Tại sao lại có kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng? Yếu tố nguy cơ và điều trị

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ là từ 24 – 38 ngày và có thể kéo dài 38 ngày hoặc lâu hơn ở tuổi dậy thì. Con số này là khác nhau ở mỗi người phụ nữ và có thể thay đổi hàng tháng.

Một vài tháng, chu kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài nhiều/ít hơn vài ngày so với tháng trước hoặc bắt đầu sớm/ muộn hơn. Đôi khi xảy ra trường hợp 1 tháng có kinh nguyệt 2 lần.

Điều này có thể không đáng lo nếu phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ngắn, thời gian bắt đầu và kết thúc trong cùng 1 tháng.

Nhưng nếu bạn nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt của bản thân và nghi ngờ có kinh lần 2 thì điều đầu tiên bạn nên làm là kiểm tra:

  • Máu kinh chảy nhiều - có nghĩa là 1 hu kỳ kinh nguyệt bắt đầu. Máu kinh có thể có màu đỏ sẫm, đỏ nâu hoặc hồng.
  • Hay là chỉ lốm đốm - lượng máu thấm trên băng vệ sinh/ tampon không nhiều. Máu thường có màu đỏ sẫm hoặc nâu.

Sau khi xác định được kiểu máu kinh nguyệt, bạn có thể tìm hiểu những nguyên nhân gây ra vấn đề trên ở dưới đây: 

Nguyên nhân

Do chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn

Nếu chu kỳ kinh nguyệt đột ngột ngắn hơn, có thể do bất kì các nguyên nhân sau đây:

Các tình trạng làm tăng số lần ra máu

Nếu bạn thường có chu kỳ kinh nguyệt ổn định mà đột nhiên bị ra máu âm đạo 2 lần trong 1 tháng thì có thể đó là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khoẻ.

Bệnh lây qua đường tình dục có thể gây ra máu (Nguồn ảnh: Rainbow Project)Bệnh lây qua đường tình dục có thể gây ra máu (Nguồn ảnh: Rainbow Project) Một số vấn đề sức khoẻ mà ra máu khiến mọi người tưởng nhầm là kinh nguyệt như:

  • Có thai: có thể gây ra máu lốm đốm - đây là điều bình thường trong quá trình thai sản nhưng vẫn nên gặp bác sĩ nếu bị ra máu.
  • Bệnh lây qua đường tình dục (STIs): có thể gây ra ra máu, dịch 
  • Sảy thai: có thể gây ra máu nhiều. Nếu nghi ngờ có thai và có ra máu, hãy gặp bác sĩ. 

Các yếu tố nguy cơ

Nguy cơ cao có kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng nếu gia đình bạn có tiền sử u xơ tử cung, u nang tử cung hoặc bắt đầu mãn kinh sớm.

Nên gặp bác sĩ nếu:

  • Thường bị đau vùng bụng dưới mà không hết sau vài ngày
  • Lượng máu kinh nhiều
  • Xuất hiện các đốm máu/ ra máu bất thường ở giữa 2 chu kỳ
  • Thường bị đau sau khi quan hệ tình dục
  • Đau bụng kinh nhiều hơn bình thường
  • Máu kinh màu đen, vón cục

Các biến chứng

Thiếu máu ảnh hưởng đến sức khoẻ, là hậu quả của việc ra máu âm đạo thường xuyên, dẫn tới máu thiếu sắt. Bác sĩ có thể kiểm tra hàm lượng sắt trong khi thực hiện các xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân gây ra thiếu máu.

Dấu hiệu của thiếu máu bao gồm:

Điều trị

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và tần suất ra máu. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hoặc bắt đầu mãn kinh thì không cần phải điều trị. Nếu bạn bị thiếu máu, bác sĩ có thể khuyên bạn bổ sung sắt.

Một phương điều trị nếu bị ra máu quá nhiều lần đó kiểm soát hormone sinh sản. Liệu pháp này giúp điều hoà chu kỳ kinh nguyệt và giải quyết các vấn đề thiếu máu do ra máu nhiều.

Suy giáp

Suy giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động dưới mức bình thường, cơ thể tạo ra không đủ hormone thyroid. Bác sĩ sẽ chỉ định liệu pháp thay thế hormone tuyến giáp bằng đường uống.

Cường giáp

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp hoạt động quá mức bình thường, cơ thể tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp. Hiện nay có một số phương pháp để giải quyết vấn đề này.

Mãn kinh

Bác sĩ có thể chỉ định liệu pháp thay thể hormone và liệu pháp thay thế estrogen. Những phương pháp này giúp điều hoà chu kỳ kinh nguyệt cho đến khi hết kinh nguyệt (thời kì mãn kinh).

U xơ tử cung và u nang tử cung

Bác sĩ có thể khuyến nghị 1 số phương pháp điều trị như:

  • Đặt vòng tránh thai: có thể giúp giảm ra máu nhiều. Tuy nhiên, nó không có tác dụng thu nhỏ u xơ 

(Vòng tránh thai ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt - nguồn ảnh: Women's vita medical clinic)(Vòng tránh thai ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt - nguồn ảnh: Women's vita medical clinic)

  • Phẫu thuật dưới hướng dẫn của siêu âm MRI (MRI-guided ultrasound surgery). Đây là thủ thuật không xâm lấn, được bác sĩ dùng để loại bỏ u xơ hoặc u nang khi bệnh nhân ở trong máy MRI. Thủ thuật này chỉ được thực hiện tại các chuyên khoa.


