Viêm lợi: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Viêm lợi là một loại bệnh nha chu không phá hủy, nhưng viêm lợi không được điều trị có thể tiến triển thành viêm nha chu – một bệnh lý nghiêm trọng hơn và cuối cùng có thể dẫn đến mất răng. Viêm lợi thường xảy ra do mảng bám tích tụ trên răng.

Video Bệnh viêm lợi và cách điều trị dứt điểm

Các dấu hiệu của viêm lợi bao gồm lợi sưng nề, đỏ, dễ chảy máu khi người bệnh đánh răng. Viêm lợi thường khỏi khi vệ sinh răng miệng tốt, chẳng hạn như đánh răng kĩ, thường xuyên hơn và dùng chỉ nha khoa. Ngoài ra, nước súc miệng sát khuẩn có thể giúp ích.

Trong những trường hợp viêm lợi mới giai đoạn đầu khi các triệu chứng còn nhẹ thì bệnh nhân thậm chí có thể không biết mình mắc bệnh. Tuy nhiên, tình trạng viêm lợi cần được chẩn đoán và điều trị ngay lập tức. 

Phân loại viêm lợi

Có 2 loại viêm lợi chính:

  • Viêm lợi do mảng bám răng: Nguyên nhân là do mảng bám răng gây ra. 
  • Viêm lợi không do mảng bám: Nguyên nhân gây bệnh có thể do một loại vi khuẩn, vi rút hoặc nấm cụ thể gây ra. Nó cũng có thể do các yếu tố di truyền, tình trạng toàn thân (bao gồm cả phản ứng dị ứng và một số bệnh nhất định), vết thương hoặc phản ứng với các vật thể lạ chẳng hạn như răng giả, thuốc men. Đôi khi, không có nguyên nhân cụ thể. 

Nguyên nhân gây viêm lợi

Các mảng bám có vi khuẩn sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch gây viêm lợi và cuối cùng có thể dẫn đến sự phá hủy mô xung quanh. (nguồn: waverleyoaksdental.com)Các mảng bám có vi khuẩn sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch gây viêm lợi và cuối cùng có thể dẫn đến sự phá hủy mô xung quanh. (nguồn: waverleyoaksdental.com)

Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm lợi là sự tích tụ của mảng bám răng có chứa vi khuẩn trên bề mặt răng. Các mảng bám có vi khuẩn sẽ kích hoạt phản ứng miễn dịch, cuối cùng có thể dẫn đến sự phá hủy mô xung quanh với nhiều các biến chứng khác, bao gồm cả việc mất răng.

Mảng bám răng là một màng sinh học tích tụ tự nhiên trên răng - được hình thành do protein trong nước bọt, thức ăn và vi khuẩn khu trú đang cố gắng bám vào bề mặt nhẵn của răng. Những vi khuẩn này có thể giúp bảo vệ miệng khỏi sự xâm chiếm của các vi sinh vật có hại, nhưng chúng cũng tạo ra axit gây sâu răng và các bệnh về nha chu như viêm lợi, viêm nha chu mãn tính.

Khi mảng bám không được loại bỏ thì có thể cứng lại thành vôi răng (cao răng) - có màu vàng, nâu hoặc đen. Cao răng chỉ có thể được lấy bỏ bởi nha sĩ. Mảng bám và cao răng cuối cùng gây kích ứng lợi, gây viêm phần lợi bao quanh răng, khiến lợi sưng, đỏ và bị chảy máu. 

Các nguyên nhân khác và yếu tố nguy cơ của viêm lợi

  • Thay đổi nội tiết tố: Viêm lợi có thể xảy ra ở tuổi dậy thì, mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt và mang thai. Do sự thay đổi nội tiết nên lợi có thể trở nên nhạy cảm hơn, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Một số bệnh lý: Ung thư, tiểu đườngHIV có liên quan đến nguy cơ cao bị viêm lợi.
  • Thuốc: Sức khỏe răng miệng có thể bị ảnh hưởng bởi một số loại thuốc, đặc biệt nếu khiến lưu lượng nước bọt giảm. Dilantin, thuốc chống co giật và một số thuốc chống đau thắt ngực có thể gây ra phì đại lợi.
  • Hút thuốc: Những người hút thuốc thường xuyên thường bị viêm lợi hơn so với những người không hút thuốc.
  • Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh viêm lợi tăng dần theo tuổi tác.
  • Chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng: Ví dụ, thiếu hụt vitamin C có liên quan đến viêm lợi.
  • Tiền sử gia đình: Những người có cha hoặc mẹ từng bị viêm lợi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Điều này được cho là do loại vi khuẩn mà chúng ta thu nhận trong thời kỳ đầu đời. 

Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm lợi

Trong trường hợp nhẹ của viêm lợi, có thể không có khó chịu hoặc các triệu chứng không gây chú ý. Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm lợi có thể bao gồm:

  • Lợi sưng, có màu đỏ tươi hoặc tím
  • Lợi mềm có thể gây đau khi chạm vào
  • Chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa
  • Hôi miệng hoặc hơi thở có mùi
  • Tụt lợi
  • Lợi phì đại
  • Lợi mất độ đàn hồi

Chẩn đoán viêm lợi

Nha sĩ thăm dò nha chu bằng cách sử dụng một khí cụ để đo độ sâu túi lợi xung quanh răng.  (nguồn: researchgate.net)

Nha sĩ thăm dò nha chu bằng cách sử dụng một khí cụ để đo độ sâu túi lợi xung quanh răng.(nguồn: researchgate.net)

Nha sĩ sẽ kiểm tra các dấu hiệu và triệu chứng, chẳng hạn như mảng bám và cao răng có mặt trong khoang miệng của bạn. Kiểm tra các dấu hiệu của bệnh viêm nha chu cũng có thể được khuyến nghị. Bênh nhân có thể cần được chụp X-quang hoặc thăm dò nha chu bằng cách sử dụng một khí cụ để đo độ sâu túi lợi xung quanh răng. 

Điều trị viêm lợi

Nếu chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời và đúng cách thì bệnh viêm lợi có thể được đảo ngược thành công. Người tiến hành điều trị viêm lợi là nha sĩ bằng các quy trình tại phòng khám và các quy trình theo dõi do bệnh nhân thực hiện tại nhà.

Lấy sạch cao răng và mảng bám răng

Mảng bám và cao răng phải được loại bỏ. Quy trình này gọi là lấy cao răng và có thể gây khó chịu cho bệnh nhân, đặc biệt nếu cao răng tích tụ nhiều hoặc lợi rất nhạy cảm.

Nha sĩ sẽ giải thích tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng, cách chải răng và dùng chỉ nha khoa hiệu quả. Các cuộc hẹn tái khám có thể được khuyến nghị, với việc vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn tại phòng khám nếu cần.

Bất kì răng nào có bệnh lý cũng cần được điều trị, và điều này góp phần vào việc vệ sinh răng miệng chung. Một số vấn đề về răng miệng - như răng khấp khểnh, mão hoặc cầu răng không phù hợp - có thể khiến việc loại bỏ mảng bám và cao răng trở nên khó khăn hơn. Chúng cũng có thể gây kích ứng lợi.

Chăm sóc tại nhà: Mọi người được khuyên nên:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần 1 ngày.
  • Sử dụng bàn chải đánh răng điện
  • Dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần 1 ngày
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước súc miệng sát trùng

Nha sĩ có thể giới thiệu loại bàn chải và nước súc miệng phù hợp cho bạn. 

Các biến chứng của viêm lợi

Điều trị viêm lợi và làm theo hướng dẫn của nha sĩ thường có thể ngăn ngừa các biến chứng. Tuy nhiên, nếu không điều trị, bệnh viêm lợi có thể lây lan và ảnh hưởng đến răng và tổ chức quanh răng như lợi, xương ổ răng.

Các biến chứng bao gồm:

  • Áp xe hoặc nhiễm trùng ở lợi hoặc xương hàm
  • Viêm nha chu, một tình trạng nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tiêu xương và mất răng
  • Viêm lợi tái phát.
  • Viêm lợi hoại tử

Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa các bệnh về lợi (như viêm nha chu) với việc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch (như đau tim hoặc đột quỵ) và phổi.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Viêm lợi là bệnh có thể mắc ở mọi độ tuổi. Phương pháp điều trị bệnh đa dạng, phụ thuộc vào tình trạng bệnh và độ tuổi của người bệnh.
Xem thêm
Cách chữa viêm lợi cho bà bầu thường chủ yếu là: Lấy cao răng, Dùng nước súc miệng, Súc miệng bằng nước muối...
Xem thêm
Sử dụng nước muối, nước cốt chanh, lô hội, Dầu quế hoặc dầu đinh hương....
Xem thêm
Trẻ sơ sinh là đối tượng rất dễ mắc các bệnh về răng miệng, trong đó phổ biến là viêm lợi. Trẻ bị sưng lợi có mủ, sốt, hay nhiệt miệng là các dấu hiệu nhận biết cho tình trạng này.
Xem thêm
Cách chữa viêm lợi bằng nước muối; Lá lốt; Tinh dầu tràm tràm; Cây nha đam....
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Viêm lợi
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!