Đánh giá rối loạn ý thức bằng thang điểm Glasgow và ý nghĩa kết quả

Thang điểm Glasgow là một thang điểm được sử dụng để đánh giá rối loạn ý thức của người bệnh. Cách sử dụng nó như thế nào? Cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết sau đây!

Thang điểm Glasgow là gì?

Thang điểm hôn mê Glasgow (Glasgow coma scale - GCS), gọi tắt là thang điểm Glasgow, đánh giá tình trạng hôn mê và suy giảm ý thức. Thang điểm này được đưa ra lần đầu tiên vào năm 1974, sau đó được hiệu chỉnh hoàn thiện nhiều lần dựa trên các số liệu thực tế. Đến nay, thang điểm Glasgow là thước đo chuẩn, được sử dụng trên toàn thế giới và cũng được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong khám chữa bệnh.

Thang điểm Glasgow ban đầu được sử dụng để mô tả mức độ ý thức ở bệnh nhân có tổn thương não do chấn thương, sau này nó được áp dụng rộng rãi hơn trong việc mô tả mức độ ý thức ở bệnh nhân hôn mê nói chung.

Thang điểm Glasgow được áp dụng rộng rãi trong khám, chữa bệnh. (Nguồn nurse.org)Thang điểm này đánh giá mức độ hôn mê dựa theo 3 tiêu chí: Mở mắt (E), vận động (M) và lời nói (V).

Điểm hôn mê Glasgow (GCS score) hay điểm Glasgow được xác định dựa trên các tiêu chí trên. Điểm cao nhất là 15 và thấp nhất là 3.

GCS score = E+M+V.

Ngoài ra, thang điểm Glasgow còn được dùng để xác định tình trạng biến chuyển của bệnh nhân sau điều trị.

Thang điểm Glasgow ở trẻ em có điều chỉnh so với người trưởng thành.

Điểm Glasgow được xác định như thế nào?

Thang điểm Glasgow ở người trưởng thành

Dưới đây là tiêu chí và đánh giá điểm Glasgow được các bệnh viện và cơ sở y tế áp dụng:

Tiêu chí: Đáp ứng bằng mắt.

Biểu hiện:

  • Có thể mở mắt tự nhiên: điểm 4.
  • Chỉ mở mắt khi gọi: điểm 3.
  • Chỉ mở mắt khi bị gây đau: điểm 2.
  • Không mở mắt được: điểm 1.

Tiêu chí: Đáp ứng bằng lời nói.

Biểu hiện: 

  • Định hướng tốt, nói được chính xác tên, ngày giờ, địa điểm: điểm 5.
  • Giao tiếp mạch lạc nhưng nhầm lẫn về thông tin: điểm 4.
  • Chỉ nói được từ đơn dễ: điểm 3
  • Nói những từ hoặc câu vô nghĩa: điểm 2.
  • Không nói được: điểm 1.

Tiêu chí: Đáp ứng bằng vận động.

Biểu hiện: 

  • Có thể thực hiện vận động được theo lệnh: điểm 6.
  • Đáp ứng chính xác khi bị gây đau: điểm 5.
  • Đáp ứng không chính xác khi bị gây đau: điểm 4.
  • Gấp cứng: điểm 3.
  • Duỗi cứng: điểm 2.
  • Không đáp ứng: điểm 1.

Bác sĩ sẽ thực hiện các phản ứng đánh giá đáp ứng ý thức của người bệnh để đưa ra tổng điểm. Hiện nay, tiên lượng chấn thương dựa trên tổng điểm Glasgow như sau:

  • Điểm Glasgow từ 3 - 8: Mức độ chấn thương nặng.
  • Điểm Glasgow từ 9 - 12: Mức độ chấn thương trung bình.
  • Điểm Glasgow từ 13 - 15: Mức độ chấn thương nhẹ.

Thông thường, các trường hợp thang điểm Glasgow thấp dưới 8 (mức nguy hiểm), bệnh nhân cần được kiểm soát hô hấp (thở oxy, theo dõi, đặt nội khí quản hỗ trợ) để đảm bảo tính mạng. Thang điểm Glasgow của bệnh nhân có thể thay đổi theo thời gian, nếu đáp ứng điều trị nghĩa là Glasgow tăng, còn Glasgow giảm trong thời gian ngắn nghĩa là diễn biến bệnh rất nguy hiểm. 

Thang điểm Glasgow trẻ em

Tương tự như ở thang điểm đánh giá ở người trưởng thành, đối với trẻ em cũng dựa trên 3 tiêu chí: mắt, vận động và lời nói, tuy nhiên có kèm theo yếu tố độ tuổi.

Tiêu chí: Đáp ứng vận động.

Độ tuổi: >1 tuổi.

