Bướu giáp đa nhân: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và tiến triển của bệnh

Bướu cổ là tình trạng gia tăng kích thước của tuyến giáp. Một số trường hợp bướu cổ xuất hiện các nốt được gọi là bướu giáp đa nhân. Bướu giáp độc là bướu sản xuất hormone tuyến giáp một cách quá mức, dẫn đến cường giáp. Đa số các nhân là lành tính, tuy nhiên cũng có một số trường hợp ác tính, hay còn gọi là ung thư. Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu mối liên hệ giữa các nốt này và ung thư, một số người cho rằng nguy cơ xảy ra ung thư trên những nốt này là cao hơn bình thường.

Trong nội dung của bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị đối với bướu giáp đa nhân và mối quan hệ của nó đối với ung thư.

Triệu chứng của bướu giáp đa nhân

Video: Bướu giáp nhân | Nguyên nhân, Dấu hiệu, Điều trị và Phòng bệnh

Triệu chứng của bướu giáp đa nhân không phải lúc nào cũng xuất hiện. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi tiến hành thăm khám định kỳ hoặc tình cờ thông qua chẩn đoán hình ảnh.

Một vài người có thể sờ thấy những nốt xuất hiện ngay trên tuyến giáp – vị trí ngay dưới ‘quả táo Adam’.

Nếu bướu có nhiều nốt hoặc phát triển quá mức dẫn đến chèn ép vào các bộ phận lân cận, người bệnh có thể có những triệu chứng như: 

Đối với trường hợp bướu giáp đa nhân độc, người bệnh có thể có các triệu chứng của cường giáp, có thể kể đến như:

  • Nhạy cảm với nhiệt.
  • Tim đập nhanh, kể cả lúc nghỉ ngơi.
  • Cáu gắt, khó chịu.
  • Lo lắng.
  • Giảm cân hoặc khó tăng cân.
  • Khó ngủ.

Nguyên nhân gây ra bướu giáp đa nhân

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bướu giáp đa nhân là do thiếu iod, tuy nhiên điều này hiện nay không còn phổ biến nữa do chế độ dinh dưỡng đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. 

Iod là một chất có trong khẩu phần ăn của mỗi người, là cơ chất của quá trình sản xuất hormone giáp. Do đó thiếu hụt iod sẽ dẫn đến thiếu hụt hormone tuyến giáp, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể. Ngày nay, các nhà sản xuất thực phẩm thường thêm iod vào muối, giúp làm giảm tỉ lệ mắc các bệnh về tuyến giáp.

Một vài nguyên nhân khác có thể dẫn đến bướu giáp đa nhân:

  • Yếu tố di truyền ảnh hưởng đến sản xuất hormone tuyến giáp.
  • Giới tính: nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ là cao hơn nam giới.
  • Tuổi: phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Tiền sử gia đình đã từng mắc bướu giáp đa nhân.
  • Tiền sử mắc các bệnh về tuyến giáp như viêm giáp Hashimoto hoặc bệnh Basedow.

Trong những trường hợp tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, tuyến yên sẽ tiết ra hormone TSH nhằm kích thích tuyến giáp. Sự dư thừa TSH sẽ dẫn đến phì đại tuyến giáp và có thể dẫn đến bướu cổ đa nhân.

Trong một vài trường hợp khác, nguyên nhân gây bệnh có thể không xác định được cụ thể.

Chẩn đoán bướu giáp đa nhân

Bác sĩ sẽ chẩn đoán bướu cổ dựa trên tiền sử bệnh. Đồng thời, họ cũng cần thông tin về những loại thuốc bạn đang sử dụng, tiền sử gia đình hoặc tiền sử bệnh tật liên quan.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán các vấn đề về tuyến giáp, đặc biệt là xét nghiệm hormone TSH – hormone kích thích phát triển tuyến giáp. Nếu nồng độ TSH thấp, điều này có nghĩa là bạn đang bị cường giáp – tình trạng sản xuất quá mức hormone giáp.

Nếu nồng độ TSH cao, bạn có thể đang bị suy giáp – tuyến giáp hoạt động dưới mức bình thường. 

Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bướu cổ
 Ảnh: BBC.com

Chẩn đoán hình ảnh

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh, thường gặp nhất là siêu âm. Đây thủ thuận sử dụng sóng âm để tái tạo hình ảnh tuyến giáp, từ đó xác định kích thước và số lượng của các nốt (nếu có).

Sinh thiết

Trong trường hợp nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện sinh thiết để chẩn đoán. Sinh thiết là thủ thuật sử dụng một kim nhỏ, lấy một lượng mô ra khỏi cơ thể để xác định tình trạng bệnh. Thông thường, những nốt có kích thước trên 1cm đều phải thực hiện sinh thiết.

Điều trị bướu giáp đa nhân

Không phải tất cả bệnh nhân bướu cổ đa nhân đều cần can thiệp điều trị. Thay vào đó, bác sĩ sẽ dựa trên chức năng tuyến giáp để quyết định. 

Đối với trường hợp bướu giáp không độc (không sản xuất hormone giáp), bác sĩ sẽ xem xét kích thước, triệu chứng và sự phát triển của các nốt để đưa ra quyết định phù hợp.

