Ảnh hưởng của chu kỳ kinh nguyệt đến mụn trứng cá

Bên cạnh các triệu chứng tiền kinh nguyệt như tâm trạng dễ bị kích thích, đau bụng kinh và chướng bụng thì mụn chính là “ác mộng” lớn nhất của các chị em mỗi khi đến kì.

Mụn trứng cá bùng phát trong kì kinh nguyệt là một điều khá phổ biến. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Da liễu quốc tế, 63% phụ nữ dễ bị nổi mụn trứng cá. Chúng thường xuất hiện trước khoảng 10 ngày và giảm dần tới ngày đầu tiên hành kinh.

Lý giải khoa học về mụn và chu kỳ kinh nguyệt

(Nồng độ các hormone trong chu kỳ kinh nguyệt -  nguồn ảnh: Unrefined by Nicola)(Nồng độ các hormone trong chu kỳ kinh nguyệt -  nguồn ảnh: Unrefined by Nicola)

 Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài trung bình là 28 ngày và lượng hormone trong cơ thể ở mỗi ngày đó lại khác nhau. Ở nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt, hormone chủ yếu là estrogen nhưng ở nửa sau chu kỳ thì progesteron lại là hormone chính. Sau đó nồng độ của cả 2 hormone này sẽ giảm xuống thấp nhất vào ngày hành kinh.

Trong khi đó, hormon nam giới là testosteron (nồng độ thấp ở nữ) lại có nồng độ ổn định. Sự thay đổi nội tiết tố chính là nguyên nhân dẫn tới các vấn đề về làn da của phụ nữ. Sự gia tăng progesteron ở giữa chu kỳ kích thích sản suất bã nhờn. Bã nhờn có bản chất là dầu, đặc, hoạt động như một chất bôi trơn cho làn da. Đồng thời khi nồng độ progesteron tăng lên, da căng và lỗ chân lông co lại. Kết quả làm cho bã nhờn bị tích tụ ở dưới bề mặt da.

Thêm vào đó, nồng độ cao testosteron thời gian ngoài chu kỳ kinh nguyệt góp phần kích thích các tuyến bã nhờn tiết ra nhiều dầu, bã nhờn hơn. Việc tiết dầu có tác dụng giữ ẩm cho làn da, giúp da trông căng bóng mịn màng; nhưng nếu tiết quá nhiều tạo ra môi trường cho vi khuẩn gây mụn viêm P.acnes sinh sôi, nhất là gần tới ngày đèn đỏ.

Không may là không thể thay đổi được ảnh hưởng của hormone đến mụn  nhưng có thể làm cho tình trạng mụn bớt nghiêm trọng.

Mụn trứng cá này không phải do vệ sinh không sạch sẽ mà là do nội tiết. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn cần đặc biệt chăm sóc làn da vào những ngày “nhạy cảm” này. 

Điều trị

Thuốc tránh thai

Bất cứ điều gì làm tăng lượng estrogen sẽ làm giảm những tác động của testosteron với phụ nữ. Thuốc tránh thai cũng vậy. Nó hoạt động bằng cách làm tăng nồng độ protein globulin gắn với hormone giới tính (sex-hormone binding globulin – SHBG) ở trong máu. SHBG sẽ gắn với testosteron tự do trong máu, giúp giảm lượng testosteron tự do, từ đó ít gây ra mụn trứng cá hơn.

Thuốc tránh thai cũng có tác dụng làm giảm quá trình bài tiết dầu nhờn. Một số loại thuốc đã được chấp nhận dùng để đặc trị mụn trứng cá như: Ortho Tri-Cyclen, Estrosten, và Yaz. Cần kiên nhẫn khi bắt đầu sử dụng thuốc. Một số phụ nữ bị mụn trứng cá nhiều hơn trong vòng 3 - 4 tháng đầu tiên sử dụng thuốc do cơ thể đáp ứng với sự thay đổi hormone. Mụn sẽ giảm dần khi cơ thể tự điều chỉnh. 

Thuốc Spironolactone

Nếu điều trị mụn bằng thuốc tránh thai không có hiệu quả, bác sĩ có thể kê testosteron nồng độ thấp - gọi là Spironolactone, giúp giảm tình trạng bài tiết dầu thừa trên da do testosteron. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm: đau vú, kinh nguyệt không đều, đau đầu và mệt mỏi. Thuốc Spironolactone không phù hợp cho tất cả phụ nữ nên cần hỏi ý kiến bác sĩ về nguy cơ và tác dụng trước khi sử dụng.

Với người béo phì, thừa cân

(Béo phì và nồng độ testosteron tự do trong máu - nguồn ảnh: Health Jade) (Béo phì và nồng độ testosteron tự do trong máu - nguồn ảnh: Health Jade) Bất cứ nguyên nhân nào làm giảm SHBG đều có thể dẫn đến nhiều mụn trứng cá. Một trong những yếu tố chính làm giảm SHBG và làm tăng testosteron chính là béo phì. Do vậy, một chế độ ăn lành mạnh và duy trì cân nặng tốt sẽ giúp kiểm soát mụn trứng cá trong chu kỳ kinh nguyệt. 

Vệ sinh da

Các loại vi khuẩn bám trên mặt sẽ khiến cho tình trạng mụn tệ hơn. Hãy giữ cho làn da sạch sẽ nhất có thể. Dưới đây là một số gợi ý của bác sĩ da liễu:

  • Tránh chạm tay vào mặt, tay chứa rất nhiều vi khuẩn và chất bẩn.
  • Làm sạch điện thoại thường xuyên do điện thoại chứa rất nhiều vi khuẩn. Việc áp điện thoại lên mặt khi nghe gọi khiến những vùng da nhạy cảm như hàm và cằm dễ nổi mụn nội tiết.
  • Khi đi tập gym, hãy trải 1 cái khăn lên thảm tập thay vì áp trực tiếp mặt lên thảm tập.
  • Không hút thuốc, thuốc lá là một yếu tố khiến tình trạng mụn nặng hơn. 

Đối với các trường hợp mụn trứng cá nghiêm trọng hơn, hãy gặp bác sĩ để được kê thuốc; như:

  • Accutane: người bị mụn trứng cá dạng nang nghiêm trọng hoặc người đã thử các biện pháp khác mà không thành công thì isotretinoin (Accutane) có thể là “cứu tinh” cho làn da. Accutane là một dẫn xuất tự nhiên của vitamin A. Loại thuốc này có một số tác dụng phụ và xảy ra tương tác thuốc như: trầm cảm và dị tật bẩm sinh ở phụ nữ có thai. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

(Kết quả trị mụn bằng accutane - nguồn ảnh: Zel skin)(Kết quả trị mụn bằng accutane - nguồn ảnh: Zel skin)

  • Kháng sinh liều thấp: Bác sĩ có thể kê liều thấp tetracycline uống trong 5 ngày trước khi bắt đầu kinh nguyệt để điều trị tình trạng mụn kéo dài.

Bên cạnh việc kê thuốc uống và thuốc bôi tại chỗ, bác sĩ da liễu có thể làm giảm tình trạng mụn bằng một số thủ thuật tại phòng khám như: tiêm cortison, phẫu thuật, laze hoặc thay da sinh học. 

Chủ đề liên quan: chu kỳ kinh nguyệt, mụn trứng cá, thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, sức khỏe phụ nữ.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!