14 điều cần biết về bệnh Basedow ở phụ nữ và quá trình mang thai

Bệnh Basedow là bệnh tự miễn gây tổn thương tuyến giáp và cũng là nguyên nhân phổ biến nhất của cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) Bệnh có tỷ lệ mắc ở nữ giới cao hơn nam giới. Các triệu chứng của bệnh có thể gặp, như: lồi mắt, gầy sút cân và chuyển hóa nhanh. Tình trạng cường giáp do bệnh Basedow có thể kiểm soát tốt bằng thuốc. Nhưng nếu không được điều trị, bệnh Basedow có thể gây loãng xương, các vấn đề về tim và các vấn đề trong quá trình mang thai.

Bệnh Basedow là gì?

Video Bệnh basedow là gì?

Bệnh Basedow là một bệnh lý tuyến giáp phổ biến. Tuyến này là một tuyến nhỏ ở cổ, có vai trò tạo ra các hormone kiểm soát nhiều hoạt động trong cơ thể, bao gồm nhịp tim và sự đốt cháy calo. 

Khi bị mắc bệnh Basedow, hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể khiến tuyến giáp sản xuất hormone tuyến giáp nhiều hơn mức cơ thể cần và có thể dẫn đến cường giáp. Chính điều này đã gây tăng nhanh quá trình trao đổi chất trong cơ thể. 

Ai mắc bệnh Basedow?

Bệnh Basedow gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Trong đó, tỷ lệ mắc ở nữ giới cao nhất ở độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi. 

Một số phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những phụ nữ khác. Các yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh Basedow. Các nhà khoa học đang nghiên cứu để tìm ra các gen liên quan.
  • Mắc một bệnh tự miễn khác, như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường típ 1, thiếu máu ác tính hoặc lupus.
  • Tình trạng căng thẳng. Căng thẳng tinh thần hoặc chấn thương nặng có thể gây ra bệnh Basedow.
  • Mang thai. Mang thai gây tác động đến tuyến giáp. Nguy cơ phát triển bệnh Basedow cao gấp 7 lần trong năm đầu sau khi sinh. Điều này cho thấy rằng việc mang thai có thể gây kích hoạt bệnh ở một số phụ nữ.
  • Có tiền sử nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của bệnh Basedow. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh Basedow và việc nhiễm virút gây tăng bạch cầu đơn nhân (Epstein Barr virut)
  • Thuốc lá. Hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà còn là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây các tổn thương về mắt trong bệnh Basedow, được gọi là bệnh mắt Basewdow.

Các triệu chứng của bệnh Basedow là gì?

Có nhiều triệu chứng của bệnh Basedow cũng giống như triệu chứng của các nguyên nhân cường giáp khác. Tuy nhiên cũng có các triệu chứng đặc hiệu hơn trong bệnh Basedow, bao gồm:

  • Lồi mắt (chỉ trong bệnh Basedow)
  • Da dày lên và tấy đỏ, đặc biệt là ở cẳng chân và bàn chân còn gọi là dấu hiệu phù niêm trước xương chày (chỉ trong bệnh Basedow)   
  • Bồn chồn hoặc lo lắng
  • Mệt mỏi hoặc yếu cơ
  • Rối loạn điều hòa thân nhiệt
  • Khó ngủ
  • Run tay
  • Nhịp tim nhanh và không đều
  • Tiêu chảy 
  • Gầy sút cân mà không áp dụng chế độ ăn kiêng
  • Bướu cổ (tuyến giáp tăng kích thước làm cho vùng cổ to lên)
  • Bướu cổ (tuyến giáp tăng kích thước làm cho vùng cổ to lên)

Dấu hiệu phù niêm trước xương chày. Nguồn ảnh: step2.medbullets.com

Những vấn đề về mắt nào do bệnh Basedow gây ra?

 (Tiêu đề ngắn: Vấn đề về mắt do bệnh gây ra)

Bệnh Basedow có thể dẫn đến tổn thương ở mắt (được gọi là bệnh mắt Basedow) với các biểu hiện thường găp như: lồi mắt, các vấn đề về thị lực, cộm mắt, khó chịu. Có khoảng một nửa số người mắc bệnh Basedow có các biểu hiện này.

Bệnh mắt Basedow xuất hiện khi các tế bào từ hệ thống miễn dịch (phòng thủ) của cơ thể tấn công các mô xung quanh mắt. Kết quả là làm cho hốc mắt bị viêm và sưng tấy, khiến nhãn cầu bị đẩy lồi ra ngoài. Nếu không được điều trị, các dây thần kinh trong mắt cũng bị tổn thương và có thể dẫn đến mù lòa.