  • Trẻ làm đúng theo động tác yêu cầu: điểm 5.
  • Trẻ không làm đúng động tác theo yêu cầu nhưng có thể gạt tay ra khi kích thích gây đau: điểm 4.
  • Trẻ chỉ co gập tay chân khi bị kích thích gây đau, không gạt tay ra được: điểm 3.
  • Trẻ có cử động tay chân khi bị kích thích gây đau: điểm 2.
  • Trẻ có đáp ứng duỗi cứng tứ chi: điểm 1.
  • Trẻ không có đáp ứng: điểm 1.

Độ tuổi: <1 tuổi.

  • Trẻ có động tác tự nhiên như khua tay, bú tay, đưa tay ra: điểm 6.
  • Trẻ không có động tác tự nhiên nhưng khi bị kích thích đau vẫn gạt tay ra đúng: điểm 5.
  • Trẻ bị đau nhưng không gạt tay ra được, chỉ co gập tay chân: điểm 4.
  • Trẻ bị đau nhưng chỉ có cử động dị hình như 2 tay co, 2 chân duỗi: điểm 3.
  • Trẻ đáp ứng bằng tứ chi đều duỗi cứng: điểm 2.
  • Trẻ hoàn toàn không phản ứng: điểm 1.

Tiêu chí: Đáp ứng mắt.

Độ tuổi: Mọi lứa tuổi.

Phản ứng:

  • Trẻ mở mắt tự nhiên: điểm 4.
  • Trẻ không mở mắt tự nhiên, chỉ mở khi bảo hoặc gọi to: điểm 3.
  • Trẻ chỉ mở mắt khi bị kích thích gây đau: điểm 2.
  • Trẻ không mở mắt cả khi bị kích thích gây đau: điểm 1.

Tiêu chí: Đáp ứng lời nói

Độ tuổi: Trẻ >5 tuổi

  • Trẻ trả lời đúng câu hỏi về thời gian và không gian: điểm 5.
  • Trẻ trả lời được nhưng sai: điểm 4.
  • Trẻ chỉ nói lời rời rạc và vô nghĩa: điểm 3.
  • Trẻ chỉ phát âm được khi hỏi lớn hoặc kích thích gây đau: điểm 2.
  • Trẻ im lặng cả khi bị kích thích gây đau: điểm 1.

Độ tuổi: 2 - 5 tuổi

  • Trẻ nói được câu hoặc từ có nghĩa: điểm 5.
  • Trẻ nói được nhưng câu vô nghĩa: điểm 4.
  • Trẻ chỉ khóc hoặc la hét: điểm 3.
  • Trẻ chỉ phát ra âm thanh, không thành từ: điểm 2.
  • Không có phản ứng: điểm 1.

Độ tuổi: 0 - 23 tháng

  • Trẻ cười, khóc đòi mẹ được: điểm 5.
  • Trẻ khóc nhưng có thể dỗ cho nín: điểm 4.
  • Trẻ chỉ khóc hoặc la hét: điểm 3.
  • Trẻ chỉ phát ra âm thanh, không thành từ: điểm 2.
  • Không có phản ứng: điểm 1. 

Đánh giá thang điểm Glasgow với trẻ nhỏ khó khăn hơn

Với trẻ nhỏ, thực hiện các phản ứng đáp ứng trên rồi đánh giá điểm Glasgow như sau:

  • Glasgow =< 7 điểm: Hôn mê.
  • Glasgow = 8 điểm: 50% trẻ hôn mê.
  • Glasgow >= 8 điểm: Trẻ vẫn có đáp ứng, cần theo dõi thêm.

Ý nghĩa

Mỗi chấn thương não có những đặc điểm khác nhau, về cơ địa người bệnh, cơ chế chấn thương hay mức độ tổn thương. Tuy nhiên, nhìn chung, ý nghĩa thang điểm Glasgow trong hôn mê giúp phân loại mức độ chấn thương não, điểm càng thấp tiên lượng càng nặng:

  • Mức độ nặng: Điểm của thang điểm Glasgow là từ 3 đến 8
  • Mức độ trung bình: Điểm của thang điểm Glasgow là từ 9 đến 12
  • Mức độ nhẹ: Điểm của thang điểm Glasgow là từ 13 đến 15

Theo đó, ngoài những chỉ định thông thường của việc đặt nội khí quản, chủ động kiểm soát hô hấp, thang điểm Glasgow từ 8 trở xuống cũng là một yếu tố thúc đẩy can thiệp sớm để bảo toàn cho tính mạng của người bệnh.

Thang điểm Glasgow từ 8 trở xuống cũng là một yếu tố thúc đẩy can thiệp sớm (Nguồn eurekalert.org)Đồng thời, ý nghĩa thang điểm Glasgow trong hôn mê còn thể hiện qua diễn tiến điểm số theo thời gian. Tốc độ giảm sút của điểm càng nhanh, trong thời gian ngắn, tiên lượng cũng sẽ càng nặng.

