Dưới đây là 10 lý do khiến bạn bị trễ kinh.
Bạn đang bị stress
Cơ thể chúng ta phản ứng với trạng thái căng thẳng nhờ hoạt động của một vùng nhỏ trên não- vùng dưới đồi. Nhờ nó mà mô hình “chiến đấu hoặc bỏ chạy” được kích hoạt, giúp cơ thể phản ứng kịp thời với những thay đổi. Khi mức độ căng thẳng của bạn lên đến đỉnh điểm, não bộ sẽ ra lệnh cho hệ thống nội tiết sản xuất các hormone đưa vào máu để chuyển cơ thể sang chế độ “chiến đấu hoặc bỏ chạy”. Những hormon này sẽ ưu tiên hoạt động ở các hệ cơ quan quan trọng như não, tim và tắt các hệ cơ quan không cần thiết như cơ quan sinh dục. Do đó khi căng thẳng quá độ, cơ quan sinh dục không phải cơ quan được ưu tiên hoạt động, trứng sẽ không rụng và hiện tượng kinh nguyệt không diễn ra.
Cân nặng thay đổi
Những biến đổi lớn về cân nặng, đặc biệt những trường hợp khiến BMI thay đổi quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng được gọi là vô kinh thứ phát, có nghĩa là bị mất kinh từ ba tháng trở lên. Sự tăng hoặc giảm quá mức lượng mỡ trong cơ thể gây ra mất cân bằng nội tiết tố làm kinh nguyệt của đến muộn hoặc ngừng hoàn toàn. Ngoài ra, sự sụt giảm năng lượng ảnh hưởng đến giao tiếp của não với hệ thống nội tiết, khiến việc điều khiển sản xuất các hormone sinh sản bị gián đoạn. Vì thế, tác dụng của các hormon bị suy giảm.
Tăng cường độ vận động thể lực
Chế độ tập luyện thể dục thể thao căng thẳng có thể gây ra trễ kinh. Nhất là với những người có cường độ tập luyện vài giờ một ngày. Tập luyện như vậy gây ra sự mất cân bằng năng lượng: lượng calo ăn vào không đủ bù đắp cho lượng đã tiêu hao.
Khi bạn đốt cháy quá nhiều calo, cơ thể bạn không có đủ năng lượng để duy trì hoạt động của tất cả các hệ thống. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng nội tiết tố gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt và dẫn đến trễ kinh.
Chu kỳ kinh nguyệt sẽ bình thường trở lại khi bạn giảm cường độ luyện tập hoặc tăng lượng calo ăn vào.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một tập hợp các triệu chứng do mất cân bằng hormone sinh sản. Bệnh này khiến trứng rụng không thường xuyên. Do đó chu kỳ kinh nguyệt ra ít máu hơn bình thường, thời gian xuất hiện không đều hoặc thậm chí không có kinh.
Ngoài ra, hội chứng buồng trứng đa nang còn có các triệu chứng khác:
- Quá nhiều lông trên mặt và trên cơ thể
- Mọc nhiều mụn trên cả mặt và thân
- Tóc mỏng
- Tăng cân hoặc khó giảm cân
- Có các mảng da sẫm màu, thường ở nếp lằn cổ, bẹn và bên dưới vú
- Mụn thịt ở nách hoặc cổ
- Vô sinh
Do dùng tránh thai nội tiết
Thuốc tránh thai nội tiết tố có thể được dùng để điều hòa kinh nguyệt giúp kinh nguyệt đều hơn. Tuy nhiên tác dụng này không phải lúc nào cũng xảy ra nhất là thời điểm ba tháng đầu mới dùng thuốc. Tương tự, khi bạn ngừng uống thuốc, phải mất vài tháng chu kỳ mới trở lại bình thường. Trong thời gian đó, bạn có thể bị trễ kinh. Nếu sử dụng một phương pháp ngừa thai bằng nội tiết tố khác, như vòng tránh thai, que cấy tránh thai hoặc thuốc tiêm, bạn có thể ngừng kinh hoàn toàn.
Thời kỳ tiền mãn kinh
Mãn kinh sớm
Mãn kinh sớm, còn được gọi là suy buồng trứng sớm, xảy ra khi buồng trứng của bạn ngừng hoạt động trước tuổi 40. Khi buồng trứng hoạt động không bình thường, chúng không sản xuất đủ estrogen. Khi nồng độ estrogen giảm quá nhiều, bạn sẽ gặp các triệu chứng của thời kỳ tiền mãn kinh. Trễ kinh có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên. Bạn cũng có thể bị bốc hỏa, đổ mồ hôi về đêm và khó ngủ.
Các dấu hiệu khác của suy buồng trứng sớm bao gồm:
- Khô âm đạo
- Khó mang thai
- Giảm ham muốn tình dục
- Khó tập trung
Bệnh tuyến giáp
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở cổ, có hình như con bướm hoặc cuốn sách. Tuyến giáp sản xuất ra các hormone giúp điều chỉnh nhiều hoạt động trong cơ thể, bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt. Hai bệnh rối loạn hormon tuyến giáp thường gặp là : suy giáp và cường giáp .
Cả suy giáp và cường giáp đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, gây kinh nguyệt không đều, nhưng cường giáp có nhiều khả năng gây trễ kinh hơn. Đôi khi, kinh nguyệt của bạn có thể biến mất trong vài tháng. Ngoài những triệu chứng về kinh nguyệt, người mắc bệnh tuyến giáp còn gặp các triệu chứng sau:
- Tim đập nhanh
- Thay đổi cảm giác thèm ăn
- Thay đổi cân nặng
- Hồi hộp hoặc lo lắng
- Run tay
- Mệt mỏi
- Thay đổi ở tóc
- Khó ngủ
Bệnh mãn tính
Một số bệnh mãn tính có liên quan đến kinh nguyệt không đều, đặc biệt là bệnh celiac và bệnh tiểu đường.
Bệnh Celiac là một bệnh tự miễn tác động lên hệ tiêu hóa của bạn. Những người bị bệnh celiac khi ăn gluten (1 loại protein có trong lúa mì), hệ thống miễn dịch của họ sẽ phản ứng bằng cách tấn công lớp niêm mạc của ruột non.Vì thế ruột non bị tổn thương và giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Tình trạng thiếu dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone và dẫn đến trễ kinh cũng như các hiện tượng rối loạn kinh nguyệt khác.
Mang thai
Nếu chu kỳ của bạn thường đều đặn, và có quan hệ gần đây, hãy mua que thử thai. Thời điểm thử thai tốt nhất là sau khoảng 1 tuần bị trễ kinh. Làm xét nghiệm quá sớm có thể dẫn đến âm tính giả.
Nếu kinh nguyệt không đều, sẽ khó tìm được thời điểm thích hợp để thử thai. Bạn có thể thử thai vài lần trong vài tuần liên tiếp hoặc đi khám sản phụ khoa để biết mình có mang thai hay không.
Các dấu hiệu sớm của thai kỳ bao gồm:
Kết luận
Trễ kinh có thể do nguyên nhân bệnh lý phức tạp, hoặc có thể do một vài sự mất cân bằng nhỏ xảy ra trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu kỳ kinh chưa xuất hiện hơn 40 ngày nay, tốt nhất bạn nên đến khám bác sĩ để biết chính xác nguyên nhân là gì.
Xem thêm: