Nổi mề đay ở trẻ em: Nguyên nhân, điều trị và thời điểm cần đi khám

Con của bạn có thể xuất hiện các nốt sần trên da mà không có lý do rõ ràng. Đây có thể là các triệu chứng của mày đay.

Những mảng da nổi lên này có thể đỏ và sưng lên và biến mất trong vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần. Các nốt này thường rất ngứa. Các phát ban khác do nguyên nhân ở trẻ em có thể xuất hiện tương tự như mày đay

Mày đay thường xuất hiện nếu con bạn tiếp xúc với chất gây dị ứng, nhiễm trùng, vết cắn của bọ hoặc ong đốt. Nếu trẻ đủ lớn, các loại thuốc như thuốc kháng histamin có thể giúp điều trị nổi mày đay. Chúng cũng có thể tự biến mất. 

Các triệu chứng của mày đay

Các triệu chứng chung của mày đay ở trẻ em là:

  • Các nốt sẩn hoặc mảng nổi lên trên da có thể có màu đỏ hoặc hồng với màu trắng ở trung tâm, có kích thước khác nhau
  • Sưng nề trên da
  • Ngứa 
  • Châm chích hoặc cảm giác bỏng

Mày đay có thể giống như vết cắn của bọ. Chúng có thể bị khu trú ở một vùng trên cơ thể trẻ hoặc lây lan khắp cơ thể. Các nốt sẩn có thể có kích thước từ vài mm đến vài cm. 

Các vị trí nổi mày đay thường gặp là ở mặt, tay, chân, bộ phận sinh dục hoặc ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Mày đay có thể biến mất ở vị trí này và xuất hiện ở một vị trí khác trên cơ thể chỉ một thời gian ngắn sau đó. 

Thời gian nổi mày đay thường biến đổi. Nổi mày đay cấp tính có thể kéo dài từ vài giờ đến vài tuần. Đôi khi, phát ban có thể kéo dài hơn sáu tuần, khi đó được gọi là nổi mày đay mạn tính. 

Nổi mày đay có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác :

Hãy lưu ý rằng nổi mày đay cũng có thể là một trong những dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn được gọi là phản vệ hoặc sốc phản vệ. 

Mặc dù không phổ biến ở trẻ em, nhưng sốc phản vệ là một phản ứng rất nghiêm trọng và có thể khiến trẻ khó thở, sưng họng và mất ý thức, cùng các triệu chứng khác. Trẻ cần được cấp cứu ngay lập tức.

Nguyên nhân gây ra nổi mày đay

Nổi mày đay xảy ra khi cơ thể trẻ sơ sinh tiết ra histamin để phản ứng với việc tiếp xúc với thứ gì đó bên ngoài hoặc bên trong. Nguyên nhân có thể bao gồm: 

  • Nhiễm virus. Cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc virus đường tiêu hóa có thể gây mày đay. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ bị nổi mày đay cấp tính do virus hơn người lớn.
  • Nhiễm khuẩn.
  • Thực phẩm. Trẻ có thể phản ứng với thực phẩm mà chúng tiếp xúc hoặc ăn phải. Để ý các phản ứng dị ứng ngay lập tức từ các loại thực phẩm như các loại hạt và trứng.
  • Thuốc. Các loại thuốc phổ biến có thể gây phát ban bao gồm thuốc kháng sinhthuốc chống viêm không steroid.
  • Yếu tố môi trường. Môi trường lạnh và nóng hoặc sự thay đổi của môi trường có thể làm khởi phát bệnh nổi mày đay.
  • Vết cắn của bọ hoặc ong đốt.
  • Các chất gây dị ứng khác. Phấn hoa và các chất gây kích ứng như hóa chất và nước hoa.
  • Khả năng tự miễn dịch

Hãy nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng có thể biết được lý do tại sao ttrẻ bị nổi mày đay

Điều trị mày đay

Video chăm sóc trẻ bị bệnh mề đay như thế nào?

Theo dõi phát ban của trẻ sơ sinh và liên hệ với bác sĩ trước khi điều trị cho trẻ bằng bất kỳ loại thuốc nào. Hầu hết các loại thuốc không có hướng dẫn về liều lượng cho trẻ sơ sinh. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để biết lượng thuốc cần dùng, 

Các loại thuốc 

Thuốc kháng histamin đường uống, như diphenhydramin và cetirizin, là những loại thuốc không cần kê đơn để điều trị mày đay. Những loại thuốc này làm giảm giải phóng histamin trong cơ thể. 

Bác sĩ có thể tư vấn về tính an toàn khi cho trẻ dùng những loại thuốc này hay không vì chúng không được chấp thuận sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi. Bạn có thể cần dùng thuốc kháng histamin trong vài ngày để giảm các triệu chứng của mày đay. 

Đôi khi, steroid có thể được sử dụng nếu phát ban của trẻ không đáp ứng với thuốc kháng histamin. 

Con bạn có thể cần được điều trị y tế ngay lập tức nếu phát ban gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, thở khò khè hoặc đóng cổ họng.

 Những triệu chứng này cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Chúng có thể khiến trẻ sơ sinh của bạn cần dùng thuốc theo toa cấp cao hơn hoặc thậm chí phải nhập viện. 

Các biện pháp điều trị tại nhà 

Bác sĩ có thể đề nghị bạn điều trị nổi mày đay cho trẻ tại nhà. Nổi mày đay thường sẽ tự biến mất và không cần phương pháp điều trị nào khác. 

Bạn có thể điều trị nổi mày đay tại nhà bằng cách: 

  • Giữ trẻ hạn chế tiếp xúc các tác nhân có thể gây phát ban. Vì nổi mày đay ở trẻ thường do virus gây ra, điều này có thể không cần thiết.
  • Chườm mát để giảm khó chịu do nổi mày đay

Nếu các biện pháp khắc phục tại nhà không làm giảm mày đay, hãy đi khám lại.

Khi nào cần gọi cho bác sĩ

Đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ nếu trẻ sơ sinh bị nổi mày đay. 

Hãy đi khám nếu trẻ bị mày đay:

  • Kèm theo các triệu chứng như khó thở. Đây là một trường hợp cấp cứu.
  • Kèm theo thở khò khè, ngất xỉu hoặc thay đổi huyết áp. Đây là những dấu hiệu của sốc phản vệ.
  • Ho
  • Kèm theo sốt hoặc các triệu chứng giống cúm khác. Nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi và bị sốt, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức.
  • Kèm theo nôn
  • Mày đay nhiều vị trí trên cơ thể
  • Kéo dài vài ngày
  • Bắt đầu sau khi tiếp xúc với thức ăn
  • Xuất hiện lại thường xuyên

Phát ban ở trẻ nhỏ có thể xuất hiện tương tự như các phát ban khác thường thấy ở trẻ lớn, chẳng hạn như phát ban do nhiệt hoặc phát ban khác do virus gây ra. 

Nếu trẻ bị phát ban kèm theo ngứa hoặc khó chịu, hãy đi khám bác sĩ, đặc biệt là trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và hỏi bệnh để chẩn đoán tình trạng bệnh. 

Nổi mày đay ở trẻ sơ sinh thường do virus gây ra và tự khỏi mà không cần điều trị. 

Nổi mày đay kéo dài vài tuần hoặc tái phát thường xuyên có thể cần nhiều xét nghiệm hơn để chẩn đoán nguyên nhân. Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm máu hoặc yêu cầu bạn theo dõi mức độ phơi nhiễm của trẻ với các chất gây dị ứng bên ngoài.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!