Viêm lợi ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và điều trị

Viêm lợi, dạng nhẹ nhất của bệnh nha chu, là tình trạng lợi bị viêm nhiễm mà không làm tụt lợi hay tiêu xương. Trẻ em và thanh thiếu niên thường được chẩn đoán là bị viêm lợi, đặc biệt là ở tuổi dậy thì. Viêm lợi ảnh hưởng đến khoảng 73% trẻ em từ 6 - 11 tuổi.

Video Phòng ngừa viêm nướu răng ở trẻ em

Viêm lợi là phản ứng của cơ thể với vi khuẩn sống ở rìa lợi, trong khoảng trống giữa các răng và mô lợi xung quanh (gọi là túi lợi). Viêm lợi có thể hồi phục, có nghĩa là các cấu trúc nâng đỡ của răng không bị hư hại vĩnh viễn.

Trẻ em dễ bị viêm lợi hơn viêm nha chu. Viêm nha chu (viêm quanh răng) là một nghiêm trọng làm tổn thương vĩnh viễn lợi và các cấu trúc nâng đỡ của răng. 

Viêm lợi liên quan đến tuổi dậy thì 

Viêm lợi ở tuổi dậy thì là do thay đổi nội tiết tố, tương tự như thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thời kỳ mang thai.   (nguồn: bbc.com)

Viêm lợi ở tuổi dậy thì là do thay đổi nội tiết tố, tương tự như thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thời kỳ mang thai. (nguồn: bbc.com)

Trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ còn răng sữa ít bị viêm lợi hơn do ít tích tụ mảng bám hơn so với người lớn. Tuy nhiên, khả năng mắc bệnh viêm lợi sẽ tăng lên theo độ tuổi, bắt đầu từ khoảng 5 tuổi. Một khi thanh thiếu niên đến tuổi dậy thì (từ 10 - 16 tuổi), tỷ lệ mắc bệnh viêm lợi là gần 100%. Nguy cơ này giảm nhẹ và không đổi khi trẻ đến tuổi trưởng thành.

Viêm lợi ở tuổi dậy thì là do thay đổi nội tiết tố, tương tự như thay đổi nội tiết tố xảy ra trong thời kỳ mang thai. Trẻ em gái có nguy cơ mắc bệnh viêm lợi cao nhất vào khoảng tuổi 10. Trẻ em trai có nhiều khả năng mắc bệnh viêm lợi hơn vào khoảng 13 tuổi. 

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm lợi

Trong giai đoạn đầu đời, trẻ cần hết sức lưu ý đến việc vệ sinh răng miệng để phòng tránh bệnh viêm lợi ở tuổi dậy thì. Nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến viêm lợi có thể ngăn ngừa được bằng cách thay đổi lối sống.

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến viêm lợi ở trẻ em và thanh thiếu niên bao gồm:

Vệ sinh răng miệng kém

Việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa không cẩn thận có thể dẫn đến viêm lợi. 

Các nha sĩ khuyên bạn nên đánh răng và dùng chỉ nha khoa 2 lần mỗi ngày để giúp ngăn ngừa bệnh về lợi, sâu răng và các bệnh răng miệng khác. Thở bằng miệng làm khô răng và lợi, theo thời gian có thể dẫn đến các bệnh về lợi.

Tích tụ mảng bám

Viêm lợi hình thành do sự tích tụ lâu ngày của các mảng bám - đây là một lớp màng dính chứa vi khuẩn, có khả năng gây sâu răng. Lợi có thể bị kích ứng và viêm nếu mảng bám không được loại bỏ.

Thay đổi nội tiết tố

Tuổi dậy thì và kinh nguyệt có thể gây viêm và nhạy cảm lợi. Ngoài ra, nếu phụ nữ bị viêm lợi khi đang mang thai, bệnh có thể truyền sang con.

Sử dụng thuốc lá

Thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm lợi. Thanh thiếu niên hút hoặc nhai thuốc lá có nguy cơ mắc viêm lợi cao hơn gấp 7 lần so với những người không hút thuốc. Những người chưa bao giờ hút thuốc lá có nguy cơ mắc viêm lợi thấp nhất.

Căng thẳng

Căng thẳng liên tục làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tăng tình trạng viêm. Mức độ căng thẳng cao kết hợp với vệ sinh răng miệng kém có thể dẫn đến viêm lợi theo thời gian.

Dinh dưỡng kém

Chế độ dinh dưỡng kém khiến cơ thể khó chống lại các bệnh nhiễm trùng, điều này khiến trẻ có nguy cơ mắc các viêm lợi cao hơn.

Việc tích tụ mảng bám răng cũng dễ xảy ra hơn, đặc biệt nếu trẻ thường xuyên ăn thức ăn và đồ uống có đường. 

Các triệu chứng của viêm lợi

Lợi sưng, đỏ, chảy máu lợi khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa là dấu hiệu điển hình của viêm lợi.   (nguồn: healthjade.net)

Lợi sưng, đỏ, chảy máu lợi khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa là dấu hiệu điển hình của viêm lợi.(nguồn: healthjade.net)

Các triệu chứng của viêm lợi ở trẻ em và thanh thiếu niên bao gồm:

  • Chảy máu lợi khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, khi thăm khám
  • Lợi sưng 
  • Lợi đỏ tươi hoặc thẫm màu
  • Lợi mềm, hoặc bong ra khỏi răng
  • Tụt lợi, là khi chân răng bị lộ ra ngoài, khiến chúng trông dài hơn
  • Hôi miệng vẫn còn sau khi đánh răng 

Phòng ngừa và điều trị viêm lợi

Trẻ em và thanh thiếu niên nên chải răng ít nhất 2 lần một ngày bằng kem đánh răng có fluor và dùng chỉ nha khoa trước khi ngủ. (nguồn: aquafresh.com)Trẻ em và thanh thiếu niên nên chải răng ít nhất 2 lần một ngày bằng kem đánh răng có fluor và dùng chỉ nha khoa trước khi ngủ. (nguồn: aquafresh.com)

Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm lợi ở trẻ em là hình thành thói quen đánh răng và dùng chỉ nha khoa ngay từ sớm. Trẻ em và thanh thiếu niên nên chải răng ít nhất 2 lần một ngày bằng kem đánh răng có fluor và dùng chỉ nha khoa trước khi ngủ. Đến gặp nha sĩ 6 tháng một lần để khám răng miệng và làm sạch cao răng mảng bám.

Viêm lợi là một bệnh có thể chữa khỏi. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh sẽ dai dẳng đến tuổi trưởng thành. Viêm lợi không được điều trị có thể chuyển thành viêm nha chu. Thật không may, phẫu thuật là cách duy nhất để điều trị viêm nha chu tích cực. Điều này là do bệnh làm tổn thương nghiêm trọng đến răng, lợi và các xương ổ răng xung quanh. Nếu không phẫu thuật, mất răng có thể xảy ra.

Ngoài việc thực hành vệ sinh răng miệng tốt tại nhà, các mảng bám và cao răng ở những vị trí khó tiếp cận phải được loại bỏ 2 lần một năm trong quá trình làm sạch răng định kỳ. Trong các cuộc hẹn này, nha sĩ sẽ khám răng miệng và làm sạch răng của trẻ bằng những dụng cụ chuyên biệt.

Nếu tình trạng viêm lợi của trẻ không kéo dài thì không cần điều trị gì thêm cần thiết. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển thành bệnh nha chu ở trẻ em, các phương pháp điều trị hoặc phẫu thuật xâm lấn hơn sẽ là cần thiết. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!