Hút thuốc (bao gồm cả hút thuốc lá thụ động) là yếu tố nguy cơ hàng đầu đối với bệnh mắt Basedow. Nếu bạn đã mắc bệnh mắt Basedow, việc bỏ hút thuốc có thể giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn. 

Bệnh mắt Basedow được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt và kính đeo mắt, xạ trị hoặc phẫu thuật mắt. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tổn thương. 

Nguyên nhân gây ra bệnh Basedow?

Bình thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể có vai trò bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong bệnh Basedow, cơ thê lại tạo ra một loại kháng thể tấn công các tế bào tuyến giáp khỏe mạnh. 

Biểu hiện bệnh Basedow ở phụ nữ có gì khác biệt?

Nữ giới có khả năng mắc bệnh Basedow cao hơn nam giới. Biểu hiện bệnh ở nữ giới cũng có những đặc điểm khác biệt so với nam giới. Ngoài việc gây ra các vấn đề về tim và loãng xương, bệnh Basedow ở phụ nữ có thể gây ra: 

  • Các vấn đề về kinh nguyệt. Hormone tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Quá nhiều hormone tuyến giáp có thể gây ra kinh nguyệt không đều và làm cho kinh nguyệt ít hơn bình thường.
  • Khả năng có thai Chu kỳ kinh nguyệt không đều có thể khiến phụ nữ mắc bệnh Basedow khó có thai hơn. Khoảng một nửa số bệnh nhân nữ gặp vấn đề này.
  • Các vấn đề trong khi mang thai. Bệnh Basedow có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và sự phát triển của thai nhi.
  • Các vấn đề sau sinh. Bệnh Basedow thường thuyên giảm trong ba tháng cuối của thai kỳ, nhưng nó có thể trở nên nặng hơn sau khi sinh.

Chẩn đoán bệnh Basedow như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh Basedow, bác sĩ cần khám lâm sàng và có thể làm một số xét nghiệm, bao gồm: 

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này giúp đo nồng độ hormone tuyến giáp (T4) và hormone kích thích tuyến giáp (TSH). Mức T4 cao cộng với mức TSH thấp là dấu hiệu của tuyến giáp hoạt động quá mức. Đôi khi, xét nghiệm chức năng tuyến giáp định kỳ cho thấy cường giáp mức độ nhẹ ở những người không có triệu chứng. Khi đó, bác sĩ có thể đề nghị điều trị hoặc theo dõi thêm, xem nồng độ có trở lại bình thường hay không.

  • Xét nghiệm hấp thụ iốt phóng xạ (RAIU). Xét nghiệm này cho biết mức độ sử dụng iốt của tuyến giáp. Nếu mức độ cao có thể là biểu hiện của bệnh Basedow. Xét nghiệm RAIU cũng có thể giúp loại trừ các nguyên nhân cường giáp khác.
  • Xét nghiệm kháng thể. Các xét nghiệm máu này nhằm phát hiện các kháng thể gợi ý bệnh Basedow.

Điều trị bệnh Basedow như thế nào?

Các phương pháp điều trị bệnh Basedow với mục tiệu làm giảm nồng độ hormone tuyến giáp hoặc ngăn chặn hoạt động của hormone tuyến giáp trong cơ thể. Có ba phương pháp điều trị chính cho bệnh Graves: 

  • Thuốc kháng giáp. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã phê duyệt hai loại thuốc trị bệnh Basedow: methimazole, hoặc MMI; và propylthiouracil, hoặc PTU. Những loại thuốc này giúp tuyến giáp không tạo ra quá nhiều hormone. Chúng thường được dùng cho bệnh nhân trước khi phẫu thuật tuyến giáp hoặc điều trị phóng xạ. Bạn không thể dùng MMI trong giai đoạn đầu của thai kỳ, vì nó có thể làm tổn thương sự phát triển của thai nhi.

Thuốc kháng giáp giúp kiểm soát tình trạng cường giáp. Nguồn ảnh: endocrineweb.com

  • Iốt phóng xạ (RAI). RAI là một loại iốt gây tổn thương tuyến giáp bằng cách tự phóng xạ. RAI phá hủy các tế bào tuyến giáp để tuyến giáp không thể tạo ra nhiều hormone. Từ đó điều trị được tình trạng cường giáp nhưng nó có thể dẫn đến suy giáp. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ cần uống duy trì hormone tuyến giáp suốt đời.
  • Phẫu thuật để cắt toàn bộ hoặc hầu hết tuyến giáp. Giống như với RAI, phẫu thuật chữa khỏi cường giáp nhưng có thể dẫn đến suy giáp và bạn sẽ cần áp dụng liệu pháp hormone thay thế suốt đời

Bác sĩ cũng có thể kê đơn một loại thuốc gọi là thuốc chẹn beta. Thuốc chẹn beta ngăn chặn một số tác động bất lợi của hormone tuyến giáp trên cơ thể. Thuốc làm chậm nhịp tim và giảm các triệu chứng như run và căng thẳng. Thuốc chẹn beta có tác dụng nhanh, có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong khi chờ các biện pháp điều trị bổ sung.

