4 điều bà đẻ cần lưu ý cho kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh
Khi nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, cơ thể người phụ nữ sản sinh ra nhiều prolactin - hormone tiết sữa. Loại hormone này cũng ngăn kinh nguyệt xuất hiện.
Theo một nghiên cứu, hơn 2/3 những bà mẹ không cho con bú có kinh nguyệt trở lại trong vòng chưa đầy 12 tuần sau khi sinh. Chỉ khoảng 1/5 các bà mẹ cho con bú có kinh nguyệt trở lại trong vòng 6 tháng sau sinh và con số này là từ 1 - 2 tháng nếu ngừng cho con bú hoặc giảm tần suất cho con bú.
Sản dịch sau sinh
Dù là đẻ thường hay đẻ mổ, người phụ nữ sẽ bị mất máu từ 6 - 8 giờ sau đó. Máu này không phải kinh nguyệt mà là sản dịch.
Ban đầu, sản dịch sẽ có màu đỏ đậm và có thể có vài cục máu đông. Sau đó, sản dịch sẽ lỏng hơn hơn và màu hồng/nâu nhạt dần. Sau vài tuần, sản dịch thường có màu trắng hoặc vàng và lượng dịch giảm dần.
Phụ nữ sau sinh chỉ nên dùng băng vệ sinh hoặc bỉm cho bà bầu chứ không dùng tampon. Không nên đặt vật gì vào âm đạo trong vòng 6 tuần sau sinh..
Khả năng mang thai
Cho dù không có kinh nguyệt do con bú thì trứng vẫn rụng trong thời gian này nên vẫn có thể có thai với tỉ lệ thấp (1-5%). Có thể cân nhắc sử dụng biện pháp tránh thai an toàn.
Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt sau khi có thai
Một khi kinh nguyệt xuất hiện trở lại, nó có thể sẽ khác so với trước đây, có thể bị rong kinh. Phụ nữ có thể bị đau bụng kinh nhiều hoặc ít hơn trước. Chu kỳ có thể không đều, đặc biệt nếu họ vẫn thường xuyên cho con bú. Ban đầu, máu kinh có thể có nhiều cục máu đông hơn. Hãy gặp bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài trên 1 tuần.
Một số người sau khi sinh nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt “nhẹ nhàng" hơn trước. Điều này có thể do tử cung đã giãn ra. Tuy nhiên một số khác lại thấy “khó khăn” hơn vì tử cung bị giãn rộng nên có nhiều mô rụng hơn trong ngày hành kinh.
Những người bị lạc nội mạc tử cung thường có chu kỳ kinh nguyệt sau sinh “nhẹ nhàng" hơn nhưng điều này chỉ là tạm thời; những cơn đau khi đến kỳ sẽ xuất hiện trở lại sau vài tháng.
Kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt xuất hiện 1 lần sau khi sinh không có nghĩa là chu kỳ kinh nguyệt đã trở lại. Trứng có thể rụng hoặc không và thường rụng khi người phụ nữ bắt đầu cai sữa cho con.
Ảnh hưởng của chu kì kinh nguyệt đến việc cho con bú
Chu kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Trong thời gian rụng trứng và thời gian hành kinh, sữa mẹ có thể ít hơn. Các chuyên gia khuyên bổ sung canxi và magie vào chế độ ăn dể duy trì ổn định nguồn sữa mẹ trong suốt kỳ kinh nguyệt.
Việc có kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến vị của sữa và ảnh hưởng đến việc bé bú mẹ.
Xem thêm:
- Nhận biết các dấu hiệu bất thường của kinh nguyệt
- Hiểu biết về cơ thể của bạn: Kinh nguyệt thay đổi thế nào theo thời gian
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt không đều? Nhận biết và cách điều trị
- Có nên tập luyện thể dục trong những ngày “đèn đỏ" không?
- Sự đồng bộ chu kỳ kinh nguyệt: niềm tin hay sự thật?