Tổn thương mắt do Basedow: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Bệnh Basedow là bệnh tự miễn khiến tuyến giáp sản xuất hormone nhiều hơn mức bình thường và gây ra tình trạng cường giáp.

Video Run tay, mắt lồi do bị basedow, nên điều trị như thế nào?

Ngoài các triệu chứng thường gặp của bệnh Basedow như nhịp tim không đều, gầy sút cân và tuyến giáp to (bướu cổ).

Đôi khi, hệ thống miễn dịch tấn công cả mô và cơ xung quanh mắt gây nên bệnh mắt tuyến giáp hay còn gọi là bệnh mắt Basedow. Tình trạng này khiến mắt có cảm giác cộm, khô và kích ứng, có thể làm cho mắt bạn có vẻ như bị lồi ra ngoài.

Bệnh gặp ở khoảng 25% đến 50% những người mắc bệnh Basedow. Tuy nhiên nó bệnh cũng có thể gặp ở những người không mắc bệnh Basedow. 

Hãy cùng đọc tiếp và tìm hiểu thêm về bệnh mắt Basedow, cách điều trị và những gì bạn có thể làm để giảm triệu chứng của bệnh. 

Triệu chứng bệnh mắt Basedow là gì?

Hầu hết, tổn thương thường xuất hiện cả hai mắt. Khoảng 15% trường hợp chỉ có một bên mắt.

Các triệu chứng của bệnh có thể bao gồm:

  • Mắt khô, cộm, kích ứng
  • Tăng nhãn áp và đau
  • Đỏ và viêm
  • Co mi mắt
  • Lồi mắt, nhạy cảm ánh sáng
  • Nhìn đôi

Trong những trường hợp nặng, bạn có thể khó cử động hoặc nhắm mắt, loét giác mạc và chèn ép dây thần kinh thị giác và có thể dẫn đến mất thị lực, nhưng trường hợp này rất hiếm. 

Các triệu chứng mắt thường bắt đầu cùng lúc với các triệu chứng khác của bệnh Basedow, tuy nhiên ở một số người nó lại là biểu hiện sớm nhất. Hiếm khi thấy tổn thương mắt xuất hiện muộn sau khi điều trị bệnh Basedow. Thực tế lâm sàng cũng có thể bị bệnh mắt Basedow mà không bị cường giáp.  

Nguyên nhân gây bệnh mắt Basedow là gì?

Nguyên nhân chính xác của bệnh thì chưa rõ, nhưng nó có thể là sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường.

Tình trạng viêm quanh mắt gây ra bởi phản ứng tự miễn, khiến phù nề xung quanh mắt và co mi mắt.

Bệnh mắt Basedow thường xảy ra cùng với cường giáp, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Nó có thể xảy ra khi tuyến giáp hoạt động bình thường. 

Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Ảnh hưởng của di truyền
  • Hút thuốc
  • Điều trị iốt ở giai đoạn cường giáp

Bạn có thể mắc bệnh Basedow ở mọi lứa tuổi, nhưng hầu hết trong khoảng từ 30 đến 60 tuổi. Bệnh gặp ở khoảng 3% nữ giới và 0,5% nam giới.

Chẩn đoán bệnh mắt Basedow như thế nào?

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh Basedow, bác sĩ có thể kiểm tra mắt để phát hiện thêm tổn thương.

Còn nếu bạn chưa từng được chẩn đoán bệnh Basedow, bác sĩ có thể chẩn đoán bằng cách nhìn kỹ vào mắt bạn và vùng cổ để đánh giá xem tuyến giáp có to không. 

Sau đó, đo nồng độ hormone kích thích tuyến giáp (TSH). TSH là một loại hormone được sản xuất trong tuyến yên, có vai trò kích thích tuyến giáp sản xuất hormone. Nếu bạn mắc bệnh Basedow, nồng độ TSH sẽ thấp, nhưng nồng độ hormone tuyến giáp lại cao. 

Xét nghiệm máu cũng có thể giúp phát hiện tìm kháng thể Graves. Xét nghiệm này không bắt buộc để chẩn đoán nhưng nếu kết quả âm tính, bác sĩ có thể đặc ra các chẩn đoán khác. 

Các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp CT hoặc MRI có thể cung cấp cái nhìn chi tiết về tuyến giáp. 


Biểu hiện lồi mắt trong bệnh mắt Basedow: Nguồn ảnh: homeopathicassociates.comBiểu hiện lồi mắt trong bệnh mắt Basedow: Nguồn ảnh: homeopathicassociates.com

 

Dựa trên nguyên lý, cơ thể không thể sản xuất hormone tuyến giáp nếu không có iốt, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm hấp thu iốt phóng xạ. Đối với xét nghiệm này, bạn sẽ uống một ít iốt phóng xạ và để tuyến giáp hấp thụ. Sau đó, một loại máy quét đặc biệt có thể giúp đánh giá mức độ hấp thu iốt của tuyến giáp.