Tất cả các loại thuốc đều tác dụng phụ. Vì vậy bạn nên nói chuyện với bác sĩ về những tác dụng điều trị và tác dụng phụ khi sử dụng bất kì loại thuốc nào. 

Điều gì có thể xảy ra nếu bệnh Basedow không được điều trị?

Nếu không được điều trị, bệnh Basedow có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác, bao gồm: 

  • Cơn bão giáp, một tình trạng rất hiếm gặp, đe dọa tính mạng do quá nhiều hormone tuyến giáp làm tăng đột ngột nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ lên mức nguy hiểm. Các yếu tố thuận lợi cho biến chứng này, như: căng thẳng, chấn thương, phẫu thuật hoặc nhiễm trùng, 
  • Các vấn đề về tim, chẳng hạn như nhịp tim không đều (loạn nhịp), rung nhĩ và suy tim.
  • Mất xương có thể dẫn đến loãng xương. Mất xương sau khi mãn kinh làm xương trở nên yếu và dễ gãy. Bệnh Basedow có thể làm tăng tốc độ mất xương.
  • Các vấn đề khi mang thai cho bạn và thai nhi

Bệnh Basedow ảnh hưởng đến khả năng có thai như thế nào?

Phụ nữ mắc bệnh Basedow thường có kinh nguyệt không đều, có thể dẫn đến không rụng trứng mỗi tháng. Chính điều này đã gây khó khăn cho việc có thai. 

Ở nam giới, bệnh Basedow có thể gây tác động xấu cho tinh trùng, khiến bạn khó có con. 

Điều trị bệnh Basedow thường sẽ giúp cho kinh nguyệt đều trở lại và phục hồi khả năng sinh sản ở cả nữ giới và nam giới. 

Mang thai ảnh hưởng đến tuyến giáp như thế nào?

Sự thay đổi hormone của cơ thể khi mang thai khiến lượng hormone tuyến giáp cũng tăng lên. Tuyến giáp cũng có thể to lên một chút ở phụ nữ khỏe mạnh trong thai kỳ, nhưng rất nhẹ. Những thay đổi này không ảnh hưởng đến thai kỳ hoặc thai nhi.

Tuyến giáp to lên một chút trong thai kỳ

Các bệnh lý tuyến giáp chưa được chẩn đoán có thể gây hại cho bạn và thai nhi. Các triệu chứng của thai kỳ bình thường, chẳng hạn như mệt mỏi và cảm thấy nóng, có thể khiến bạn dễ bỏ qua các bệnh lý tuyến giáp này. Hãy cho bác sĩ hoặc y tá của bạn biết nếu bạn có các triệu chứng của cường giáp hoặc bướu cổ.

Bệnh Basedow ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Bệnh Basedow không được điều trị hoặc điều trị kém có thể dẫn đến các vấn đề trong thai kỳ, chẳng hạn như:

Nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho em bé, bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh
  • Cân nặng sau khi sinh thấp
  • Thai chết lưu
  • Dị tật bẩm sinh
  • Các vấn đề về tuyến giáp

Làm thế nào để điều trị bệnh Basedow khi mang thai?

Trong thời kỳ mang thai, bạn cần gặp bác sĩ nội tiết. Các bác sĩ sẽ khám và đánh giá mức độ bệnh trong thai kỳ. 

Bạn không thể điều trị bằng liệu pháp phóng xạ trong khi mang thai. Nó có thể gây bất lợi với thai kỳ và thai nhi. Thay vào đó, bác sĩ có thể kê thuốc kháng giáp. Propylthiouracil (PTU) an toàn trong suốt thai kỳ. 

Ngoài ra, phương pháp điều trị của có thể thay đổi trong thời kỳ mang thai. Đối với một số phụ nữ mắc bệnh Basedow, các triệu chứng trầm trọng hơn trong ba tháng đầu và sau đó sẽ thuyên giảm ở các tháng còn lại khi nồng độ hormone tuyến giáp thay đổi. Một số phụ nữ có thể ngừng dùng thuốc kháng giáp trong bốn đến tám tuần cuối của thai kỳ nếu hoạt động tuyến giáp trở về bình thường. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra lại nồng độ hormone tuyến giáp của bạn sau khi sinh con. 

Có thể cho con bú khi uống thuốc điều trị bệnh Basedow không?

Có. Các bà mẹ uống thuốc kháng giáp propylthiouracil (PTU) có thể hoàn toàn yên tâm cho con bú.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!