Thuốc Tramadol - Thuốc giảm đau kê đơn - Cách dùng

Tramadol là một loại thuốc giảm đau kê đơn dùng phổ biến trong trường hợp đau từ trung bình đến nặng. Thực tế loại thuốc này đang bị lạm dụng cho cả những chứng đau thông thường, đau nhẹ... Việc lạm dụng thuốc này trong giảm đau sẽ gây ra nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe người dùng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản cho việc sử dụng Tramadol an toàn và hiệu quả.

Video Tự mua thuốc giảm đau, lợi hay hại?

Tramadol là thuốc gì? Công dụng như thế nào?

Tramadol là một loại thuốc giảm đau tổng hợp. Cơ chế hoạt động của Tramadol tương tự như Morphin, tuy nhiên các nhà nghiên cứu và bác sĩ cho đến nay vẫn chưa biết chính xác cơ chế hoạt động của thuốc. Giống như Morphin, Tramadol liên kết với các thụ thể trong não nhận dẫn truyền cảm giác đau từ khắp cơ thể. 

Cũng như các chất gây nghiện khác được sử dụng để giảm đau, bệnh nhân có thể lạm dụng Tramadol và nghiện thuốc. 

Tramadol không phải là thuốc chống viêm không steroid (NSAID), do đó không làm tăng nguy cơ viêm loét và xuất huyết dạ dày có thể xảy ra như NSAIDs.

Tramadol được bác sĩ kê đơn để kiểm soát cơn đau vừa đến nặng. Viên nén giải phóng kéo dài được sử dụng cho các cơn đau mạn tính vừa đến nặng ở người lớn cần điều trị liên tục trong một thời gian dài. 

Tramadol không nên được sử dụng để điều trị cơn đau ở trẻ em dưới 12 tuổi và giảm đau sau khi phẫu thuật cắt bỏ amidan hay u vòm ở trẻ em dưới 18 tuổi.  

Trẻ em từ 12-18 tuổi thừa cân hoặc mắc bệnh đường hô hấp như ngưng thở khi ngủ, bệnh phổi nặng không nên dùng Tramadol.

Tác dụng phụ của Tramadol

Tác dụng phụ thường gặp sau khi dùng Tramadol là đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi. Nguồn ảnh: PinterestTác dụng phụ thường gặp sau khi dùng Tramadol là đau đầu, chóng mặt và mệt mỏi. Nguồn ảnh: Pinterest

Cơ thể dung nạp tốt Tramadol và các tác dụng phụ thường xuất hiện trong thời gian ngắn rồi sau đó tự khỏi. 

Các tác dụng phụ thường gặp của Tramadol bao gồm: 

Các tác dụng phụ ít gặp của Tramadol bao gồm: 

  • Ngứa 
  • Vã mồ hôi 
  • Khô miệng 
  • Tiêu chảy
  • Phát ban 
  • Rối loạn thị giác 
  • Chóng mặt  

Một số bệnh nhân sử dụng Tramadol đã xuất hiện cơn co giật. Thuốc có thể gây ra hội chứng Serotonin khi kết hợp với các thuốc khác cũng làm tăng nồng độ Serotonin trong cơ thể.  

Tramadol có phải là chất gây nghiện không?

Dùng Tramadol kéo dài có thể gây nghiện. Nguồn ảnh: HealthlineDùng Tramadol kéo dài có thể gây nghiện. Nguồn ảnh: Healthline

Tramadol là một chất gây nghiện cần được kiểm soát khi sử dụng. 

Tramadol có thể gây nghiện ngay cả với liều lượng mà bác sĩ chỉ định. Lạm dụng hoặc dùng sai cách Tramadol gây ra quá liều và tử vong. 

Giống như các Opioid khác, những người dùng Tramadol trong một thời gian dài sẽ xuất hiện các triệu chứng cai nghiện sau khi bác sĩ giảm liều lượng hoặc đột ngột ngừng thuốc. 