Những hạn chế của thang điểm Glasgow

Mặc dù từ lâu đã trở thành một thang điểm đánh giá hôn mê tương đối chuẩn xác, thang điểm Glasgow vẫn có một số hạn chế, ảnh hưởng đến tính thống nhất và tin cậy của thang điểm Glasgow này như sau:

  • Tuổi tác
  • Sự khác biệt trong ngôn ngữ hoặc văn hóa
  • Nghe kém hoặc khiếm thính
  • Tổn thương trí tuệ hoặc bệnh tâm thần kinh từ trước
  • Rối loạn tâm lý
  • Yếu liệt
  • Chấn thương cột sống
  • Đã can thiệp đặt nội khí quản hay mở khí quản
  • Tình trạng sưng phù
  • Dùng thuốc an thần, rượu

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như trình độ học vấn hay kinh nghiệm của nhân viên y tế của có thể là thay đổi kết quả đánh giá tri giác người bệnh theo thang điểm Glasgow.

Câu hỏi liên quan

Thang điểm đánh giá người bệnh hôn mê Glasgow (Glasgow Coma Scale, viết tắt là GCS) là công cụ đánh giá tình trạng ý thức của người bệnh một cách lượng hóa. Ban đầu, thang điểm này được thiết lập để lượng giá độ hôn mê của nạn nhân bị chấn thương đầu, hiện nay thang điểm Glasgow còn được sử dụng đánh giá người bệnh trong những trường hợp bệnh lý khác. Thang điểm này khá khách quan, đáng tin cậy, có giá trị tiên lượng và rất thuận tiện trong việc theo dõi diễn tiến của người bệnh.
Xem thêm
điểm được chỉ định cho từng loại kích thích và tổng ba điểm tạo thành chỉ số GCS Chỉ số này có thể dao động từ tối thiểu là 3 (trong trường hợp E1 V1 M1 cho thấy hôn mê sâu) đến tối đa 15 (trong trường hợp E4 V5 M6 cho thấy bệnh nhân tỉnh, tỉnh).
Xem thêm
Nếu bệnh nhân hôn mê được đặt ống nội khí quản và thở máy, không đánh giá được lời nói, thì điểm hôn mê Glasgow chỉ được tính toán dựa trên hai tiêu chí là mở mắt và đáp ứng vận động tốt nhất. Ngoài ra, hậu tố "T" có thể được thêm vào sau điểm hôn mê Glasgow để cho biết bệnh nhân được đặt ống nội khí quản. Hậu tố "T" là cái gì, bản chất nó là ký tự viết tắt của từ tiếng Anh là tube (ống). Như vậy, với bệnh nhân hôn mê được đặt ống nội khí quản thì điểm hôn mê Glasgow cao nhất là 10T và thấp nhất là 2T (một số tài liệu chấm điểm thấp nhất là 3T).
Xem thêm
Tương tự, nếu bệnh nhân hôn mê có cả hai mắt tổn thương không thể mở được thì điểm hôn mê Glasgow chỉ được tính toán dựa trên hai tiêu chí là đáp ứng lời nói tốt nhất và đáp ứng vận động tốt nhất. Ngoài ra, hậu tố "C" có thể được thêm vào sau điểm hôn mê Glasgow để cho biết bệnh nhân có cả hai mắt tổn thương không thể mở được. Hậu tố "C" là cái gì, bản chất nó là ký tự viết tắt của từ tiếng Anh là closed (nhắm mắt). Như vậy, với bệnh nhân hôn mê có cả hai mắt tổn thương không thể mở được thì điểm hôn mê Glasgow cao nhất là 11C và thấp nhất là 2C (một số tài liệu chấm điểm thấp nhất là 3C).
Xem thêm
Các yếu tố sẵn có Ảnh hưởng của điều trị hiện tại Ảnh hưởng của chấn thương hoặc tổn thương khác
Xem thêm
Thang điểm Hôn mê Glasgow có thể được sử dụng cho trẻ em trên 5 tuổi mà không cần sửa đổi. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi không có khả năng cung cấp các phản ứng bằng lời nói cần thiết để đánh giá định hướng của chúng hoặc tuân theo các mệnh lệnh để đánh giá phản ứng vận động của chúng. Kể từ khi Thang điểm Glasgow trẻ em ban đầu được mô tả ở Adelaide, đã có một số sửa đổi khác nhau, mặc dù chưa có sửa đổi nào được chấp nhận để sử dụng rộng rãi. Bản sửa đổi dưới đây lấy từ Mạng lưới Nghiên cứu Ứng dụng Chăm sóc Cấp cứu Nhi khoa.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Thang điểm Glasgow
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!