng Triglycerid và dạng Ethyl Ester. Nhìn chung thì cả 2 dạng đều có chứa acid béo Omega 3 nhưng nguồn gốc và chất lượng khác nhau.
Xem thêm
Dẫn xuất Fibrates (fenofibrates, gemfibrozil) Niacin Acid béo Omega 3
Xem thêm
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học Vận động nhẹ nhàng đều đặn Tránh xa thói quen xấu Thăm khám sức khỏe định kỳ
Xem thêm
Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh Lối sống khoa học và luyện tập thường xuyên Tầm soát chỉ số triglyceride định kỳ
Xem thêm
Omega 3 dạng Triglycerid có khả năng hấp thu và chuyển hóa tốt hơn Để phân giải phân tử Omega-3 thì cần phải có enzyme Lipase do tụy tiết ra. Trên thực tế, Omega-3 dạng Ethyl Ester thường sẽ thủy phân chậm hơn đến 50 lần so với dạng Triglycerid dưới tác dụng của enzyme lipase. Không những vậy, sản phẩm phụ tạo ra trong quá trình thủy phân Omega 3 dạng Ethyl Ester là ethanol, chúng có thể gây hại cho cơ thể.
Xem thêm
Để biết chỉ số máu Triglyceride trong cơ thể bạn đang ở mức cao hay thấp, cách tốt nhất là bạn cần tiến hành xét nghiệm tại những cơ sở y tế uy tín. Chỉ số mỡ máu Triglyceride có liên quan mật thiết đến bệnh mỡ máu. Do đó, để xác định có bị mỡ máu hay không bạn cần tiến hành các xét nghiệm sau: Xét nghiệm tăng Cholesterol toàn phần: Thông thường nồng độ cholesterol trong cơ thể sẽ ở mức 4 - 5 mmol/l. Nếu lớn hơn mức tiêu chuẩn này đồng nghĩa với việc bạn đã bị mỡ máu cao. Xét nghiệm Triglycerid toàn phần: Chỉ số mỡ máu Triglycerid toàn phần ở mức bình thường sẽ có giá trị nhỏ hơn 2,3 mmol/l. Nếu lớn hơn mức này được gọi là mỡ máu cao.
Xem thêm
Vì được vận chuyển qua hệ thống mạch máu cùng với máu, với cấu trúc lòng mạch máu không quá rộng, đồng thời các cơ quan cũng không cần quá nhiều chất béo này, nên triglycerides được giới hạn ở ngưỡng < 2,2 mmol/L. Vượt qua ngưỡng này sẽ là triglyceride cao. Khi chỉ số này tăng cao sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình truyền máu của cơ thể và một khi quá trình truyền máu có vấn đề sẽ tác động đến hoạt động của các cơ quan. Còn về vấn đề triglyceride thấp, như nhìn vào chỉ số trên, chúng ta chắc hẳn cũng sẽ biết sẽ không có một ảnh hưởng gì quá xấu đến sức khỏe.
Xem thêm
Triglyceride máu tăng cao gây cản trở quá trình vận chuyển máu, làm ảnh hưởng xấu đến nhiều tế bào và cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là những cơ quan quan trọng như tim, não,… Hơn thế, đối với phụ nữ mang thai là trường hợp quan tâm đặc biệt, nếu tăng triglyceride không được kiểm soát tốt không chỉ ảnh hưởng đến mẹ mà còn có thể gây ra những nguy hiểm cho thai nhi.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Triglyceride
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!