Các triệu chứng cai nghiện có thể xảy ra bao gồm: 

  • Bồn chồn
  • Tăng tiết nước mắt
  • Ngáp ngủ
  • Đổ mồ hôi
  • Ớn lạnh
  • Đau cơ
  • Lo âu
  • Đau lưng
  • Đau khớp
  • Suy kiệt
  • Đau bụng co thắt
  • Mất ngủ
  • Buồn nôn
  • Sụt cân
  • Nôn
  • Tiêu chảy
  • Tăng huyết áp
  • Tăng nhịp thở
  • Tăng nhịp tim  

Trẻ được sinh ra từ những bà mẹ dùng Tramadol trong thời kỳ mang thai sẽ xuất hiện các triệu chứng cai nghiện và khó thở. 

Liều lượng và cách dùng    

Liều khuyến nghị của Tramadol để giảm đau là: 50-100 mg (viên nén giải phóng nhanh) dùng 4-6 giờ một lần, nếu cần. Liều tối đa là 400 mg/ngày. 

Để cải thiện khả năng dung nạp, bệnh nhân nên bắt đầu dùng 25 mg/ngày, có thể tăng liều 25-50 mg trong 3 ngày để đạt liều 50-100 mg/ngày, dùng thuốc 4-6 giờ/lần. 

Liều khuyến nghị cho viên nén giải phóng kéo dài là: 100 mg/ngày, có thể tăng 100 mg trong 5 ngày, nhưng không vượt quá 300 mg/ngày. Để chuyển từ dạng giải phóng nhanh sang kéo dài, tổng liều hàng ngày nên giảm xuống chính xác 100 mg. 

Nuốt toàn bộ viên nén giải phóng kéo dài với nhiều nước, không được nghiền nát hoặc nhai thuốc. 

Tramadol có thể được dùng trong hoặc sau bữa ăn.  

Tương tác thuốc 

Carbamazepine (Tegretol, Tegretol XR, Equetro, Carbatrol) làm tăng sự bất hoạt và giảm tác dụng của Tramadol trong cơ thể. 

Quinidine (Quinaglute, Quinidex) làm giảm sự bất hoạt, do đó làm tăng nồng độ Tramadol trong máu từ 50-60%. 

Kết hợp Tramadol với enzym ức chế monoamine oxidase hoặc MAOI (ví dụ như Tranylcypromine) hay chất ức chế chọn lọc serotonin (SSRI) như Fluoxetine, có thể dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng như co giật và hội chứng Serotonin (một tình trạng nguy hiểm tính mạng do tăng hoạt tính serotonin trong hệ thần kinh trung ương). 

Tramadol có thể kích thích hệ thần kinh trung ương và ức chế hô hấp khi kết hợp với rượu, thuốc gây mê, ma tuý, thuốc ngủ, an thần, từ đó gây giảm ý thức hoặc suy hô hấp. 

Mang thai và cho con bú 

Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.   Nguồn ảnh: farmasigirisim.com

Phụ nữ mang thai và cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào. 

Nguồn ảnh: farmasigirisim.com

Các nhà nghiên cứu chưa xác định được tính an toàn của Tramadol trong thai kỳ nên phụ nữ mang thai và cho con bú không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ. 

Phụ nữ cho con bú không nên dùng Tramadol vì trẻ sơ sinh bú mẹ có thể dễ mắc các phản ứng phụ như xuất hiện triệu chứng cai nghiện và khó thở

Thông tin cần biết 

Tramadol có sẵn dưới dạng: 

  • Viên nén giải phóng nhanh: 50 mg.
  • Viên nén giải phóng kéo dài: 100, 200 và 300 mg.
  • Viên nang giải phóng kéo dài: 100, 200, 300 mg. 

Bảo quản Tramadol ở nhiệt độ phòng 15-30°C, trong hộp kín. 

Tramadol có thể tồn tại ở dạng phối hợp, vì vậy cần được bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe kê đơn. 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!