Ở 20% những người bị cường giáp, các triệu chứng về mắt sẽ xuất hiện đầu tiên 

Điều trị bệnh mắt Basedow như thế nào?

Bên cạnh các biện pháp điều trị bệnh Basedow nhằm duy trì nồng độ hormone trong giới hạn bình thường thì các trường hợp có tổn thương mắt đòi hỏi phương pháp điều trị riêng, vì điều trị bệnh Basedow không phải lúc nào cũng giúp giảm được các triệu chứng về mắt.

Ở giai đoạn viêm hoạt động, các triệu chứng thường xuất hiện nặng hơn và có thể kéo dài đến sáu tháng hoặc lâu hơn. Sau đó, có một giai đoạn không hoạt động, các triệu chứng ổn định hoặc bắt đầu cải thiện. 

Có một số biện pháp bạn có thể tự làm để giảm bớt các triệu chứng, chẳng hạn như:

  • Thuốc nhỏ mắt để bôi trơn, giảm khô và kích ứng mắt. Sử dụng thuốc nhỏ mắt không chứa chất chống đỏ mắt hoặc chất bảo quản. sử dụng gel bôi trơn cũng có tác dụng tốt trước khi đi ngủ nếu mắt nhắm không kín. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn sản phẩm nào phù hợp và không gây kích ứng mắt thêm.

Thuốc nhỏ mắt giúp giảm khô và kích ứng mắt. Nguồn ảnh: wise-geek.com

  • Chườm mát để giảm kích ứng tạm thời, đặc biệt ngay trước khi bạn đi ngủ hoặc khi bạn mới thức dậy vào buổi sáng.
  • Kính râm giúp chống nhạy cảm với ánh sáng. Kính cũng có thể bảo vệ mắt bạn khỏi gió hoặc nhiệt độ. Trường hợp, bạn ở ngoài trời, loại kính wraparound có thể hiệu quả hơn.

Bạn có thể kiểm tra mắt và cắt kính tại các cơ sở y tế để điều chỉnh tật nhìn đôi. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều có hiệu quả.

  • Ngủ gối cao đầu để giảm sưng và giảm áp lực cho mắt.
  • Corticosteroid như hydrocortisone hoặc prednisone có thể giúp giảm phù nề. Tham khảo ý kiến bác sĩ xem bạn có nên sử dụng corticosteroid hay không.
  • Không hút thuốc, vì hút thuốc có thể làm cho triệu chứng nặng hơn. Nếu bạn hút thuốc, hãy hỏi bác sĩ về các phương pháp cai thuốc lá. Bạn cũng nên cố gắng tránh khói, bụi và những thứ khác có thể gây kích ứng mắt.

Hãy tái khám nếu các biện pháp đều không hiệu quả và bạn tiếp tục bị song thị, giảm thị lực hoặc các vấn đề khác. Có một số can thiệp phẫu thuật có thể hỗ trợ điều trị, bao gồm: 

  • Phẫu thuật giải áp ổ mắt nhằm loại bỏ một phần xương hốc mắt để tạo không gian cho nhãn cầu.
  • Phẫu thuật cắt mi mắt để mi mắt trở lại vị trí tự nhiên hơn.
  • Phẫu thuật cơ mắt với mục tiêu cắt, nối lại các cơ bị co kéo do sẹo hóa để điều chỉnh tật song thị. 

Các kĩ thuật này có thể giúp cải thiện thị lực hoặc hình dạng của đôi mắt. 

Hiếm khi, liệu pháp tia xạ được sử dụng để giảm sưng trên các cơ và mô xung quanh mắt. Liệu pháp này sẽ kéo dài một vài ngày

Nếu các triệu chứng về mắt không liên quan đến bệnh Basedow, các phương pháp điều trị khác có thể phù hợp hơn. 

Tổng kết

Không có phương pháp để ngăn ngừa hoàn toàn bệnh Basedow hoặc bệnh mắt Basedow. Nhưng nếu bạn mắc bệnh Basedow và hút thuốc lá, bạn có nguy cơ mắc bệnh mắt cao gấp 5 lần so với những người không hút thuốc. 

Nếu bạn nhận được chẩn đoán xác định bệnh Basedow, hãy yêu cầu bác sĩ khám sàng lọc các vấn đề về mắt cho bạn. Bệnh mắt Basedow có thể gây ảnh hưởng thi lực trong khoảng 3-5% thời gian bị bệnh 

Các triệu chứng về mắt thường ổn định sau khoảng sáu tháng. Chúng có thể bắt đầu tiến triển tốt ngay lập tức hoặc duy trì ổn định trong một hoặc hai năm trước khi bắt đầu cải thiện 

Bệnh mắt Basedow có thể điều trị hoàn toàn và các triệu chứng thường cải thiện thậm chí ngay cả khi không điều trị.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!