(Phẫu thuật siêu âm MRI - nguồn ảnh: Mayo Clinic)(Phẫu thuật siêu âm MRI - nguồn ảnh: Mayo Clinic)
  •  Làm tắc động mạch tử cung (Uterine artery embolization - UAE) : Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu nhằm dừng việc cung cấp máy cho tử cung, khiến cho u xơ co lại và tự tiêu
  • Loại bỏ u xơ (Myomectomy): Có nhiều phương pháp loại bỏ u xơ. Phẫu thuật loại bỏ u xơ bằng nội soi tử cung là phương pháp lấy khối u xơ qua cổ tử cung, không để lại sẹo. Trong phẫu thuât loại bỏ u xơ bằng nội soi ổ bụng, bác sĩ sẽ phải mở ổ bụng để tiến hành loại bỏ khối u và để lại vết sẹo nhỏ.
    (Vị trí vết sẹo khi mở ổ bụng để nội soi ổ bụng - nguồn ảnh: Mayo clinic) (Vị trí vết sẹo khi mở ổ bụng để nội soi ổ bụng - nguồn ảnh: Mayo clinic) 

     

  • Cắt tử cung
  • Chất đồng vận hormone GnRH: Các thuốc này có thể điều trị u xơ. Chúng ngăn chặn sự sản sinh estrogen và progesteron khiến cơ thể vào trạng thái sau mãn kinh tạm thời, làm cho khối u xơ ngừng phát triển và teo đi. Bác sĩ có thể sử dụng phương pháp này trong khi bệnh nhân chuẩn bị cho việc phẫu thuật. 

Stress

Thay đổi lối sống có thể ảnh hưởng lớn đến mức độ căng thẳng, từ đó ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Để giảm stress, hãy tập thể dục thường xuyên, tập thiền hoặc cần được tư vấn tâm lý.

Nếu bạn cảm thấy căng thẳng đã vượt quá giới hạn, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ. Dành thời gian để thư giãn là rất quan trọng đối với sức khoẻ nên hãy từ chối các công việc mà bạn được giao thêm. 

Tăng/giảm cân quá nhiều

Hãy hỏi bác sĩ lý do mà cân nặng của bạn thay đổi quá nhanh, họ sẽ giúp bạn kiểm soát cân nặng. 

Biện pháp tránh thai

Liệu pháp tránh thai bằng hormone có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Bạn nên thử nhiều biện pháp tránh thai để tìm một loại phù hợp với bản thân. Quá trình này có thể mất vài tháng để cơ thể điều chỉnh theo biện pháp tránh thai mới.

Hãy hỏi bác sĩ trước khi bắt đầu 1 biện pháp tránh mới. 

Chuẩn bị trước khi gặp bác sĩ

(Cần chuẩn bị gì trước khi đi khám phụ khoa? - Nguồn ảnh: Society for Health Psychology)(Cần chuẩn bị gì trước khi đi khám phụ khoa? - Nguồn ảnh: Society for Health Psychology)

 Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu chỉ ra vấn đề sức khoẻ nên hãy gặp bác sĩ nếu kinh nguyệt bất thường. Để giúp bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị chính xác và nhanh nhất có thể, hãy có sự chuẩn bị trước khi gặp họ. Bác sĩ có thể hỏi một số câu hỏi về triệu chứng của bạn như:

  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bao lâu? Có đều không?
  • Nếu chu kỳ ngắn bất thường, nó bắt đầu từ khi nào?
  • Ra máu kéo dài bao lâu?
  • Màu sắc máu kinh?
  • Máu ra nhiều hay ít? Bao lâu thì phải thay băng vệ sinh?
  • Có vón cục không? Nếu có thì kích thước cục vón thế nào?
  • Bạn có bất cứ triệu chứng nào khác không?

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên chảy máu (ngày thứ nhất) và tính đến ngày đầu tiên chảy máu của chu kỳ tiếp theo. Có rất nhiều ứng dụng có sẵn trên điện thoại giúp bạn theo dõi chu kỳ kinh nguyệt.

Nếu bạn có tiền sử ra máu bất thường, thì việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt trên ứng dụng giúp xác định vấn đề sớm hơn và cũng dễ dàng cung cấp thông tin cho bác sĩ hơn.

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt là thói quen tốt (nguồn ảnh: Insider)Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt là thói quen tốt (nguồn ảnh: Insider)

Kết luận

Nếu bạn nghi ngờ mình có kinh nguyệt 2 lần trong 1 tháng, hãy tới gặp bác sĩ. Họ có thể giúp bạn cân bằng và điều hoà nồng độ hormone trong máu. Việc điều trị có thể kéo dài chu kỳ kinh nguyệt, giúp điều chỉnh kinh nguyệt về 1 lần 1 tháng.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!