Liệu pháp phóng xạ

Liệu pháp phóng xạ có thể được sử dụng để điều trị bướu giáp độc và không độc. Liệu pháp giúp làm giảm kích thước tuyến, trong trường hợp bướu giáp độc thì nó cũng giúp ngăn chặn quá trình sản xuất bất thường hormone giáp.

Kích thước bướu thường nhỏ dần trong vòng 2 đến 6 tháng sau khi điều trị, ở một vài trường hợp khác thì con số này có thể lên tới 1 năm. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong đa số các trường hợp, chức năng tuyến giáp sẽ trở lại bình thường sau điều trị.

Thuốc điều trị tuyến giáp

Nếu kích thước bướu và các nốt nhỏ, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng một số loại hormone tuyến giáp như levothyroxine (Synthroid).

Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề này chưa thực sự rõ rằng. Một số chuyên gia tin rằng liệu pháp có hiệu quả, một số khác lại không.

Có thể sử dụng thuốc để hỗ trợ điều trị bướu cổ
Ảnh: Onhealth.com

Phẫu thuật cắt bỏ

Với những tiến bộ của y học hiện đại, bệnh có thể được điều trị bằng các phương pháp khác. Do đó, việc cần can thiệp cắt bỏ tuyến giáp là điều ít khi xảy ra. Chỉ trong trường hợp bướu phát triển và chèn ép các mạch máu lân cận, gây ảnh hưởng đến chức năng hô hấp, ăn uống hoặc gây ra căng thẳng tâm lý, bác sĩ mới chỉ định cắt bỏ.

Mối liên hệ của bướu giáp đa nhân với ung thư

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 10 đến 20 % bướu cổ đa nhân sẽ tiến triển thành ung thư tuyến giáp. 

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguy cơ ung thư ở bướu giáp đa nhân và bướu giáp đơn nhân là tương tự nhau.

Tổng kết

Bướu giáp đa nhân thường không có triệu chứng, do đó rất khó để phát hiện. Ở một số bệnh nhân thì họ có thể gặp phải những triệu chứng như khó nuốt, khó nói…

Có khá nhiều phương pháp điều trị đối với bướu giáp đa nhân thể độc và không độc. Do đó, nếu nghi ngờ mình gặp phải các vấn đề về tuyến giáp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được sự tư vấn cần thiết.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Người bị bướu cổ nên cân nhắc trước khi sử dụng sữa đậu nành như một biện pháp hỗ trợ điều trị.
Xem thêm
Nếu điều trị ung thư tuyến giáp ngay từ giai đoạn I và II, khi khối u còn nằm ở tuyến giáp, chưa di căn ra các vị trí khác của cơ thể thì tiên lượng sống sau 5 năm là gần 100%, tỷ lệ sống trên 10 năm là trên 75%. Nếu điều trị ở giai đoạn III, khi khối u lớn hơn 4cm, đã phát triển ra bên ngoài tuyến giáp thì tỷ lệ sống sau 5 năm là trên 80%.
Xem thêm
Hiện nay, ngoài cách điều trị bệnh bướu cổ theo phương pháp tây y, nhiều bệnh nhân lựa chọn các bài thuốc nam để sử dụng vì phương pháp này có rất nhiều ưu điểm như: - Khả năng trị bệnh tận gốc: Sử dụng các bài thuốc nam thì cần kiên trì lâu dài nhưng khả năng khỏi bệnh tận gốc cao, đồng thời nguy cơ tái phát thấp hơn phương pháp khác. - Không gây ra tác dụng phụ: Thuốc nam rất lành tính, hầu hết không gây tổn hại đến các cơ quan gan, thận, dạ dày,... Theo thống kê, những người thường xuyên dùng thuốc tây có khả năng mắc bệnh gan, thận, cao gấp 5 lần so với người sử dụng thuốc nam.
Xem thêm
Phụ nữ bị bướu cổ đơn thuần vẫn có thể mang thai bình thường.
Xem thêm
Các bệnh viện, phòng khám bướu cổ uy tín ở Hà Nội bao gồm: Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện K, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108
Xem thêm
Một số loại thực phẩm mà người bị Basedow nên bổ sung vào chế độ ăn bao gồm: Thực phẩm giàu đạm, calo, Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, Thực phẩm giàu kẽm và canxi
Xem thêm
Bướu cổ không phải một bệnh di truyền.
Xem thêm
Bướu cổ (bướu giáp) là một bệnh lý thường gặp ở tuyến giáp. Bệnh có biểu hiện là khối lồi lên ở vùng cổ do tuyến giáp tăng kích thước.
Xem thêm
Mức độ nguy hiểm của bướu cổ phụ thuộc vào bướu cổ là lành hay ác, kích thước bướu, có gây rối loạn chức năng tuyến giáp hay không, có gây chèn ép cơ quan lân cận hay không,...
Xem thêm
Phương pháp chẩn đoán này được thực hiện với mục đích sau: Kiểm tra cấu trúc của tuyến giáp, từ đó có thể phát hiện ra được những khối u, tổn thương hay nhiễm trùng ở bộ phận này, Xác định được vị trí, đặc điểm và tính chất của nhân tuyến giáp hoặc những khối u ở các cơ quan vùng cổ,...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bướu cổ (tuyến giáp)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!