Thuốc Coadepolphen - Điều trị cảm cúm, sốt - Hộp 1 lọ x 100 viên - Cách dùng

Coadepolphen là thuốc điều trị cảm cúm, sốt, nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, ho, đau nhức cơ khớp. Vậy thuốc Coadepolphen được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác động thuốc Coadepolphen

Thuốc Coadepolphen có thành phần chính gồm  Chlorpheniramine, Phenylpropanolamine, Acetaminophen

Acetaminophen

Acetaminophen (Paracetamol) là thuốc giảm đau hạ sốt không steroid

Paracetamol (hay N - acetyl - p - aminophenol) là chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.

Paracetamol với liều điều trị ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

Clorpheniramin

Clopheniramin là một kháng histamin có rất ít tác dụng an thần. Như hầu hết các kháng histamin khác, clorpheniramin cũng có tác dụng phụ chống tiết acetylcholin, nhưng tác dụng phụ này khác nhau nhiều giưã các cá thể.

Tác dụng kháng histamin của clorpheniramin thông qua phong bế cạnh tranh thụ thể H1 của các tế bào tác động.

Phenylpropanolamine

Tùy thuộc vào liều sử dụng, thuốc có khả năng làm giãn phế quản (có tác dụng điều trị một số trường hợp suyễn), gia tăng nhịp tim và co các mạch máu. Tác dụng co mạch máu làm giảm hiện tượng phù nề ở niêm mạc mũi của Phenylpropanolamine đã được các thầy thuốc tai mũi họng, nội khoa, nhi khoa tận dụng để điều trị triệu chứng nghẹt mũi trong viêm xoang cấp. Tuy có tác dụng trong điều trị chứng nghẹt mũi, song thời gian gần đây đã có nhiều báo cáo ghi nhận thuốc Phenylpropanolamine có khả năng làm tăng huyết áp của người sử dụng. Và vì Phenylpropanolamine cũng có tác dụng phụ ức chế sự thèm ăn, nên thuốc còn được sử dụng như một trong các phương pháp để giảm cân. Phenylpropanolamine có cấu trúc và tác dụng gần giống với Ephedrine, ngoại trừ tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương của Phenylpropanolamine không rõ rệt như Ephedrine; Một số thuốc có tác dụng tương tự Phenylpropanolamine là Pseudoephedrine và Phenlyephrine.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Coadepolphen

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng sau

*Viên nén. Hộp 10 vỉ x 20 viên nén, hộp 1 lọ x 100 viên nén

Giá thuốc: 

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Coadepolphen

Coadepolphen điều trị cảm cúm

Chỉ định

Thuốc Coadepolphen chỉ định trong các trường hợp sau: Cảm cúm, sốt, nhức đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi dị ứng, ho, đau nhức cơ khớp.

Chống chỉ định

Thuốc Coadepolphen chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với thành phần thuốc. 
  • Người suy gan nặng, cường giáp, tăng huyết áp, bệnh mạch vành
  • Nguy cơ bí tiểu do rối loạn niệu quản tiền liệt tuyến.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Coadepolphen

Cách dùng

Thuốc dạng viên nén, dùng đường uống

Liều dùng

  • Người lớn: 1 - 2 viên/lần x 2 - 3 lần/ngày.
  • Trẻ em: nửa viên/lần x 2 - 3 lần/ngày.

Tác dụng phụ thuốc Coadepolphen

Sử dụng Coadepolphen có thể gây buồn ngủ

Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như:

Lưu ý khi sử dụng thuốc Coadepolphen

  • Người suy thận nặng
  • Người đang lái xe hay điều khiển máy không dùng
  • Có thể gây tổn thương gan khi dùng liều quá cao

Tương tác thuốc Coadepolphen

  • Rượu.
  • Thuốc trị tăng huyết áp, chẹn beta hay chống trầm cảm 3 vòng. 
  • Thuốc chống đông máu.

Bảo quản thuốc Coadepolphen

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!